“Chính phủ đã báo cáo đầy đủ về biển Đông với Quốc hội”
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ báo cáo và giải trình thêm một số vấn đề
Sáng 13/6, sau khi cả 4 vị bộ trưởng đã trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ báo cáo và giải trình thêm một số vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm.
Phó thủ tướng cho biết, tại kỳ họp này, các vị đại biểu Quốc hội đã gửi 12 phiếu chất vấn đến Thủ tướng và 83 phiếu chất vấn đến các thành viên Chính phủ. Các chất vấn đã và đang được trả lời bằng văn bản gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
“Ngăn chặn chống phá Đảng”
Làm rõ thêm các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Phó thủ tướng nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường và năm 2015 có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, là năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng lần thứ 12, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội càng có ý nghĩa quan trọng.
Chính phủ tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động giải quyết, xử lý kịp thời, không để bị động, bất ngờ, phát sinh các “điểm nóng” về an ninh trật tự, nhất là liên quan đến giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường, khiếu kiện đông người, Phó thủ tướng báo cáo.
Báo cáo cũng nêu rõ, kiên quyết trấn áp các loại tội phạm, tập trung triệt phá các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, tội phạm ma túy, tội phạm buôn lậu. Đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, thủ trưởng cơ quan công an để xảy ra tình hình tội phạm phức tạp, kéo dài. Bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước và Đại hội Đảng các cấp.
Tăng cường quản lý thông tin mạng, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng. Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng cũng là giải pháp được Phó thủ tướng đề cập.
9h14 phút các vị đại biểu Quốc hội bắt đầu chất vấn trực tiếp Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tham nhũng, chặt cây, lấn sông
Đại biểu Huỳnh Nghĩa hỏi, tình hình tham nhũng diễn ra phức tạp gây bức xúc cho nhân dân, thời gian qua xử lý bao nhiêu vụ, tài sản thu hồi được bao nhiêu, Chính phủ có giải pháp mạnh mẽ nào cho vấn nạn này?
Phó thủ tướng trả lời, việc phòng chống tham nhũng đã làm quyết liệt nhưng kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu, tài sản thu hồi năm 2013 mới đạt trên 10%, còn 2014 đạt trên 22%.
Thời gian tới, Tổng bí thư đã đưa ra 8 biện pháp lớn, đó là chỉ đạo làm tốt hơn việc phòng chống tham nhũng, xây dựng thể chế, để làm sao không thể, không nên, không dám tham nhũng, cũng như điều tra truy tố xét xử nghiêm các vụ tham nhũng.
Chất vấn thứ hai của đại biểu Nghĩa là thời gian qua dư luận bất bình về việc chặt cây xanh Hà Nội và lấn sông Đồng Nai, vậy có hay không việc đặt lợi ích doanh nghiệp lên trên lợi ích cộng đồng, Chính phủ chỉ đạo xử lý như thế nào?
Theo Phó thủ tướng, Thủ tướng đã chỉ đạo kiểm tra vấn đề này, sau đó Tổng thanh tra Chính phủ có ý kiến, Thành ủy và UBND Hà Nội đã có đoàn thanh tra.
Kết quả cho thấy việc chặt cây trên đường Nguyễn Trãi để đảm bảo cho đường sắt trên cao. Còn tuyến Nguyễn Chí Thanh thì chặt theo đề án trồng mới, nhưng qua thanh tra rút ra kết luân đề án còn làm sơ sài, triển khai không công khai, dân chủ, không hỏi ý kiến chuyên gia, thực ra sơ suất ở mức độ sai sót. Đã tổ chức kiểm điểm nghiêm túc cá nhân và tổ chức vi phạm. Chính phủ hoan nghênh tinh thần nghiêm túc của Thủ đô.
Về việc lấn sông Đồng Nai, Bộ Tài nguyên môi trường đã có đoàn thanh tra liên ngành và tạm dừng dự án lấn sông để xem có ảnh hưởng đến dòng chảy và ảnh hưởng đến các tỉnh xung quanh không, đã giao đoàn thanh tra tiếp tục làm việc.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh hỏi, hiện nay chủ tương xã hội hóa nâng cấp hạ tầng giao thông nhưng có ý kiến có phải tư nhân hóa cơ sở hạ tầng giao thông hay không, giải pháp đảm bảo lợi ich của nhà đầu tư và nhân dân và nhà nước?
