Chỉ tiêu lạm phát đụng “chỉ số niềm tin”
Ở chiều ngược lại với sự tiến lên của chỉ tiêu lạm phát, theo nhiều chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội, chính là “chỉ số niềm tin”
Với hai kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội vừa được Quốc hội quyết định trong tuần qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã được “chốt” ở mức tăng dưới 10% cho năm 2012 và từ 5 -7% cho năm 2015.
Cùng với tốc độ tăng GDP và nợ công, đây là những con số đã được nâng lên, đặt xuống, tranh luận “nát nước” trong quá trình xây dựng kế hoạch cho năm sau và 5 năm tới.
Bởi, lạm phát cao hàng đầu thế giới ở Việt Nam được coi là thủ phạm “phá hoại” nhiều thành tựu kinh tế, xã hội.
Ở chiều ngược lại với sự tiến lên của chỉ tiêu lạm phát, theo nhiều chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội, chính là “chỉ số niềm tin”.
Trước thềm kỳ họp Quốc hội thứ hai, trong một hội thảo về kinh tế vĩ mô, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên khái quát, sau 5 năm lạm phát và lãi suất cao, sức khỏe nền kinh tế, của dân và của doanh nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng, lòng tin bị xói mòn.
Nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng nhấn mạnh việc kiềm chế lạm phát để khôi phục niềm tin là một việc cần được đặc biệt ưu tiên.
Tại nghị trường, hơn một lần đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị cần có thêm “chỉ số niềm tin” hay nói cách khác là chỉ số hài lòng của người dân trong hệ thống chỉ tiêu được Chính phủ trình và Quốc hội thông qua hàng năm.
Theo quan điểm của ông thì cũng không quá khó để có thể đưa ra một con số chấp nhận được về chỉ tiêu này. Làm như thế nào thì có thể phải tính thêm, nhưng “ít nhất là anh phải quan tâm đến nó đã”, ông Quốc nói.
Cũng từ sự chưa tin vào những con số mà bản thân không thể kiểm chứng hay thẩm định được, nên đại biểu Dương Trung Quốc cho biết là ông chọn nút không biểu quyết đối với các dự thảo nghị quyết chứa các con số đó.
Ở cả kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2012 và 211 -2015 cũng như dự toán ngân sách năm sau, số đại biểu nhấn nút không đồng ý và không biểu quyết, đương nhiên chỉ chiếm số ít và rất ít.
Tuy nhiên, riêng với chỉ tiêu lạm phát, ý chí của đa số đại biểu Quốc hội (đương nhiên cũng là của tập thể Chính phủ) thật không dễ dàng biến thành hiện thực một chút nào hết.
Lặp đi lặp lại là tình trạng Quốc hội cứ quyết một mức chỉ tiêu cụ thể về CPI, nhưng rồi sau đó thực tế vượt xa. Năm sau lại bàn tính, giằng co để quyết một con số kỳ vọng, và kết quả lại là vượt, và có thể còn tiếp tục vượt.
Tại thời điểm tháng 10/2010, khi CPI của cả năm được dự báo chỉ ở mức một con số, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đã sốt ruột đặt câu hỏi: “Tăng trưởng để làm gì khi CPI tăng đến 7%?”. Vì, ở nhiều nước lạm phát đến 3% đã phải suy nghĩ rồi, trong khi năm CPI của Việt Nam nhiều năm liền tăng cao.
Và 5 tháng sau câu hỏi của ông Hiển, chỉ tiêu CPI thực tế của năm 2010 cao gần gấp đôi con số được quyết tại nghị trường là dưới 7%, Phó chủ tịch Quốc hội khóa 12 Nguyễn Đức Kiên “than thở” rằng: Quốc hội thông qua chỉ tiêu lạm phát không quá 7% không phải đưa ra con số cho đẹp mà là nghĩ đến ổn định kinh tế vĩ mô và chất lượng cuộc sống của người dân lao động.
Cũng theo ông Kiên, dù lạm phát cao gần gấp đôi tăng trưởng như vậy song vẫn có ý kiến cho rằng con số trong báo cáo (11,75%) vẫn còn thấp hơn thực tế.
