Chính sách điều tiết giá năm 2013 nhìn từ 2012
Bên cạnh sự thành công, chính sách điều tiết giá những mặt hàng quan trọng, thiết yếu còn những bất cập
Hoạt động điều tiết giá là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về giá. Nội dung này được thể hiện trong chương III của Luật Giá.
Bắt đầu từ 1/1/2013 Luật Giá có hiệu lực, để luật này đi vào cuộc sống cần nhìn lại về chính sách điều tiết giá những mặt hàng quan trọng, thiết yếu những năm qua, từ đó có những giải pháp cho năm 2013.
Giá của một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 tăng (6,81%) so với tháng 12/2011, đã thực hiện được mục tiêu đặt ra. Sự thành công này do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự quản lý điều hành giá của Nhà nước. Bên cạnh sự thành công, chính sách điều tiết giá những mặt hàng quan trọng, thiết yếu còn những bất cập.
Giá bán điện: Điện là loại hàng hóa có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với sản xuất và tiêu dùng. Ngành điện vẫn ở thế độc quyền, đang vận hành theo mô hình liên kết dọc truyền thống. Từ năm 2009 đến nay giá điện đã 6 lần tăng giá, nhằm đáp ứng những đòi hỏi khách quan của việc hình thành chính sách giá bán điện của Đảng và Nhà nước.
Trong năm 2012 giá điện có 2 lần điều chỉnh, mức tăng 10% (đó là 1/7 và 22/12). Giá điện bình quân tăng từ 1369 đồng/kWh lên 1.437 đồng/kWh - tương đương 7USCen/kWh (kể cả thuế VAT).
Giá bán điện hiện đang thực hiện theo Luật Điện lực ban hành ngày 14/12/2004. Biểu giá điện sau mỗi lần điều chỉnh có được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được 3 mục tiêu chủ yếu của giá điện: hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội, khả thi tài chính.
Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát nên EVN đã và đang phải bán điện thấp hơn giá thành. Giá bán điện thấp cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư trong, ngoài nước không mặn mà dầu tư và vô hình trung khuyến khích công nghệ lạc hậu đang phát triển. EVN đang có sự chòng chéo giữa phần kinh doanh và công ích.
Cách tính giá điện lũy tiến như hiện nay, chúng ta đang bao cấp cho cả hộ nghèo lẫn hộ giầu và các nhà đầu tư nước ngoài. Những bất cập của giá điện cũng nẩy sinh từ chính năng lực quản lý của EVN, do sức ỳ lớn vì hoạt động quá lâu trong cơ chế cũ.
Giá xăng dầu: Xăng dầu là yếu tố đầu vào của nhiều hoạt động sản xuất và tiêu dùng xã hội, nên giá xăng dầu có ảnh hưởng trước hết và trực tiếp tới chi phí sản xuất của hầu hết các ngành và hoạt động kinh tế, xã hội có liên quan đến xăng dầu. Từ khoảng cuối năm 2008 trở lại đây, thị trường xăng dầu thường xuyên bất ổn về giá, mà nguyên nhân là sự bất ổn về chính sách quản lý thị trường xăng dầu.
Năm 2012 có 12 lần điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó 6 lần tăng, 6 lần giảm. Về chính sách giá xăng dầu hiện nay đang vận hành theo NĐ 84/2009/NĐ-CP. Trên thị trường xăng dầu còn tình trạng độc quyền, lại để cho doanh nghiệp tự định giá (dù trong biên độ hẹp 0-7%) là trái với nguyên tắc quản lý trong cơ chế thị trường và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Giá cơ sở là căn cứ để điều hành giá xăng dầu, song các yếu tố về cấu thành của nó còn chưa hợp lý.
Việc hình thành nguồn, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn nhiều điểm bất cập. Thiếu sự thanh tra, kiểm sát giám sát chặt chẽ giá đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu .
Giá nhà đất: Sau khi Luật Đất đai sửa đổi năm 2003 được thực thi, cùng với việc ban hành nhiều văn bản pháp lý và chính sách cụ thể liên quan đến đất đai, nhà ở tạo lập mặt bằng cho sản xuất, tạo lập quỹ phát triển hạ tầng đô thị, quỹ phát triển nhà ở... đã tạo cơ sở cho thị trường nhà, đất phát triển.
