“Chiêu” dìm giá của giới đầu cơ hồ tiêu quốc tế
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giới đầu cơ hồ tiêu quốc tế đang dùng hàng loạt chiêu trò để đánh sụt giá hồ tiêu của Việt Nam
Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đưa ra dự báo: sản lượng hồ tiêu Việt Nam vụ 2012 sẽ đạt kỷ lục lên tới 140.000 tấn, tăng tới trên 30.000 tấn so với năm 2011, khiến thị trường tiêu toàn cầu bị tác động. Giá tiêu tại thị trường trong nước cũng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giới đầu cơ hồ tiêu quốc tế đang dùng hàng loạt chiêu trò để đánh sụt giá hồ tiêu của Việt Nam.
VPA cho rằng, Việt Nam là nước xuất khẩu trên 50% thị phần tiêu của thế giới, dự báo của IPC đưa ra tăng sản lượng kỷ lục như vậy là nhằm trục lợi cho giới đầu cơ. Bởi theo dự báo của VPA, sản lượng vụ tiêu năm 2012 cả nước về sản lượng ước giảm khoảng 10 - 15% so với vụ 2011, đạt 95.000 - 100.000 tấn, .
Ông Trần Đức Tụng, Chánh văn phòng VPA khẳng định, chỉ có số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam về sản lượng hồ tiêu mới có giá trị. Mặt khác các nhà đầu cơ quốc tế nhân cơ hội IPC đưa tin này, đã tung nhiều chiêu nhằm ép giá tiêu Việt Nam để nhập khẩu, tìm kiếm lợi nhuận.
Một số chuyên gia ngành hồ tiêu cũng cho rằng, Việt Nam cần hết sức tỉnh táo trước các “thông tin” của các nhà đầu cơ hồ tiêu quốc tế. Họ bắt đầu quay sang Việt Nam để tìm nguồn hàng nhằm đầu cơ cho những tháng tiếp theo.
Theo VPA, trong quý I/2012, Việt Nam mới xuất khẩu khoảng 31.000 tấn hồ tiêu, số còn lại 70.000 tấn vẫn còn ở Việt Nam. Trong khi đó nguồn tiêu ở các nước trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ đều đã cạn, nên các tập đoàn và giới đầu cơ quốc tế tìm mọi cách để Việt Nam ồ ạt bán ra với giá thấp. Họ sẽ tranh thủ mua tiêu Việt Nam đem về tích trữ, đợi đến các tháng 7-9 sẽ tung hàng ra bán với giá cao.
Có ý kiến còn cảnh báo, Việt Nam hãy cảnh giác với doanh nghiệp FDI kinh doanh tiêu tại Việt Nam. Trong xuất khẩu, họ chuyển giá rẻ về công ty mẹ nhằm trốn thuế và như vậy làm méo mó giá cả thị trường tại Việt Nam.
Trong tuần vừa qua, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam lại tăng lên 100 USD so với tuần trước đó. Giá tiêu Việt Nam xuất khẩu loại 500 Gr/l-FAQ có giá 6.100-6.150 USD/tấn và loại 550 Gr/l- FAQ chào mức 6.450-6.500 USD/tấn (FOB). Theo VPA, kết quả này là nhờ các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu đã biết đoàn kết, điều tiết lượng bán ra để tăng giá.
VPA khuyến cáo, cuộc chiến thương trường hồ tiêu đang và sẽ diễn ra gay gắt. Giải pháp ứng phó của Việt Nam là tỉnh táo trước mọi “chiêu” của đối phương, nông dân đồng lòng phối hợp cùng doanh nghiệp, nên tạm trữ hàng trong lúc giá thấp hiện nay. Đặc biệt là doanh nghiệp mua vào với giá cao, cộng với lãi suất “khủng” vay vốn ngân hàng, nay buộc phải xuất khẩu để cắt lỗ (chủ yếu cắt lãi suất ngân hàng) nhằm quay vòng đổi hạt.
Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu giá rẻ tức khắc mắc bẫy giới đầu cơ quốc tế và Ấn Độ, đồng thời doanh nghiệp sẽ khó đạt được dự tính (xuất khẩu rẻ, mua vào rẻ). Cần tiếp tục phát huy bài học kinh nghiệm mà ngành hồ tiêu Việt Nam đã làm được mấy năm qua là: cầm trịch, dẫn dắt, điều phối tiến độ xuất khẩu, giá cả thị trường. Không bán tháo dồn dập vào một thời điểm, chờ thời cơ xuất khẩu khi giá tăng vào tháng 7, 8, 9 trở đi (giá có thể đạt 150 - 160 triệu đồng/tấn tiêu đen).
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA nói, tiêu luôn được giá suốt 3 năm qua. Giá lên nên ít xảy ra việc đối tác hủy hợp đồng. Chuyện mất tiền, hủy hợp đồng lại là vấn đề đau đầu của nhiều ngành hàng nông sản: cà phê, điều, thủy sản. Để xảy ra tình trạng này, một phần là do lỗi của doanh nghiệp Việt Nam không biết liên kết, không đồng lòng.
