Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng tốc, tồn kho tăng 26%
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/6/2012 của ngành công nghiệp chế biến tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/6/2012 của ngành công nghiệp chế biến tăng 26%, cao hơn đáng kể so với mức 15,9% cùng kỳ năm trước do “tiêu thụ sản phẩm trong ngành công nghiệp chế biến chậm”.
Những ngành có chỉ số tồn kho tiếp tục tăng cao là sản xuất giấy nhăn và bao bì tăng 130%; sản xuất xe có động cơ tăng 116,7%; chế biến và bảo quản rau quả tăng 113,3%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 78,7%; sản xuất các sản phẩm khác từ plastic tăng 59,6%; sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào tăng 41,4%; chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 30,5%; sản xuất xi măng tăng 29,3%; xay xát và sản xuất bột thô tăng 25,9%.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất sản phẩm bơ sữa tăng 8,7%; sản xuất sợi và dệt vải giảm 4,6%; sản xuất giày, dép giảm 6,5%; sản xuất sắt, thép giảm 5,4%; sản xuất đường giảm 26%.
Tuy hàng hoá tồn kho vẫn tăng ở mức cao nhưng đã có xu hướng tích cực trong vài tháng gần đây. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số tồn kho tháng Ba là 34,9%; tháng Tư là 32,1%; tháng Năm là 29,4% và tháng Sáu là 26%. Điều này, theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, cần được nhìn nhận như là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, cũng cần thấy là tồn kho giảm tốc không hẳn vì tiêu thụ tốt lên mà còn vì sản xuất công bị sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6/2012 tăng 2% so với tháng trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó công nghiệp khai thác mỏ tăng 3%, đóng góp 1,3 điểm phần trăm; công nghiệp chế biến tăng 4,0%, đóng góp 2,3 điểm phần trăm; sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 14,2%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm
Chỉ số sản xuất công nghiệp sáu tháng năm nay thấp hơn nhiều mức tăng 9,7% của cùng kỳ năm 2011 và mức tăng 8,9% của cùng kỳ năm 2010, trong đó ngành công nghiệp chế biến chiếm khoảng 75% giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp nhưng tăng thấp hơn nhiều mức tăng 12,7% của cùng kỳ năm 2011 và mức tăng 12,5% của cùng kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp các tháng của quý 2/2012 bước đầu có chuyển biến theo hướng tích cực. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất tháng 3 năm nay tăng 6,5%; tháng 4 tăng 7,5%; tháng 5 tăng 6,8% và tháng 6 tăng 8%.
Một số ngành công nghiệp giữ được mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước là đóng và sửa chữa tàu tăng 68,5%; chế biến và bảo quản rau quả tăng 35,3%; sản xuất sản phẩm bơ, sữa tăng 20,2%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 15,3%; sản xuất thức ăn gia súc tăng 14,6%; sản xuất đường tăng 13,4%; sản xuất, tập trung và phân phối điện tăng 14,8%.
Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng khá là sản xuất bia tăng 10,5%; chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 9,9%; khai thác, lọc và phân phối nước tăng 9,8%.
Trong khi đó, các ngành có chỉ số sản xuất sáu tháng tăng thấp hoặc giảm là khai thác dầu thô và khí tự nhiên tăng 7,5%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 5,3%; sản xuất trang phục (trừ quần áo da lông thú) tăng 4,9%; sản xuất thuốc lá tăng 2,9%; sản xuất giày, dép giảm 1,2%; khai thác và thu gom than cứng giảm 2,7%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 3,4%; sản xuất sắt, thép giảm 4,1%; sản xuất xi măng giảm 5,9%; sản xuất xe có động cơ giảm 6,1%; sản xuất đồ uống không cồn giảm 10,8%.
Hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô công nghiệp lớn có chỉ số sản xuất công nghiệp sáu tháng đầu năm 2012 ở mức tăng thấp so với cùng kỳ năm trước, trong đó Bình Dương tăng 7,2%; Bà Rịa -Vũng Tàu tăng 6,8%; Đồng Nai tăng 6,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 5,3%; Hải Phòng tăng 4,4%; Vĩnh Phúc tăng 4,4%; Đà Nẵng tăng 4,1%; Cần Thơ tăng 3,9%; Hà Nội tăng 3,2%; Hải Dương tăng 1,2%.