Tuy nhiên, chính sách điều tiết giá nhà đất còn nhiêu bất cập, thể hiện: Giá nhà đất thời gian qua biểu hiện rõ nét tính đầu cơ, là giá đầu cơ, Nhà nước chưa có các biện pháp hữu hiệu để điều tiết. Giá nhà đất luôn biến động không ổn định với các cơn sốt “nóng, lạnh” theo chiều hướng gia tăng.
Mức giá nhà đất thời gian qua là rất cao và hiện nay vẫn giữ ở mức cao so với thu nhập của người dân. Khung giá đất của Chính phủ và Bảng giá đất của UBND các tỉnh, thành phố đều thấp hơn so với giá thị trường khá nhiều. Trên thị trường còn tồn tại 2 loại giá đất.
Một câu hỏi đặt ra cho các cơ quan chức năng cần có lời giải, là tại sao mỗi lần sốt “nóng”, sau đó là sốt “lạnh” và hiện nay thị trường nhà đất đang đóng băng, tồn kho rất lớn (khoảng 100.000 tỷ đồng), nhưng giá nhà đất vẫn chưa giảm về mức hợp lý?
Giá sữa, giá thuốc tây, giá gas: Đây là những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước định giá, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, thiết yếu đối với đời sống của người dân, nhưng giá vẫn luôn biến động thất thường và tăng ở mức cao.
Giá bán lẻ sữa ở nước ta đang ở mức cao nhất thế giới, giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ 0,5 USD, các nước Âu Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa Việt Nam cao gấp 2 lần so với Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan. Giá thuốc tây ở Việt Nam thuộc vào hàng đắt nhất thế giới.
Theo khảo sát năm 2011 của Tổ chức Y tế thế giới với hơn 7 nhóm thuốc thông dụng (nhập khẩu) trong đó có kháng sinh cho thấy giá thuốc tây Việt Nam cao gấp từ 5 đến 20 lần so với các nước trong khu vực.
Giá gas trong năm 2011 hầu như tháng nào cũng tăng giá, rất ít lần giá gas được điều chỉnh giảm. Và năm 2012 giá gas đã 9 lần điều chỉnh. Hiện giá gas còn nhiều bất hợp lý.
Giải pháp cho năm 2013 và những năm tiếp theo
Giá cả luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp của mọi nền kinh tế. Giá cả là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Chính sách điều tiết giá có vai trò rất quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Từ những sự bất cập, yếu kém trong quản lý giá nêu trên, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản để chính sách điều tiết giá có hiệu quả.
Ngày 1/1/2013 Luật Giá có hiệu lực, cần nhanh chóng hoàn thành các văn bản hướng dẫn dưới luật như: Nghị định, thông tư một cách kip thời để điều khoản trong luật đi vào cuộc sống. Các văn bản này cần tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy luật hình thành, vận động của giá cả trong nền kinh tế thị trường. Phải tạo môi trường khuyến khích cạnh tranh lành mạnh về giá, kiểm soát giá độc quyền, đảm bảo quyền tự định giá của các doanh nghiệp có sản phẩm cạnh tranh.
Giá bán điện: Theo lộ trình Chính phủ phê duyệt, thị trường điện bán lẻ cạnh tranh sẽ được thực hiện sau năm 2020. Theo lộ trình đó, giá điện sẽ được vận hành theo cơ chế thị trường. Giá điện sẽ được thực hiện theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực từ 1/7/2013.
Giá điện nên được một đơn vị, tổ chức định giá độc lập, uy tín định giá. Các yếu tố đầu vào khi xem xét điều chỉnh giá bán điện, cần tính đến các yếu tố làm giá điện giảm như yếu tố mùa và công suất, sản lượng tăng thêm đối với nhà máy thủy điện, giảm tổn thất hệ thống điện.
Không bù chéo trong giá điện, mà chỉ nên quy định giá bán lẻ hợp lý cho từng đối tượng khách hàng trong biểu giá bán điện. Việc tăng giá bán điện không phải để bắt kịp các nước xung quanh, hay để bù lỗ cho ngành điện đơn thuần, mục đích của nó là tạo điểm nhấn để góp phần tái cơ cấu nền kinh tế, tăng sức cạnh trạnh thực chất của doanh nghiệp trong môi trường kinh tế toàn cầu.