Phó thủ tướng nói, nhu cầu từ 2016 đến 2021 hơn 1.000.000 tỷ đồng, trong đó cân đối được 28% nên bài toán đặt ra là xã hội hóa thế nào. Xã hội hóa không đồng nghĩa với tư nhân hóa, vì theo hình thức BOT và BT, hình thức này họ kinh doanh một thời gian nhất định sau đó trả cho nhà nước. Xã hội hóa không buông lỏng vai trò của nhà nước về giá dịch vụ quản lý đất đai, tất cả nhà nước nắm để ba bên đều có lợi.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc đặt vấn đề, xét về dài hạn khu vực kinh tế tư nhân phải là động lực chính xây dựng nền kinh tế đất nước nhưng những khó khăn yếu kém đang là nỗi lo lớn. Thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực này là nhiệm vụ sống còn, rất cần khởi động đổi mới lần hai, đề nghị Chính phủ đánh giá về vấn đề này và cho biết giải pháp để thúc đẩy kinh tế tư nhân?
Phó thủ tướng trả lời, vai trò của kinh tế tư nhân là rất to lớn, từ khi có Luật Doanh nghiệp 2005 đến nay có sự phát triển vượt bậc với gần 500 ngàn doanh nghiệp, nhưng phát triển doanh nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, doanh nghiệp quy mô còn nhỏ, do môi trường kinh doanh chưa tốt, môi trường pháp lý còn bất cập.
Giải pháp của Chính phủ là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện môi trường pháp lý, quan trọng là ổn định vĩ mô, lạm phát không tăng, đặc biệt là lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp.
“Đã báo cáo đầy đủ về biển Đông”
Đại biểu Trần Hoàng Ngân chất vấn, nợ công tại kỳ họp thứ 8 có báo cáo chi tiết nhưng cử tri vẫn lo sợ về an toàn nợ công còn đại biểu thì lo âu lo ngại, Chính phủ vẫn khẳng định an toàn, vậy vì sao có sự lỗi nhịp trong suy nghĩ về nợ công?
Không đơn thuần là là tỷ lệ nợ công trên GDP, ví dụ Nhật bản là trên 300% GDP, mà vấn đề chính là khả năng trả nợ, Phó thủ tướng nói.
Đến nay tỷ lệ nợ công Việt Nam ở mức 62%, giới hạn là 65%, Chính phủ rất thận trọng trong việc mở rộng các khoản nợ. Chính phủ tăng cường quản lý chi tiêu công, tăng vay trong nước giảm nợ nước ngoài. Căn cơ nhất là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ổn định vĩ mô, Phó thủ tướng trả lời
Đại biểu Trần Du Lịch đặt vấn đề, còn 6 tháng 17 ngày kết thúc kế hoạch 5 năm, trong kế hoạch này có ưu tiên là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Nhưng hiện còn 289 doanh nghiệp nhà nước “xương xẩu” chưa cổ phần hóa, thì liệu có hoàn thành không?
Nghị quyết Trung ương đã nêu kết luận về tái cơ cấu, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt và cố gắng đạt mục tiêu. 289 doanh nghiệp là mục tiêu phấn đấu vì còn phụ thuộc vào thị trường. Chính phủ đang cố gắng nhưng không phải cổ phần hóa bằng mọi giá, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Với chất vấn Chính phủ đề xuất vay quỹ dự trữ ngoại hối để đầu tư của đại biểu Trần Du Lịch, theo Phó thủ tướng đây là định hướng khung chính sách chứ chưa quyết định sử dụng, phải xem xét cụ thể chứ không sử dụng tùy tiện. Quỹ này để can thiệp thị trường khi cần, hiện nay vẫn trên 35 tỷ USD tương đương trên 12 tuần nhập nhẩu, Chính phủ sẽ tiếp thu ý kiến đại biể để sử dụng ổn định chính sách vĩ mô và can thiệp thị trường khi cần thiết.
Trả lời đại biểu Lê Đắc Lâm về giải pháp nâng cao hiệu quả ODA, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, phần lớn các dự án thực hiện rất tốt. Khi Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình thì cũng cần tìm kiếm những nguồn vốn khác ngoài ODA, vì ODA sẽ ngày càng hạn chế dần.
Đại biểu Lê Như Tiến chất vấn, dư luận rất bất bình vì một bộ phận cán bộ vô cảm vô tâm xa dân gần quan, Chính phủ và cá nhân phó thủ tướng có giải pháp mạnh nào để cải cách nền công vụ?
Cảm ơn câu hỏi “rất liên quan đến người dân”, Phó thủ tướng cho biết, hiện có hơn 4 triệu người liên quan đến phục vụ dân, nên nếu đội ngũ này làm tốt thì là sức mạnh to lớn.