Đến khi Quốc hội vẫn quyết định CPI năm 2011 dưới 7%, VnEconomy đã đặt câu hỏi về sự rượt đuổi giữa ý chí và thực tế với một số vị đại biểu.
Đương nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khóa 12 Hà Văn Hiền khi đó đã giải thích rằng, việc Quốc hội chốt con số dưới 7% là nhằm đòi hỏi Chính phủ phải tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát vốn, đang ở mức cao “chót vót” rồi.
Và, thêm một lần nữa, CPI thực tế lại bỏ xa con số trong nghị quyết của Quốc hội, dù thời gian mới đi hết nửa năm. Bởi thế, bức xúc của người dân đã theo các vị đại biểu làm nóng nghị trường ngay tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới.
Khi đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân đã đề nghị Chính phủ cam kết với dân là dứt khoát phải kiểm soát được lạm phát. Cũng theo vị đại biểu này thì Quốc hội nên đặt vấn đề xem xét trách nhiệm nếu Chính phủ không thực hiện được mục tiêu rất quan trọng này.
Với mức CPI dưới 10% vừa được Quốc hội quyết cho năm 2012, ông Ngân nhìn nhận rằng, đây là chỉ tiêu mà Quốc hội phải gây áp lực đến Chính phủ là phải thực hiện kiên định Nghị quyết 11, vì tăng 10% là cao rồi.
Nếu đặt trong mối liên hệ với chỉ tiêu tăng CPI từ 5 -7% vào năm 2015, đại biểu Ngân nói rằng niềm tin của ông nghiêng về con số của năm 2012 nhiều hơn.
Bởi, Chính phủ đã nhìn rõ nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến lạm phát cao là do lũng đoạn giá, và đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các giải pháp mạnh mẽ để kiềm chế.
Còn lạm phát năm 2015 ở mức nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đang bắt đầu được khởi động.
Trong khi đó, việc dồn nguồn lực để thực hiện công việc rất quan trọng này lại chưa thể quyết định ngay từ phương án phân bổ ngân sách năm nay. Vì quy trình làm ngân sách đã diễn ra từ giữa năm.
“Tôi sẽ theo dõi sát quá trình kiềm chế lạm phát và sẽ chất vấn ngay khi phát hiện vấn đề”, ông Ngân nói với VnEconomy.
Cùng với tốc độ tăng GDP và nợ công, đây là những con số đã được nâng lên, đặt xuống, tranh luận “nát nước” trong quá trình xây dựng kế hoạch cho năm sau và 5 năm tới.
Bởi, lạm phát cao hàng đầu thế giới ở Việt Nam được coi là thủ phạm “phá hoại” nhiều thành tựu kinh tế, xã hội.
Ở chiều ngược lại với sự tiến lên của chỉ tiêu lạm phát, theo nhiều chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội, chính là “chỉ số niềm tin”.
Trước thềm kỳ họp Quốc hội thứ hai, trong một hội thảo về kinh tế vĩ mô, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên khái quát, sau 5 năm lạm phát và lãi suất cao, sức khỏe nền kinh tế, của dân và của doanh nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng, lòng tin bị xói mòn.
Nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng nhấn mạnh việc kiềm chế lạm phát để khôi phục niềm tin là một việc cần được đặc biệt ưu tiên.
Tại nghị trường, hơn một lần đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị cần có thêm “chỉ số niềm tin” hay nói cách khác là chỉ số hài lòng của người dân trong hệ thống chỉ tiêu được Chính phủ trình và Quốc hội thông qua hàng năm.
Theo quan điểm của ông thì cũng không quá khó để có thể đưa ra một con số chấp nhận được về chỉ tiêu này. Làm như thế nào thì có thể phải tính thêm, nhưng “ít nhất là anh phải quan tâm đến nó đã”, ông Quốc nói.
Cũng từ sự chưa tin vào những con số mà bản thân không thể kiểm chứng hay thẩm định được, nên đại biểu Dương Trung Quốc cho biết là ông chọn nút không biểu quyết đối với các dự thảo nghị quyết chứa các con số đó.
