Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 bất ngờ giảm tốc
Xét về mức tăng CPI tháng 1 trong 16 năm trở lại đây, năm 2011 chỉ thua 1995, 2003 và 2008
Sau ba tháng liên tiếp tăng tốc và đạt đỉnh vào cuối năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2011 bất ngờ giảm tốc nhẹ xuống mức tăng 1,74% so với tháng 12/2010, theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố. Trước đó, Hà Nội và Tp.HCM cũng đi theo xu hướng này.
Với các tháng mở đầu năm dương lịch trước đó, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng tương ứng chỉ xảy ra ở các năm 1997, 2000, 2008 và 2010, là các năm có điều chỉnh chính sách lớn hoặc tác động từ khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài; trường hợp tháng áp Tết âm lịch có CPI giảm tốc khá hiếm, theo ghi nhận từ năm 1995.
Xét về mức tăng CPI tháng 1 trong 16 năm trở lại đây, năm 2011 chỉ thua 1995, 2003 và 2008. Một lưu ý là tháng trước đó, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng rất cao nên dù phá vỡ xu hướng tăng thì chỉ số CPI tháng này chưa thể xác định là diễn biến tích cực.
So với tháng cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1 đã tăng 12,17%, chốt mức đầu tiên cho chặng đường phấn đấu đẩy chỉ số giá tiêu dùng về lại con số dưới 7%, theo mục tiêu đặt ra cho cả năm nay. Liên quan đến chỉ tiêu này, thông điệp từ Chính phủ trong công bố hồi đầu năm cũng hướng điều hành nền kinh tế năm nay vào mục tiêu ổn định, vốn đã được chỉ đạo khởi động ngay từ những ngày đầu năm 2011.
Xác định nguyên nhân từ góc nhìn vĩ mô, các chỉ tiêu về tiền tệ là tham khảo đáng chú ý. Mặc dù chính sách thắt chặt tiền tệ được phát đi sau khi lãi suất điều hành đồng loạt tăng thêm 100 điểm cơ bản, nhưng thể hiện trên con số tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 chưa thấy nhiều thay đổi.
Tính đến cuối tháng 12/2010, tăng trưởng tín dụng ước đạt 2,28% so với tháng trước đó, M2 tăng tương ứng 1,87% (tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 2,14%), theo nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước.
Phản ánh vào thị trường, nhu cầu tiêu dùng tăng lên nhanh chóng trong tháng cận Tết Nguyên đán, song hành cùng chính sách tăng lương tối thiểu áp dụng từ ngày 1/1/2011, cùng lúc với các khoản tiền thưởng được giải ngân cuối năm, kéo giá hàng hóa tăng hơn.
Trong khi đó, chi phí lương, lãi suất ngân hàng, rủi ro ngoại hối, cùng với giá nhiều nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tiếp tục tăng cao đang tăng thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, phản ánh vào giá thành.
Tồn kho đã không còn căng thẳng như trước và nhiều loại hàng hóa trở nên khan hiếm trước lực cầu mạnh cũng tạo cơ hội cho người bán nâng giá. Những mặt hàng tiêu dùng dịp Tết có tỷ trọng giá thay đổi khá lớn, đặc biệt là các mặt hàng mùa vụ như đồ uống, thuốc lá, quần áo mùa đông, vé các phương tiện giao thông...
Nhưng ngược lại, các cú sốc từ tăng giá một số đầu vào sản xuất quan trọng có liên quan đến xuất, nhập khẩu như xăng dầu, than đá, điện được triệt tiêu đáng kể do chính sách bình ổn của nhà nước, giúp doanh nghiệp phần nào bớt khó khăn.
Riêng gạo tiếp tục tăng theo giá thế giới. Sau nhiều lần được điều chỉnh giá sàn xuất khẩu thì sang đến năm 2011, giá gạo tiếp tục tăng lên khi nhiều nhà nhập khẩu lớn quay sang đặt hàng Việt Nam, thay vì chỉ chuộng gạo Thái Lan như trước đây.
Tổng hợp những nguyên nhân tác động kể trên, chỉ số giá tháng 1 giảm tốc trên nền tảng nhiều nhân tố tác động đến giá vẫn còn trong xu hướng tăng áp lực. Mức thay đổi chỉ số giá của 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tháng này dải đều từ tăng rất cao, gần 3% ở nhóm giáo dục, cho tới giảm nhẹ so với tháng trước ở nhóm bưu chính viễn thông.