Cho rằng xa dân, quan liêu thuộc về đạo đức công vụ, Phó thủ tướng cho biết sẽ có đổi mới quy định đạo đức công vụ, tăng cường thanh tra kiểm tra, tổ chức thi tuyển, để tìm cán bộ tốt phục vụ nhân dân.
Đại biểu Lê Nam hỏi, tại sao hiện nay Trung quốc xâm hại biển Đông còn nguy hiểm hơn vụ giàn khoan 981, mà báo cáo của Phó thủ tướng trước Quốc hội lại không đề cập?
“Về biển Đông, Chính phủ đã có báo cáo đầy đủ với Quốc hội, tôi xin không nêu lại vấn đề này”, Phó thủ tướng đáp.
Chất vấn tiếp theo của đại biểu Lê Nam là nhiều nơi tổ chức thi tuyển lãnh đạo là giải pháp tích cực, cách làm hay như vậy, tại sao Chính phủ không nhân rộng?
“Sau khi nghiên cứu thí điểm, Bộ Chính trị đã có kết luận về thi tuyển một số chức danh, anh Nam yên tâm, đã có chủ trương về vấn đề này”, Phó thủ tướng trả lời.
“Sáng cắp ô đi tối cắp ô về” đã giảm
Chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Phúc là hạn chế của nền kinh tế có nguyên nhân bao trùm là cơ cấu nền kinh tế, vậy Chính phủ sẽ tập trung giải pháp và hành động gì để hoàn thành tái cơ cấu nền kinh tế theo đúng yêu cầu của Quốc hội?
Theo Phó thủ tướng, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo vấn đề này và 5 bộ kinh tế tổng hợp đã có đề án và có ban chỉ đạo tái cơ cấu, có 80% địa phương trong cả nước có đề án tái cơ cấu. Tới đây, sẽ làm tốt hơn cải cách thể chế và trách nhiệm người đứng đầu, để đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế.
Liên quan đến chất vấn của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương về trách nhiệm để nợ đọng văn bản, Phó thủ tướng nói, Chính phủ đã có nhiều cố gắng, nhiều phiên họp để chấn chỉnh tình trạng chậm ban hành văn bản. Trách nhiệm này thuộc về Chính phủ và từng thành viên Chính phủ, để làm sao có đủ văn bản hướng dẫn đưa luật vào cuộc sống.
Về quản lý tin nhắn rác, Phó thủ tướng nhấn mạnh quản lý sim hiệu quả hơn là quản lý tin nhắn rác, ông yêu cầu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son tiếp tục chấn chỉnh. Thời gian qua, cơ quan chức năng đã dừng 1 triệu thuê bao di động chưa đăng ký để siết chặt hơn quản lý. Hiện cả nước có 8 nhà cung cấp viễn thông, cần tăng cường quản lý đầu vào của sim cũng như nâng cao trách nhiệm của nhà mạng để giải quyết tình hình tin nhắn rác, Phó thủ tướng nói.
Được “ưu tiên” tái chất vấn, đại biểu Lê Như Tiến nói từ đầu nhiệm kỳ đã có cảnh báo 30% cán bộ trong bộ máy “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”, nay đến cuối nhiệm kỳ, biết tỷ lệ này có thay đổi, còn bao nhiêu?
“Đại biểu có biết tỷ lệ này là bao nhiêu không?”, Chủ tịch Quốc hội nói, trước khi Phó thủ tướng tiếp tục trả lời.
Thừa nhận tình trạng công chức “cắp ô” là thực tế, song Phó thủ tướng cho rằng tỷ lệ này không nhiều. Theo ông, để thay đổi việc này phải kết hợp cả tuyên truyền, giáo dục, tăng cường kỷ luật lao động, và quan trọng hơn cả là cần tiến hành mô tả việc làm.
“Còn về tỷ lệ cụ thể, chúng tôi cũng không nắm được một cách chắc chắn. Lần trước tôi nói 30% là dư luận đề cập thôi chứ không phải Phó thủ tướng khẳng định có bằng ấy công chức “cắp ô”. Còn như báo cáo của các bộ ngành đơn vị thì tỷ lệ này rất thấp”, ông Phúc trả lời.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi thêm: “Không rõ tỷ lệ đó có giảm đi?”.
Phó thủ tướng nhận định, vừa qua Chính phủ đã thực hiện một số giải pháp nên tỷ lệ này có giảm đi. Theo đề án tinh giản biên chế thì bộ phận này chắc chắn cũng giảm, nhưng tinh thần là phải giảm hơn nữa.
