“Chỉ tiêu niềm tin” và ổn định kinh tế
Nhiều chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội đề nghị phải đặc biệt coi trọng việc khôi phục và ổn định niềm tin
Một doanh nhân - đại biểu Quốc hội phản ánh, có những doanh nghiệp không tin kinh tế vĩ mô có thể ổn định trong thời gian ngắn.
Một vị viện trưởng nhận định, “niềm tin đang bị xói mòn”.
Một chuyên gia kinh tế là quan chức đã nghỉ hưu cụ thể hơn, “niềm tin của dân vào Chính phủ bị xói mòn”.
Một thành viên Ủy ban Kinh tế là bí thư tỉnh ủy đề nghị, “phải lấy lại niềm tin của dân”…
Không né tránh, nhiều chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn đưa ra đề nghị phải đặc biệt coi trọng việc khôi phục và ổn định niềm tin của nhân dân cùng các nhà đầu tư trong thời điểm hiện nay.
Liên tục trong hai ngày cuối tuần qua, các vấn đề kinh tế - xã hội cả trong ngắn hạn và trung dài hạn đã được mổ xẻ khá kỹ càng tại hội thảo về kinh tế vĩ mô cùng phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
Và mặc dù trong toàn bộ hệ thống chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường không có “chỉ tiêu niềm tin”, song tại không ít các tham luận, phát biểu, những phân tích về thực tại và dự báo tương lai đều được gắn với “chỉ tiêu” này.
Mở đầu hội thảo về kinh tế vĩ mô do Ủy ban Kinh tế phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 23/9, Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên khái quát: sau 5 năm lạm phát và lãi suất cao, sức khỏe nền kinh tế, của dân và của doanh nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng, lòng tin bị xói mòn.
Lần thứ hai trong bài phát biểu khoảng 30 phút của mình, ông Thiên nhấn lại rằng “lòng tin đang có vấn đề” khi đề cập các giải pháp điều hành mới chủ yếu tập trung ngắn hạn, mang tính chữa cháy quá nhiều. “Chỉ chữa cháy thì múc một lúc là hết nước, đám cháy vẫn còn nguyên”, Viện trưởng Thiên ví von.
Cùng mạch “nhìn thẳng, nói thật”, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng, ông Võ Đại Lược nhìn nhận, “đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do giá cả tăng liên tục trong mấy năm liền, mà tiền lương không theo kịp. Tâm trạng dân chúng bất bình với các hiện tượng tham nhũng tràn lan, an ninh xã hội xấu đi...”
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, những bất ổn vĩ mô là làm giảm sút niềm tin của người dân, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.
Minh chứng cụ thể được nhiều vị chuyên gia đưa ra để định lượng yếu tố niềm tin bên ngoài là một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đã liên tục hạ bậc tín nhiệm của hệ thống ngân hàng và tín dụng Việt Nam.
Quan ngại về mức cung tiền đột biến trong tháng 8 và một số dấu hiệu khác của chính sách tiền tệ, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành cảnh báo về việc đã xuất hiện tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu nghi ngờ sự nhẫn nại về quyết tâm chống lạm phát của Việt Nam.
Cùng thống nhất cách nhìn nhận về chỉ số niềm tin, dù ở mức độ khác nhau, nên cũng rất dễ hiểu khi nhiều ý kiến đồng lòng nhấn mạnh nếu không lấy lại được niềm tin thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua giai đoạn “nguy hiểm” này.
“Mục tiêu đầu tiên là ổn định và khôi phục lòng tin”, Viện trưởng Trần Đình Thiên đề nghị.
Ủy viên Ủy ban Kinh tế Nguyễn Ngọc Hòa tha thiết, “nhanh chóng khôi phục niềm tin của cộng đồng dân cư là quan trọng nhất”.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu phát biểu bế mạc phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế chiều 24/9: “Phải chấp nhận chịu đau để khắc phục yếu kém, năm 2012 phải tập trung lấy lại niềm tin”.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tài liệu quan trọng để Ủy ban Kinh tế chuẩn bị báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế, xã hội trình Quốc hội tại kỳ họp tới, phần đánh giá năm 2011 cũng nhắc đến yếu tố niềm tin.
