Chính phủ đồng ý tòa án không được từ chối dân
Báo cáo Quốc hội kết quả lấy ý kiến nhân dân và tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi)
Sáng 9/6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã báo cáo Quốc hội kết quả lấy ý kiến nhân dân và tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Đã có khoảng 8,5 triệu lượt ý kiến của nhân dân tham gia ý kiến về các quy định của dự thảo bộ luật quan trọng này, ông Cường cho biết.
10 vấn đề được Chính phủ xác định là trọng tâm trong quá trình lấy ý kiến nhân dân thì đều còn có nhiều loại ý kiến khác nhau.
Nhất trí ba hình thức sở hữu
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự là vấn đề lớn còn nhiều loại ý kiến. Trong đó đa số ý kiến nhất trí với quy định như trong dự thảo bộ luật, là tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền của Nhà nước không được quyền từ chối giải quyết vụ việc dân sự, với lý do không có điều luật cụ thể để áp dụng.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị không quy định vấn đề này, vì sẽ khó bảo đảm tính khả thi, tạo gánh nặng cho cơ quan xét xử, cơ quan khác có thẩm quyền của Nhà nước.
Còn theo loại ý kiến thứ ba thì cần quy định vấn đề này trong Bộ luật Tố tụng dân sự, thay vì quy định trong Bộ luật Dân sự.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, nhất trí theo ý kiến đa số, Chính phủ đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo bộ luật theo hướng quy định cụ thể hơn về các công cụ pháp lý cũng như thứ tự sử dụng các công cụ pháp lý đó để tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết các yêu cầu của người dân trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng.
Liên quan đến hình thức sở hữu cũng có hai loại ý kiến, và Chính phủ vẫn nhất trí theo đa số là có ba hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung.
Tại sao từ 150% lên 200%?
Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản cũng là nội dung chưa đạt được sự thống nhất cao.
Điều 483 dự thảo Bộ luật quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, trừ trường hợp Luật Các tổ chức tín dụng có quy định khác”.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, đa số ý kiến nhất trí với quy định như trong dự thảo bộ luật. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, cần quy định một mức lãi suất cụ thể thay vì quy định lãi suất tham chiếu dựa trên lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Tiếp thu ý kiến nhân dân, Chính phủ đã chỉ đạo chỉnh lý điều 483 theo hướng vừa bảo đảm quyền thỏa thuận về lãi suất của các bên, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, vừa góp phần ngăn ngừa việc cho vay nặng lãi trong thực tiễn giao lưu dân sự.
Một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - đề nghị giải trình rõ hơn lý do của việc nâng trần lãi suất từ 150% lên 200% theo lãi suất cơ bản. Bởi quy định này không bảo vệ được người yếu thế trong quan hệ cho vay, do đó đề nghị giữ như quy định hiện hành.
Các ý kiến này cho rằng, đối với việc không áp dụng mức trần lãi suất này đối với các tổ chức tín dụng nếu Luật Các tổ chức tín dụng có quy định khác cũng cần được làm rõ hơn cơ sở lý luận, thực tiễn và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước trong một thời gian dài không thay đổi mức lãi suất cơ bản trong khi mức chênh lệch giữa trần lãi suất với mức lãi suất do các tổ chức tín dụng cho vay là quá lớn và có lúc đã làm cho tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn.
Đó là trách nhiệm trong quản lý, điều hành chính sách tiền tệ, Chủ nhiệm Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Cũng tán thành với loại ý kiến thứ nhất, song Ủy ban Pháp luật đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận, cho ý kiến do đây là vấn đề quan trọng và còn có ý kiến khác nhau.
Đã có khoảng 8,5 triệu lượt ý kiến của nhân dân tham gia ý kiến về các quy định của dự thảo bộ luật quan trọng này, ông Cường cho biết.
10 vấn đề được Chính phủ xác định là trọng tâm trong quá trình lấy ý kiến nhân dân thì đều còn có nhiều loại ý kiến khác nhau.
Nhất trí ba hình thức sở hữu
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự là vấn đề lớn còn nhiều loại ý kiến. Trong đó đa số ý kiến nhất trí với quy định như trong dự thảo bộ luật, là tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền của Nhà nước không được quyền từ chối giải quyết vụ việc dân sự, với lý do không có điều luật cụ thể để áp dụng.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị không quy định vấn đề này, vì sẽ khó bảo đảm tính khả thi, tạo gánh nặng cho cơ quan xét xử, cơ quan khác có thẩm quyền của Nhà nước.
Còn theo loại ý kiến thứ ba thì cần quy định vấn đề này trong Bộ luật Tố tụng dân sự, thay vì quy định trong Bộ luật Dân sự.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, nhất trí theo ý kiến đa số, Chính phủ đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo bộ luật theo hướng quy định cụ thể hơn về các công cụ pháp lý cũng như thứ tự sử dụng các công cụ pháp lý đó để tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết các yêu cầu của người dân trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng.
Liên quan đến hình thức sở hữu cũng có hai loại ý kiến, và Chính phủ vẫn nhất trí theo đa số là có ba hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung.
Tại sao từ 150% lên 200%?
Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản cũng là nội dung chưa đạt được sự thống nhất cao.
Điều 483 dự thảo Bộ luật quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, trừ trường hợp Luật Các tổ chức tín dụng có quy định khác”.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, đa số ý kiến nhất trí với quy định như trong dự thảo bộ luật. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, cần quy định một mức lãi suất cụ thể thay vì quy định lãi suất tham chiếu dựa trên lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Tiếp thu ý kiến nhân dân, Chính phủ đã chỉ đạo chỉnh lý điều 483 theo hướng vừa bảo đảm quyền thỏa thuận về lãi suất của các bên, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, vừa góp phần ngăn ngừa việc cho vay nặng lãi trong thực tiễn giao lưu dân sự.
Một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - đề nghị giải trình rõ hơn lý do của việc nâng trần lãi suất từ 150% lên 200% theo lãi suất cơ bản. Bởi quy định này không bảo vệ được người yếu thế trong quan hệ cho vay, do đó đề nghị giữ như quy định hiện hành.
Các ý kiến này cho rằng, đối với việc không áp dụng mức trần lãi suất này đối với các tổ chức tín dụng nếu Luật Các tổ chức tín dụng có quy định khác cũng cần được làm rõ hơn cơ sở lý luận, thực tiễn và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước trong một thời gian dài không thay đổi mức lãi suất cơ bản trong khi mức chênh lệch giữa trần lãi suất với mức lãi suất do các tổ chức tín dụng cho vay là quá lớn và có lúc đã làm cho tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn.
Đó là trách nhiệm trong quản lý, điều hành chính sách tiền tệ, Chủ nhiệm Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Cũng tán thành với loại ý kiến thứ nhất, song Ủy ban Pháp luật đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận, cho ý kiến do đây là vấn đề quan trọng và còn có ý kiến khác nhau.