Phó thủ tướng cho biết, tại kỳ họp này, các vị đại biểu Quốc hội đã gửi 12 phiếu chất vấn đến Thủ tướng và 83 phiếu chất vấn đến các thành viên Chính phủ. Các chất vấn đã và đang được trả lời bằng văn bản gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
“Ngăn chặn chống phá Đảng”
Làm rõ thêm các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Phó thủ tướng nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường và năm 2015 có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, là năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng lần thứ 12, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội càng có ý nghĩa quan trọng.
Chính phủ tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động giải quyết, xử lý kịp thời, không để bị động, bất ngờ, phát sinh các “điểm nóng” về an ninh trật tự, nhất là liên quan đến giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường, khiếu kiện đông người, Phó thủ tướng báo cáo.
Báo cáo cũng nêu rõ, kiên quyết trấn áp các loại tội phạm, tập trung triệt phá các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, tội phạm ma túy, tội phạm buôn lậu. Đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, thủ trưởng cơ quan công an để xảy ra tình hình tội phạm phức tạp, kéo dài. Bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước và Đại hội Đảng các cấp.
Tăng cường quản lý thông tin mạng, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng. Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng cũng là giải pháp được Phó thủ tướng đề cập.
9h14 phút các vị đại biểu Quốc hội bắt đầu chất vấn trực tiếp Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tham nhũng, chặt cây, lấn sông
Đại biểu Huỳnh Nghĩa hỏi, tình hình tham nhũng diễn ra phức tạp gây bức xúc cho nhân dân, thời gian qua xử lý bao nhiêu vụ, tài sản thu hồi được bao nhiêu, Chính phủ có giải pháp mạnh mẽ nào cho vấn nạn này?
Phó thủ tướng trả lời, việc phòng chống tham nhũng đã làm quyết liệt nhưng kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu, tài sản thu hồi năm 2013 mới đạt trên 10%, còn 2014 đạt trên 22%.
Thời gian tới, Tổng bí thư đã đưa ra 8 biện pháp lớn, đó là chỉ đạo làm tốt hơn việc phòng chống tham nhũng, xây dựng thể chế, để làm sao không thể, không nên, không dám tham nhũng, cũng như điều tra truy tố xét xử nghiêm các vụ tham nhũng.
Chất vấn thứ hai của đại biểu Nghĩa là thời gian qua dư luận bất bình về việc chặt cây xanh Hà Nội và lấn sông Đồng Nai, vậy có hay không việc đặt lợi ích doanh nghiệp lên trên lợi ích cộng đồng, Chính phủ chỉ đạo xử lý như thế nào?
Theo Phó thủ tướng, Thủ tướng đã chỉ đạo kiểm tra vấn đề này, sau đó Tổng thanh tra Chính phủ có ý kiến, Thành ủy và UBND Hà Nội đã có đoàn thanh tra.
Kết quả cho thấy việc chặt cây trên đường Nguyễn Trãi để đảm bảo cho đường sắt trên cao. Còn tuyến Nguyễn Chí Thanh thì chặt theo đề án trồng mới, nhưng qua thanh tra rút ra kết luân đề án còn làm sơ sài, triển khai không công khai, dân chủ, không hỏi ý kiến chuyên gia, thực ra sơ suất ở mức độ sai sót. Đã tổ chức kiểm điểm nghiêm túc cá nhân và tổ chức vi phạm. Chính phủ hoan nghênh tinh thần nghiêm túc của Thủ đô.
Về việc lấn sông Đồng Nai, Bộ Tài nguyên môi trường đã có đoàn thanh tra liên ngành và tạm dừng dự án lấn sông để xem có ảnh hưởng đến dòng chảy và ảnh hưởng đến các tỉnh xung quanh không, đã giao đoàn thanh tra tiếp tục làm việc.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh hỏi, hiện nay chủ tương xã hội hóa nâng cấp hạ tầng giao thông nhưng có ý kiến có phải tư nhân hóa cơ sở hạ tầng giao thông hay không, giải pháp đảm bảo lợi ich của nhà đầu tư và nhân dân và nhà nước?