Những ngành có chỉ số tồn kho tiếp tục tăng cao là sản xuất giấy nhăn và bao bì tăng 130%; sản xuất xe có động cơ tăng 116,7%; chế biến và bảo quản rau quả tăng 113,3%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 78,7%; sản xuất các sản phẩm khác từ plastic tăng 59,6%; sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào tăng 41,4%; chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 30,5%; sản xuất xi măng tăng 29,3%; xay xát và sản xuất bột thô tăng 25,9%.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất sản phẩm bơ sữa tăng 8,7%; sản xuất sợi và dệt vải giảm 4,6%; sản xuất giày, dép giảm 6,5%; sản xuất sắt, thép giảm 5,4%; sản xuất đường giảm 26%.
Tuy hàng hoá tồn kho vẫn tăng ở mức cao nhưng đã có xu hướng tích cực trong vài tháng gần đây. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số tồn kho tháng Ba là 34,9%; tháng Tư là 32,1%; tháng Năm là 29,4% và tháng Sáu là 26%. Điều này, theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, cần được nhìn nhận như là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, cũng cần thấy là tồn kho giảm tốc không hẳn vì tiêu thụ tốt lên mà còn vì sản xuất công bị sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6/2012 tăng 2% so với tháng trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó công nghiệp khai thác mỏ tăng 3%, đóng góp 1,3 điểm phần trăm; công nghiệp chế biến tăng 4,0%, đóng góp 2,3 điểm phần trăm; sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 14,2%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm
Chỉ số sản xuất công nghiệp sáu tháng năm nay thấp hơn nhiều mức tăng 9,7% của cùng kỳ năm 2011 và mức tăng 8,9% của cùng kỳ năm 2010, trong đó ngành công nghiệp chế biến chiếm khoảng 75% giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp nhưng tăng thấp hơn nhiều mức tăng 12,7% của cùng kỳ năm 2011 và mức tăng 12,5% của cùng kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp các tháng của quý 2/2012 bước đầu có chuyển biến theo hướng tích cực. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất tháng 3 năm nay tăng 6,5%; tháng 4 tăng 7,5%; tháng 5 tăng 6,8% và tháng 6 tăng 8%.
Một số ngành công nghiệp giữ được mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước là đóng và sửa chữa tàu tăng 68,5%; chế biến và bảo quản rau quả tăng 35,3%; sản xuất sản phẩm bơ, sữa tăng 20,2%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 15,3%; sản xuất thức ăn gia súc tăng 14,6%; sản xuất đường tăng 13,4%; sản xuất, tập trung và phân phối điện tăng 14,8%.
Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng khá là sản xuất bia tăng 10,5%; chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 9,9%; khai thác, lọc và phân phối nước tăng 9,8%.
Trong khi đó, các ngành có chỉ số sản xuất sáu tháng tăng thấp hoặc giảm là khai thác dầu thô và khí tự nhiên tăng 7,5%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 5,3%; sản xuất trang phục (trừ quần áo da lông thú) tăng 4,9%; sản xuất thuốc lá tăng 2,9%; sản xuất giày, dép giảm 1,2%; khai thác và thu gom than cứng giảm 2,7%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 3,4%; sản xuất sắt, thép giảm 4,1%; sản xuất xi măng giảm 5,9%; sản xuất xe có động cơ giảm 6,1%; sản xuất đồ uống không cồn giảm 10,8%.
Hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô công nghiệp lớn có chỉ số sản xuất công nghiệp sáu tháng đầu năm 2012 ở mức tăng thấp so với cùng kỳ năm trước, trong đó Bình Dương tăng 7,2%; Bà Rịa -Vũng Tàu tăng 6,8%; Đồng Nai tăng 6,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 5,3%; Hải Phòng tăng 4,4%; Vĩnh Phúc tăng 4,4%; Đà Nẵng tăng 4,1%; Cần Thơ tăng 3,9%; Hà Nội tăng 3,2%; Hải Dương tăng 1,2%.