Các doanh nghiệp cứ cạnh tranh lẫn nhau, đưa ra những điều kiện thanh toán thoáng nhất để hút khách hàng về phía mình. Doanh nghiệp nào “cứng” quá thì mất khách, mất thị trường, điêu đứng. Do vậy, ông Nam cho rằng các doanh nghiệp cần phải đồng lòng, cùng bán hoặc cùng không bán, thống nhất điều kiện thanh toán, không để ai phá đám... thì mới tránh được rủi ro trong xuất khẩu. Trên thực tế, nhờ biết đồng lòng cùng nhau có lợi nên ngay cả thời điểm giá xuống thì các doanh nghiệp hồ tiêu cũng không bị khách hàng chèn ép.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giới đầu cơ hồ tiêu quốc tế đang dùng hàng loạt chiêu trò để đánh sụt giá hồ tiêu của Việt Nam.
VPA cho rằng, Việt Nam là nước xuất khẩu trên 50% thị phần tiêu của thế giới, dự báo của IPC đưa ra tăng sản lượng kỷ lục như vậy là nhằm trục lợi cho giới đầu cơ. Bởi theo dự báo của VPA, sản lượng vụ tiêu năm 2012 cả nước về sản lượng ước giảm khoảng 10 - 15% so với vụ 2011, đạt 95.000 - 100.000 tấn, .
Ông Trần Đức Tụng, Chánh văn phòng VPA khẳng định, chỉ có số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam về sản lượng hồ tiêu mới có giá trị. Mặt khác các nhà đầu cơ quốc tế nhân cơ hội IPC đưa tin này, đã tung nhiều chiêu nhằm ép giá tiêu Việt Nam để nhập khẩu, tìm kiếm lợi nhuận.
Một số chuyên gia ngành hồ tiêu cũng cho rằng, Việt Nam cần hết sức tỉnh táo trước các “thông tin” của các nhà đầu cơ hồ tiêu quốc tế. Họ bắt đầu quay sang Việt Nam để tìm nguồn hàng nhằm đầu cơ cho những tháng tiếp theo.
Theo VPA, trong quý I/2012, Việt Nam mới xuất khẩu khoảng 31.000 tấn hồ tiêu, số còn lại 70.000 tấn vẫn còn ở Việt Nam. Trong khi đó nguồn tiêu ở các nước trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ đều đã cạn, nên các tập đoàn và giới đầu cơ quốc tế tìm mọi cách để Việt Nam ồ ạt bán ra với giá thấp. Họ sẽ tranh thủ mua tiêu Việt Nam đem về tích trữ, đợi đến các tháng 7-9 sẽ tung hàng ra bán với giá cao.
Có ý kiến còn cảnh báo, Việt Nam hãy cảnh giác với doanh nghiệp FDI kinh doanh tiêu tại Việt Nam. Trong xuất khẩu, họ chuyển giá rẻ về công ty mẹ nhằm trốn thuế và như vậy làm méo mó giá cả thị trường tại Việt Nam.
Trong tuần vừa qua, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam lại tăng lên 100 USD so với tuần trước đó. Giá tiêu Việt Nam xuất khẩu loại 500 Gr/l-FAQ có giá 6.100-6.150 USD/tấn và loại 550 Gr/l- FAQ chào mức 6.450-6.500 USD/tấn (FOB). Theo VPA, kết quả này là nhờ các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu đã biết đoàn kết, điều tiết lượng bán ra để tăng giá.
VPA khuyến cáo, cuộc chiến thương trường hồ tiêu đang và sẽ diễn ra gay gắt. Giải pháp ứng phó của Việt Nam là tỉnh táo trước mọi “chiêu” của đối phương, nông dân đồng lòng phối hợp cùng doanh nghiệp, nên tạm trữ hàng trong lúc giá thấp hiện nay. Đặc biệt là doanh nghiệp mua vào với giá cao, cộng với lãi suất “khủng” vay vốn ngân hàng, nay buộc phải xuất khẩu để cắt lỗ (chủ yếu cắt lãi suất ngân hàng) nhằm quay vòng đổi hạt.
Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu giá rẻ tức khắc mắc bẫy giới đầu cơ quốc tế và Ấn Độ, đồng thời doanh nghiệp sẽ khó đạt được dự tính (xuất khẩu rẻ, mua vào rẻ). Cần tiếp tục phát huy bài học kinh nghiệm mà ngành hồ tiêu Việt Nam đã làm được mấy năm qua là: cầm trịch, dẫn dắt, điều phối tiến độ xuất khẩu, giá cả thị trường. Không bán tháo dồn dập vào một thời điểm, chờ thời cơ xuất khẩu khi giá tăng vào tháng 7, 8, 9 trở đi (giá có thể đạt 150 - 160 triệu đồng/tấn tiêu đen).
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA nói, tiêu luôn được giá suốt 3 năm qua. Giá lên nên ít xảy ra việc đối tác hủy hợp đồng. Chuyện mất tiền, hủy hợp đồng lại là vấn đề đau đầu của nhiều ngành hàng nông sản: cà phê, điều, thủy sản. Để xảy ra tình trạng này, một phần là do lỗi của doanh nghiệp Việt Nam không biết liên kết, không đồng lòng.
Các doanh nghiệp cứ cạnh tranh lẫn nhau, đưa ra những điều kiện thanh toán thoáng nhất để hút khách hàng về phía mình. Doanh nghiệp nào “cứng” quá thì mất khách, mất thị trường, điêu đứng. Do vậy, ông Nam cho rằng các doanh nghiệp cần phải đồng lòng, cùng bán hoặc cùng không bán, thống nhất điều kiện thanh toán, không để ai phá đám... thì mới tránh được rủi ro trong xuất khẩu. Trên thực tế, nhờ biết đồng lòng cùng nhau có lợi nên ngay cả thời điểm giá xuống thì các doanh nghiệp hồ tiêu cũng không bị khách hàng chèn ép.