Bất ổn kinh tế vĩ mô: Thách thức lớn nhất
Nguy cơ lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô đã trở thành thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam năm 2011
Nguy cơ lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô đã trở thành thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam năm 2011.
Đây là nhận định được nêu bật tại báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm 2011 của Chính phủ tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13, khai mạc sáng nay (21/7).
Tại nghị quyết kỳ họp thứ chín cuối tháng 3 vừa qua, Quốc hội khóa 12 cũng đã yêu cầu Chính phủ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Nhắc lại ưu tiên này tại báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đồng thời chỉ ra những yếu tố được cho là “làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế” Việt Nam.
Đó là tình hình lạm phát, lãi suất, tỷ giá những tháng đầu năm 2011 tiếp tục có biến động mạnh và diễn biến phức tạp. Trong đó, lãi suất tiền gửi VND có thời điểm lên tới 16-17%/năm, lãi suất cho vay 18-20%/năm; tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do biến động mạnh và có thời điểm cao hơn tỷ giá giao dịch chính thức gần 10%...
Khẳng định những kết quả tích cực ban đầu trong phát triển kinh tế xã hội, song Chính phủ cũng báo cáo Quốc hội những khó khăn rất lớn của nền kinh tế. Như, mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao, nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng, nhập siêu cao…
“Khu vực sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, do phải tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa, tiền tệ và kiềm chế lạm phát”, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói.
Nhận định “nền kinh tế nước ta mới thu được kết quả bước đầu về ổn định kinh tế vĩ mô”, trong khi tình hình kinh tế thế giới được dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường, báo cáo của Chính phủ nhấn mạnh: cần thống nhất tư tưởng chỉ đạo là tiếp tục thực hiện nhất quán, lâu dài chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Với ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô được nhắc lại nhiều lần, Chính phủ cho rằng mức hợp lý cho tăng trưởng GDP năm nay khoảng 6%. Đây cũng là mức được coi để bảo đảm nguồn lực cần thiết thực hiện các mục tiêu về an sinh xã hội và giải quyết việc làm, đồng thời tạo điều kiện và tiền đề phấn đấu năm 2012 tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 6,5% và các năm tiếp theo sẽ ở mức cao hơn, Phó thủ tướng nói.
Cũng nằm trong mục tiêu ưu tiên, dù đã nới mức lạm phát từ 7% theo yêu cầu của Quốc hội lên mức 15 - 17%, song Chính phủ cũng xác định điều hành theo hướng phấn đấu để năm sau và các năm tiếp theo sẽ giảm được con số này và trở về mức 1 con số và thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trước mắt, thời gian còn lại của năm 2011, Chính phủ xác định sẽ tiếp tục thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; điều hành tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý theo quý, tháng phù hợp với diễn biến thị trường, đặc biệt là vào các thời điểm mùa vụ sản xuất, kinh doanh khi nhu cầu vốn tăng cao.
”Các công cụ của chính sách tiền tệ sẽ được sử dụng linh hoạt, hiệu quả để giảm sức ép lạm phát, giảm lãi suất xuống mức phù hợp, nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đảm bảo thanh khoản của hệ thống tín dụng, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế”, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Từ góc nhìn của cơ quan thẩm tra, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, mặc dù kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến theo hướng tích cực, một số lĩnh vực có dấu hiệu trở lại quỹ đạo ổn định, nhưng tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm 2011 còn không ít khó khăn, thách thức.
Đồng tình với việc tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng và chính sách tài khóa, song cơ quan thẩm tra đề nghị trong điều hành cần bảo đảm đúng hướng, đúng lúc, đúng liều lượng, nhằm hạn chế thấp nhất những tác động bất lợi đối với đầu tư, sản xuất kinh doanh.
“Điều tiết tăng trưởng tín dụng và giải ngân vốn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách đều trong năm, tránh tình trạng khối lượng tiền tăng cao vào cuối năm gây sức ép cân đối tiền hàng, làm gia tăng lạm phát”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khóa 12 Hà Văn Hiền nhấn mạnh.
Nằm trong nhóm nhiệm vụ, giải pháp cho 6 tháng cuối năm, báo cáo thẩm tra cũng đặc biệt lưu ý vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Bởi, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, nguyên nhân chủ yếu có tính căn nguyên của những hạn chế của nền kinh tế hiện nay là xuất phát từ sự yếu kém nội tại.