Đó là, những kết quả tích cực của kinh tế - xã hội 9 tháng qua khẳng định các giải pháp chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đề ra trong kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 59 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ là đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Nhà nước.
Một vị viện trưởng nhận định, “niềm tin đang bị xói mòn”.
Một chuyên gia kinh tế là quan chức đã nghỉ hưu cụ thể hơn, “niềm tin của dân vào Chính phủ bị xói mòn”.
Một thành viên Ủy ban Kinh tế là bí thư tỉnh ủy đề nghị, “phải lấy lại niềm tin của dân”…
Không né tránh, nhiều chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn đưa ra đề nghị phải đặc biệt coi trọng việc khôi phục và ổn định niềm tin của nhân dân cùng các nhà đầu tư trong thời điểm hiện nay.
Liên tục trong hai ngày cuối tuần qua, các vấn đề kinh tế - xã hội cả trong ngắn hạn và trung dài hạn đã được mổ xẻ khá kỹ càng tại hội thảo về kinh tế vĩ mô cùng phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
Và mặc dù trong toàn bộ hệ thống chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường không có “chỉ tiêu niềm tin”, song tại không ít các tham luận, phát biểu, những phân tích về thực tại và dự báo tương lai đều được gắn với “chỉ tiêu” này.
Mở đầu hội thảo về kinh tế vĩ mô do Ủy ban Kinh tế phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 23/9, Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên khái quát: sau 5 năm lạm phát và lãi suất cao, sức khỏe nền kinh tế, của dân và của doanh nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng, lòng tin bị xói mòn.
Lần thứ hai trong bài phát biểu khoảng 30 phút của mình, ông Thiên nhấn lại rằng “lòng tin đang có vấn đề” khi đề cập các giải pháp điều hành mới chủ yếu tập trung ngắn hạn, mang tính chữa cháy quá nhiều. “Chỉ chữa cháy thì múc một lúc là hết nước, đám cháy vẫn còn nguyên”, Viện trưởng Thiên ví von.
Cùng mạch “nhìn thẳng, nói thật”, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng, ông Võ Đại Lược nhìn nhận, “đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do giá cả tăng liên tục trong mấy năm liền, mà tiền lương không theo kịp. Tâm trạng dân chúng bất bình với các hiện tượng tham nhũng tràn lan, an ninh xã hội xấu đi...”
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, những bất ổn vĩ mô là làm giảm sút niềm tin của người dân, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.
Minh chứng cụ thể được nhiều vị chuyên gia đưa ra để định lượng yếu tố niềm tin bên ngoài là một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đã liên tục hạ bậc tín nhiệm của hệ thống ngân hàng và tín dụng Việt Nam.
Quan ngại về mức cung tiền đột biến trong tháng 8 và một số dấu hiệu khác của chính sách tiền tệ, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành cảnh báo về việc đã xuất hiện tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu nghi ngờ sự nhẫn nại về quyết tâm chống lạm phát của Việt Nam.
Cùng thống nhất cách nhìn nhận về chỉ số niềm tin, dù ở mức độ khác nhau, nên cũng rất dễ hiểu khi nhiều ý kiến đồng lòng nhấn mạnh nếu không lấy lại được niềm tin thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua giai đoạn “nguy hiểm” này.
“Mục tiêu đầu tiên là ổn định và khôi phục lòng tin”, Viện trưởng Trần Đình Thiên đề nghị.
Ủy viên Ủy ban Kinh tế Nguyễn Ngọc Hòa tha thiết, “nhanh chóng khôi phục niềm tin của cộng đồng dân cư là quan trọng nhất”.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu phát biểu bế mạc phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế chiều 24/9: “Phải chấp nhận chịu đau để khắc phục yếu kém, năm 2012 phải tập trung lấy lại niềm tin”.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tài liệu quan trọng để Ủy ban Kinh tế chuẩn bị báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế, xã hội trình Quốc hội tại kỳ họp tới, phần đánh giá năm 2011 cũng nhắc đến yếu tố niềm tin.
Đó là, những kết quả tích cực của kinh tế - xã hội 9 tháng qua khẳng định các giải pháp chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đề ra trong kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 59 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ là đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Nhà nước.