Xếp theo thứ tự ảnh hưởng, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm quyền số gần 40% trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI, tháng này tăng tới 2,47%, đóng góp xấp xỉ 1% vào mức tăng của chỉ số giá tháng 1.
Gạo, các loại thịt, hải sản và đặc biệt là rau xanh tăng giá rất mạnh trong tháng áp Tết Nguyên đán khiến CPI lương thực tăng 2,28%, góp gần 0,2%; thực phẩm tăng 2,74% góp 0,67%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,8% và góp 0,13%.
Tiếp đến, nhóm giáo dục tháng này cũng gợi nhớ lại lần “giúp sức” đột biến tăng CPI vào tháng 9 năm trước, khi chỉ số giá tháng 1 tăng lên cao nhất trong 11 nhóm với mức 2,89%. Dù quyền số không cao nhưng nhóm này cũng có đóng góp 0,17% vào mức tăng chung.
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng đều góp vào mức tăng chung 0,13%. Trong đó, chỉ số giá nhóm thứ nhất tháng này tăng 1,81% do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thời trang giữ ấm tăng cao trong đợt rét kéo dài vừa qua; nhóm thứ hai tăng 1,33% sau khi xi măng, thép xây dựng, gas... tăng giá.
Nhóm đồ uống, thuốc lá; thiết bị, đồ dùng gia đình; và giao thông đều có đóng góp 0,07%/nhóm vào mức tăng CPI tháng 1. Các mức tăng tương ứng của ba nhóm lần lượt là 1,67%; 0,77%; và 0,81%.
Chỉ số giá vàng tháng 1 giảm 0,05% so với tháng 12/2010; chỉ số giá USD giảm 0,32% trong cùng so sánh.
Với kết quả vừa công bố, khả năng tháng 1 chỉ là giai đoạn điều chỉnh tạm thời vì trước mắt là tháng 2, tháng có Tết Nguyên đán. Giả sử CPI tháng 2 chỉ tăng tương tự tháng 1 thì mục tiêu lạm phát năm nay có thể sẽ đầy nửa room cho phép vào cuối tháng sau, đưa đến khả năng thắt chặt chính sách hơn, hoặc lại điều chỉnh chỉ tiêu này.
Với các tháng mở đầu năm dương lịch trước đó, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng tương ứng chỉ xảy ra ở các năm 1997, 2000, 2008 và 2010, là các năm có điều chỉnh chính sách lớn hoặc tác động từ khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài; trường hợp tháng áp Tết âm lịch có CPI giảm tốc khá hiếm, theo ghi nhận từ năm 1995.
Xét về mức tăng CPI tháng 1 trong 16 năm trở lại đây, năm 2011 chỉ thua 1995, 2003 và 2008. Một lưu ý là tháng trước đó, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng rất cao nên dù phá vỡ xu hướng tăng thì chỉ số CPI tháng này chưa thể xác định là diễn biến tích cực.
So với tháng cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1 đã tăng 12,17%, chốt mức đầu tiên cho chặng đường phấn đấu đẩy chỉ số giá tiêu dùng về lại con số dưới 7%, theo mục tiêu đặt ra cho cả năm nay. Liên quan đến chỉ tiêu này, thông điệp từ Chính phủ trong công bố hồi đầu năm cũng hướng điều hành nền kinh tế năm nay vào mục tiêu ổn định, vốn đã được chỉ đạo khởi động ngay từ những ngày đầu năm 2011.
Xác định nguyên nhân từ góc nhìn vĩ mô, các chỉ tiêu về tiền tệ là tham khảo đáng chú ý. Mặc dù chính sách thắt chặt tiền tệ được phát đi sau khi lãi suất điều hành đồng loạt tăng thêm 100 điểm cơ bản, nhưng thể hiện trên con số tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 chưa thấy nhiều thay đổi.
Tính đến cuối tháng 12/2010, tăng trưởng tín dụng ước đạt 2,28% so với tháng trước đó, M2 tăng tương ứng 1,87% (tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 2,14%), theo nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước.