Đây là nhận định được nêu bật tại báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm 2011 của Chính phủ tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13, khai mạc sáng nay (21/7).
Tại nghị quyết kỳ họp thứ chín cuối tháng 3 vừa qua, Quốc hội khóa 12 cũng đã yêu cầu Chính phủ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Nhắc lại ưu tiên này tại báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đồng thời chỉ ra những yếu tố được cho là “làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế” Việt Nam.
Đó là tình hình lạm phát, lãi suất, tỷ giá những tháng đầu năm 2011 tiếp tục có biến động mạnh và diễn biến phức tạp. Trong đó, lãi suất tiền gửi VND có thời điểm lên tới 16-17%/năm, lãi suất cho vay 18-20%/năm; tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do biến động mạnh và có thời điểm cao hơn tỷ giá giao dịch chính thức gần 10%...
Khẳng định những kết quả tích cực ban đầu trong phát triển kinh tế xã hội, song Chính phủ cũng báo cáo Quốc hội những khó khăn rất lớn của nền kinh tế. Như, mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao, nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng, nhập siêu cao…
“Khu vực sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, do phải tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa, tiền tệ và kiềm chế lạm phát”, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói.
Nhận định “nền kinh tế nước ta mới thu được kết quả bước đầu về ổn định kinh tế vĩ mô”, trong khi tình hình kinh tế thế giới được dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường, báo cáo của Chính phủ nhấn mạnh: cần thống nhất tư tưởng chỉ đạo là tiếp tục thực hiện nhất quán, lâu dài chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Với ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô được nhắc lại nhiều lần, Chính phủ cho rằng mức hợp lý cho tăng trưởng GDP năm nay khoảng 6%. Đây cũng là mức được coi để bảo đảm nguồn lực cần thiết thực hiện các mục tiêu về an sinh xã hội và giải quyết việc làm, đồng thời tạo điều kiện và tiền đề phấn đấu năm 2012 tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 6,5% và các năm tiếp theo sẽ ở mức cao hơn, Phó thủ tướng nói.
Cũng nằm trong mục tiêu ưu tiên, dù đã nới mức lạm phát từ 7% theo yêu cầu của Quốc hội lên mức 15 - 17%, song Chính phủ cũng xác định điều hành theo hướng phấn đấu để năm sau và các năm tiếp theo sẽ giảm được con số này và trở về mức 1 con số và thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trước mắt, thời gian còn lại của năm 2011, Chính phủ xác định sẽ tiếp tục thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; điều hành tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý theo quý, tháng phù hợp với diễn biến thị trường, đặc biệt là vào các thời điểm mùa vụ sản xuất, kinh doanh khi nhu cầu vốn tăng cao.
”Các công cụ của chính sách tiền tệ sẽ được sử dụng linh hoạt, hiệu quả để giảm sức ép lạm phát, giảm lãi suất xuống mức phù hợp, nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đảm bảo thanh khoản của hệ thống tín dụng, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế”, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Từ góc nhìn của cơ quan thẩm tra, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, mặc dù kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến theo hướng tích cực, một số lĩnh vực có dấu hiệu trở lại quỹ đạo ổn định, nhưng tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm 2011 còn không ít khó khăn, thách thức.
Đồng tình với việc tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng và chính sách tài khóa, song cơ quan thẩm tra đề nghị trong điều hành cần bảo đảm đúng hướng, đúng lúc, đúng liều lượng, nhằm hạn chế thấp nhất những tác động bất lợi đối với đầu tư, sản xuất kinh doanh.
“Điều tiết tăng trưởng tín dụng và giải ngân vốn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách đều trong năm, tránh tình trạng khối lượng tiền tăng cao vào cuối năm gây sức ép cân đối tiền hàng, làm gia tăng lạm phát”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khóa 12 Hà Văn Hiền nhấn mạnh.
Nằm trong nhóm nhiệm vụ, giải pháp cho 6 tháng cuối năm, báo cáo thẩm tra cũng đặc biệt lưu ý vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Bởi, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, nguyên nhân chủ yếu có tính căn nguyên của những hạn chế của nền kinh tế hiện nay là xuất phát từ sự yếu kém nội tại.