Ở cả kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2012 và 211 -2015 cũng như dự toán ngân sách năm sau, số đại biểu nhấn nút không đồng ý và không biểu quyết, đương nhiên chỉ chiếm số ít và rất ít.
Tuy nhiên, riêng với chỉ tiêu lạm phát, ý chí của đa số đại biểu Quốc hội (đương nhiên cũng là của tập thể Chính phủ) thật không dễ dàng biến thành hiện thực một chút nào hết.
Lặp đi lặp lại là tình trạng Quốc hội cứ quyết một mức chỉ tiêu cụ thể về CPI, nhưng rồi sau đó thực tế vượt xa. Năm sau lại bàn tính, giằng co để quyết một con số kỳ vọng, và kết quả lại là vượt, và có thể còn tiếp tục vượt.
Tại thời điểm tháng 10/2010, khi CPI của cả năm được dự báo chỉ ở mức một con số, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đã sốt ruột đặt câu hỏi: “Tăng trưởng để làm gì khi CPI tăng đến 7%?”. Vì, ở nhiều nước lạm phát đến 3% đã phải suy nghĩ rồi, trong khi năm CPI của Việt Nam nhiều năm liền tăng cao.
Và 5 tháng sau câu hỏi của ông Hiển, chỉ tiêu CPI thực tế của năm 2010 cao gần gấp đôi con số được quyết tại nghị trường là dưới 7%, Phó chủ tịch Quốc hội khóa 12 Nguyễn Đức Kiên “than thở” rằng: Quốc hội thông qua chỉ tiêu lạm phát không quá 7% không phải đưa ra con số cho đẹp mà là nghĩ đến ổn định kinh tế vĩ mô và chất lượng cuộc sống của người dân lao động.
Cũng theo ông Kiên, dù lạm phát cao gần gấp đôi tăng trưởng như vậy song vẫn có ý kiến cho rằng con số trong báo cáo (11,75%) vẫn còn thấp hơn thực tế.
Đến khi Quốc hội vẫn quyết định CPI năm 2011 dưới 7%, VnEconomy đã đặt câu hỏi về sự rượt đuổi giữa ý chí và thực tế với một số vị đại biểu.
Đương nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khóa 12 Hà Văn Hiền khi đó đã giải thích rằng, việc Quốc hội chốt con số dưới 7% là nhằm đòi hỏi Chính phủ phải tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát vốn, đang ở mức cao “chót vót” rồi.
Và, thêm một lần nữa, CPI thực tế lại bỏ xa con số trong nghị quyết của Quốc hội, dù thời gian mới đi hết nửa năm. Bởi thế, bức xúc của người dân đã theo các vị đại biểu làm nóng nghị trường ngay tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới.
Khi đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân đã đề nghị Chính phủ cam kết với dân là dứt khoát phải kiểm soát được lạm phát. Cũng theo vị đại biểu này thì Quốc hội nên đặt vấn đề xem xét trách nhiệm nếu Chính phủ không thực hiện được mục tiêu rất quan trọng này.
Với mức CPI dưới 10% vừa được Quốc hội quyết cho năm 2012, ông Ngân nhìn nhận rằng, đây là chỉ tiêu mà Quốc hội phải gây áp lực đến Chính phủ là phải thực hiện kiên định Nghị quyết 11, vì tăng 10% là cao rồi.
Nếu đặt trong mối liên hệ với chỉ tiêu tăng CPI từ 5 -7% vào năm 2015, đại biểu Ngân nói rằng niềm tin của ông nghiêng về con số của năm 2012 nhiều hơn.
Bởi, Chính phủ đã nhìn rõ nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến lạm phát cao là do lũng đoạn giá, và đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các giải pháp mạnh mẽ để kiềm chế.
Còn lạm phát năm 2015 ở mức nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đang bắt đầu được khởi động.
Trong khi đó, việc dồn nguồn lực để thực hiện công việc rất quan trọng này lại chưa thể quyết định ngay từ phương án phân bổ ngân sách năm nay. Vì quy trình làm ngân sách đã diễn ra từ giữa năm.
“Tôi sẽ theo dõi sát quá trình kiềm chế lạm phát và sẽ chất vấn ngay khi phát hiện vấn đề”, ông Ngân nói với VnEconomy.