Phản ánh vào thị trường, nhu cầu tiêu dùng tăng lên nhanh chóng trong tháng cận Tết Nguyên đán, song hành cùng chính sách tăng lương tối thiểu áp dụng từ ngày 1/1/2011, cùng lúc với các khoản tiền thưởng được giải ngân cuối năm, kéo giá hàng hóa tăng hơn.
Trong khi đó, chi phí lương, lãi suất ngân hàng, rủi ro ngoại hối, cùng với giá nhiều nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tiếp tục tăng cao đang tăng thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, phản ánh vào giá thành.
Tồn kho đã không còn căng thẳng như trước và nhiều loại hàng hóa trở nên khan hiếm trước lực cầu mạnh cũng tạo cơ hội cho người bán nâng giá. Những mặt hàng tiêu dùng dịp Tết có tỷ trọng giá thay đổi khá lớn, đặc biệt là các mặt hàng mùa vụ như đồ uống, thuốc lá, quần áo mùa đông, vé các phương tiện giao thông...
Nhưng ngược lại, các cú sốc từ tăng giá một số đầu vào sản xuất quan trọng có liên quan đến xuất, nhập khẩu như xăng dầu, than đá, điện được triệt tiêu đáng kể do chính sách bình ổn của nhà nước, giúp doanh nghiệp phần nào bớt khó khăn.
Riêng gạo tiếp tục tăng theo giá thế giới. Sau nhiều lần được điều chỉnh giá sàn xuất khẩu thì sang đến năm 2011, giá gạo tiếp tục tăng lên khi nhiều nhà nhập khẩu lớn quay sang đặt hàng Việt Nam, thay vì chỉ chuộng gạo Thái Lan như trước đây.
Tổng hợp những nguyên nhân tác động kể trên, chỉ số giá tháng 1 giảm tốc trên nền tảng nhiều nhân tố tác động đến giá vẫn còn trong xu hướng tăng áp lực. Mức thay đổi chỉ số giá của 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tháng này dải đều từ tăng rất cao, gần 3% ở nhóm giáo dục, cho tới giảm nhẹ so với tháng trước ở nhóm bưu chính viễn thông.
Xếp theo thứ tự ảnh hưởng, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm quyền số gần 40% trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI, tháng này tăng tới 2,47%, đóng góp xấp xỉ 1% vào mức tăng của chỉ số giá tháng 1.
Gạo, các loại thịt, hải sản và đặc biệt là rau xanh tăng giá rất mạnh trong tháng áp Tết Nguyên đán khiến CPI lương thực tăng 2,28%, góp gần 0,2%; thực phẩm tăng 2,74% góp 0,67%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,8% và góp 0,13%.
Tiếp đến, nhóm giáo dục tháng này cũng gợi nhớ lại lần “giúp sức” đột biến tăng CPI vào tháng 9 năm trước, khi chỉ số giá tháng 1 tăng lên cao nhất trong 11 nhóm với mức 2,89%. Dù quyền số không cao nhưng nhóm này cũng có đóng góp 0,17% vào mức tăng chung.
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng đều góp vào mức tăng chung 0,13%. Trong đó, chỉ số giá nhóm thứ nhất tháng này tăng 1,81% do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thời trang giữ ấm tăng cao trong đợt rét kéo dài vừa qua; nhóm thứ hai tăng 1,33% sau khi xi măng, thép xây dựng, gas... tăng giá.
Nhóm đồ uống, thuốc lá; thiết bị, đồ dùng gia đình; và giao thông đều có đóng góp 0,07%/nhóm vào mức tăng CPI tháng 1. Các mức tăng tương ứng của ba nhóm lần lượt là 1,67%; 0,77%; và 0,81%.
Chỉ số giá vàng tháng 1 giảm 0,05% so với tháng 12/2010; chỉ số giá USD giảm 0,32% trong cùng so sánh.
Với kết quả vừa công bố, khả năng tháng 1 chỉ là giai đoạn điều chỉnh tạm thời vì trước mắt là tháng 2, tháng có Tết Nguyên đán. Giả sử CPI tháng 2 chỉ tăng tương tự tháng 1 thì mục tiêu lạm phát năm nay có thể sẽ đầy nửa room cho phép vào cuối tháng sau, đưa đến khả năng thắt chặt chính sách hơn, hoặc lại điều chỉnh chỉ tiêu này.