Phó thủ tướng nói, nhu cầu từ 2016 đến 2021 hơn 1.000.000 tỷ đồng, trong đó cân đối được 28% nên bài toán đặt ra là xã hội hóa thế nào. Xã hội hóa không đồng nghĩa với tư nhân hóa, vì theo hình thức BOT và BT, hình thức này họ kinh doanh một thời gian nhất định sau đó trả cho nhà nước. Xã hội hóa không buông lỏng vai trò của nhà nước về giá dịch vụ quản lý đất đai, tất cả nhà nước nắm để ba bên đều có lợi.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc đặt vấn đề, xét về dài hạn khu vực kinh tế tư nhân phải là động lực chính xây dựng nền kinh tế đất nước nhưng những khó khăn yếu kém đang là nỗi lo lớn. Thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực này là nhiệm vụ sống còn, rất cần khởi động đổi mới lần hai, đề nghị Chính phủ đánh giá về vấn đề này và cho biết giải pháp để thúc đẩy kinh tế tư nhân?
Phó thủ tướng trả lời, vai trò của kinh tế tư nhân là rất to lớn, từ khi có Luật Doanh nghiệp 2005 đến nay có sự phát triển vượt bậc với gần 500 ngàn doanh nghiệp, nhưng phát triển doanh nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, doanh nghiệp quy mô còn nhỏ, do môi trường kinh doanh chưa tốt, môi trường pháp lý còn bất cập.
Giải pháp của Chính phủ là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện môi trường pháp lý, quan trọng là ổn định vĩ mô, lạm phát không tăng, đặc biệt là lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp.
“Đã báo cáo đầy đủ về biển Đông”
Đại biểu Trần Hoàng Ngân chất vấn, nợ công tại kỳ họp thứ 8 có báo cáo chi tiết nhưng cử tri vẫn lo sợ về an toàn nợ công còn đại biểu thì lo âu lo ngại, Chính phủ vẫn khẳng định an toàn, vậy vì sao có sự lỗi nhịp trong suy nghĩ về nợ công?
Không đơn thuần là là tỷ lệ nợ công trên GDP, ví dụ Nhật bản là trên 300% GDP, mà vấn đề chính là khả năng trả nợ, Phó thủ tướng nói.
Đến nay tỷ lệ nợ công Việt Nam ở mức 62%, giới hạn là 65%, Chính phủ rất thận trọng trong việc mở rộng các khoản nợ. Chính phủ tăng cường quản lý chi tiêu công, tăng vay trong nước giảm nợ nước ngoài. Căn cơ nhất là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ổn định vĩ mô, Phó thủ tướng trả lời
Đại biểu Trần Du Lịch đặt vấn đề, còn 6 tháng 17 ngày kết thúc kế hoạch 5 năm, trong kế hoạch này có ưu tiên là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Nhưng hiện còn 289 doanh nghiệp nhà nước “xương xẩu” chưa cổ phần hóa, thì liệu có hoàn thành không?
Nghị quyết Trung ương đã nêu kết luận về tái cơ cấu, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt và cố gắng đạt mục tiêu. 289 doanh nghiệp là mục tiêu phấn đấu vì còn phụ thuộc vào thị trường. Chính phủ đang cố gắng nhưng không phải cổ phần hóa bằng mọi giá, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Với chất vấn Chính phủ đề xuất vay quỹ dự trữ ngoại hối để đầu tư của đại biểu Trần Du Lịch, theo Phó thủ tướng đây là định hướng khung chính sách chứ chưa quyết định sử dụng, phải xem xét cụ thể chứ không sử dụng tùy tiện. Quỹ này để can thiệp thị trường khi cần, hiện nay vẫn trên 35 tỷ USD tương đương trên 12 tuần nhập nhẩu, Chính phủ sẽ tiếp thu ý kiến đại biể để sử dụng ổn định chính sách vĩ mô và can thiệp thị trường khi cần thiết.
Trả lời đại biểu Lê Đắc Lâm về giải pháp nâng cao hiệu quả ODA, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, phần lớn các dự án thực hiện rất tốt. Khi Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình thì cũng cần tìm kiếm những nguồn vốn khác ngoài ODA, vì ODA sẽ ngày càng hạn chế dần.
Đại biểu Lê Như Tiến chất vấn, dư luận rất bất bình vì một bộ phận cán bộ vô cảm vô tâm xa dân gần quan, Chính phủ và cá nhân phó thủ tướng có giải pháp mạnh nào để cải cách nền công vụ?
Cảm ơn câu hỏi “rất liên quan đến người dân”, Phó thủ tướng cho biết, hiện có hơn 4 triệu người liên quan đến phục vụ dân, nên nếu đội ngũ này làm tốt thì là sức mạnh to lớn.
Cho rằng xa dân, quan liêu thuộc về đạo đức công vụ, Phó thủ tướng cho biết sẽ có đổi mới quy định đạo đức công vụ, tăng cường thanh tra kiểm tra, tổ chức thi tuyển, để tìm cán bộ tốt phục vụ nhân dân.
Đại biểu Lê Nam hỏi, tại sao hiện nay Trung quốc xâm hại biển Đông còn nguy hiểm hơn vụ giàn khoan 981, mà báo cáo của Phó thủ tướng trước Quốc hội lại không đề cập?
“Về biển Đông, Chính phủ đã có báo cáo đầy đủ với Quốc hội, tôi xin không nêu lại vấn đề này”, Phó thủ tướng đáp.
Chất vấn tiếp theo của đại biểu Lê Nam là nhiều nơi tổ chức thi tuyển lãnh đạo là giải pháp tích cực, cách làm hay như vậy, tại sao Chính phủ không nhân rộng?
“Sau khi nghiên cứu thí điểm, Bộ Chính trị đã có kết luận về thi tuyển một số chức danh, anh Nam yên tâm, đã có chủ trương về vấn đề này”, Phó thủ tướng trả lời.
“Sáng cắp ô đi tối cắp ô về” đã giảm
Chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Phúc là hạn chế của nền kinh tế có nguyên nhân bao trùm là cơ cấu nền kinh tế, vậy Chính phủ sẽ tập trung giải pháp và hành động gì để hoàn thành tái cơ cấu nền kinh tế theo đúng yêu cầu của Quốc hội?
Theo Phó thủ tướng, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo vấn đề này và 5 bộ kinh tế tổng hợp đã có đề án và có ban chỉ đạo tái cơ cấu, có 80% địa phương trong cả nước có đề án tái cơ cấu. Tới đây, sẽ làm tốt hơn cải cách thể chế và trách nhiệm người đứng đầu, để đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế.
Liên quan đến chất vấn của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương về trách nhiệm để nợ đọng văn bản, Phó thủ tướng nói, Chính phủ đã có nhiều cố gắng, nhiều phiên họp để chấn chỉnh tình trạng chậm ban hành văn bản. Trách nhiệm này thuộc về Chính phủ và từng thành viên Chính phủ, để làm sao có đủ văn bản hướng dẫn đưa luật vào cuộc sống.
Về quản lý tin nhắn rác, Phó thủ tướng nhấn mạnh quản lý sim hiệu quả hơn là quản lý tin nhắn rác, ông yêu cầu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son tiếp tục chấn chỉnh. Thời gian qua, cơ quan chức năng đã dừng 1 triệu thuê bao di động chưa đăng ký để siết chặt hơn quản lý. Hiện cả nước có 8 nhà cung cấp viễn thông, cần tăng cường quản lý đầu vào của sim cũng như nâng cao trách nhiệm của nhà mạng để giải quyết tình hình tin nhắn rác, Phó thủ tướng nói.
Được “ưu tiên” tái chất vấn, đại biểu Lê Như Tiến nói từ đầu nhiệm kỳ đã có cảnh báo 30% cán bộ trong bộ máy “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”, nay đến cuối nhiệm kỳ, biết tỷ lệ này có thay đổi, còn bao nhiêu?
“Đại biểu có biết tỷ lệ này là bao nhiêu không?”, Chủ tịch Quốc hội nói, trước khi Phó thủ tướng tiếp tục trả lời.
Thừa nhận tình trạng công chức “cắp ô” là thực tế, song Phó thủ tướng cho rằng tỷ lệ này không nhiều. Theo ông, để thay đổi việc này phải kết hợp cả tuyên truyền, giáo dục, tăng cường kỷ luật lao động, và quan trọng hơn cả là cần tiến hành mô tả việc làm.
“Còn về tỷ lệ cụ thể, chúng tôi cũng không nắm được một cách chắc chắn. Lần trước tôi nói 30% là dư luận đề cập thôi chứ không phải Phó thủ tướng khẳng định có bằng ấy công chức “cắp ô”. Còn như báo cáo của các bộ ngành đơn vị thì tỷ lệ này rất thấp”, ông Phúc trả lời.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi thêm: “Không rõ tỷ lệ đó có giảm đi?”.
Phó thủ tướng nhận định, vừa qua Chính phủ đã thực hiện một số giải pháp nên tỷ lệ này có giảm đi. Theo đề án tinh giản biên chế thì bộ phận này chắc chắn cũng giảm, nhưng tinh thần là phải giảm hơn nữa.