Theo đó nên tăng giá điện sản xuất trước tăng giá điện sinh hoạt, nhằm loại thải dần thói quen tận dụng công nghệ cũ, tiêu tốn năng lượng nhiều lĩnh vực của không ít nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong ngắn hạn, việc tăng giá điện sẽ làm tăng lạm phát, giảm tăng GDP, song về dài hạn sẽ có lợi rất lớn cho nền kinh tế, sàng lọc và loại thải những hiện tượng tăng trưởng “ảo”, sức cạnh tranh “ảo” núp bóng giá điện thấp, coi trọng chất lượng thay vì số lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
Giá xăng dầu: Nhanh chóng sửa đổi Nghị định 84/2009/NĐ-CP trong bối cảnh hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Về cơ chế định giá, nếu còn độc quyền, thì nhất thiết không cho doanh nghiệp độc quyền tự định giá, dù trong biên độ nào. Điều hành giá xăng dầu trong bối cảnh giá thế giới luôn biến động phức tạp, trong từng thời kỳ cơ quan quản lý cần phải biết điều tiết linh hoạt, kịp thời các yếu tố trong cơ cấu giá bán (Thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn, lợi nhuận định mức,...).
Cần rà soát, xem xét lại các yếu tố cấu thành của giá cơ sở, cũng như xem xét lại nguồn hình thành, việc quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu. Cần có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ hoạt động đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Tạo ra môi trường cạnh tranh trên thị trường kinh doanh xăng dầu bằng cách tổ chức lại các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, để tạo ra các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng. Cần lập một bộ phận có đủ năng lực, tin cậy để theo dõi giám sát kip thời diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời phân tích, dự báo ngắn hạn, trung và dài hạn để phục vụ cho việc điều hành giá.
Giá nhà đất: Công cụ quan trọng để điều tiết giá nhà đất là thông qua quy hoạch sử dụng nhà đất và sử dụng các sắc thuế có liên quan đến nhà đất nhằm điều tiết lợi ích. Vẫn cần có khung giá của Chính phủ và bảng giá đất của UBND cấp tỉnh, song cần có quy định cụ thể đối tương, phạm vi áp dụng. Giá nhà Nhà nước quy định phải phù hợp với giá trên thị trường (giá thị trường hoặc giá phi thị trường).
Giá gas, sữa, thuốc tây: Đây là những mặt hàng chúng ta còn phải nhập khẩu với số lượng lớn, thì thuế và giá là 2 công cụ quan trọng và hữu hiệu để điều tiết, bình ổn giá. Bộ Tài chính cần xây dựng nguyên tắc xác định cơ cấu giá thành đầy đủ, chính xác theo các yếu tố hình thành giá và luôn đảm bảo tính hợp lý, để hình thành giá bán.
Giá bán lẻ trong nước bằng giá nhập khẩu cộng với một số chi phí và lợi nhuận hợp lý. Nếu giá nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng từ 10-15% so với giá đăng ký ban đầu, các đơn vị chủ động thực hiện lại việc tính giá và đăng ký giá được điều chỉnh giá sau khi cơ quan tài chính thẩm định và chấp thuận.
Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát giá các mặt hàng này tại các đại lý, nếu có dấu hiệu đầu cơ nâng giá, sẽ tiến hành xử lý nghiêm theo pháp luật. Có 2 vấn đề cần kiểm tra, xem xét: giá nguyên liệu đầu vào và mức chiết khấu cho đại lý. Cần công khai bảng tính giá để người tiêu dùng giám sát.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Bắt đầu từ 1/1/2013 Luật Giá có hiệu lực, để luật này đi vào cuộc sống cần nhìn lại về chính sách điều tiết giá những mặt hàng quan trọng, thiết yếu những năm qua, từ đó có những giải pháp cho năm 2013.
Giá của một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 tăng (6,81%) so với tháng 12/2011, đã thực hiện được mục tiêu đặt ra. Sự thành công này do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự quản lý điều hành giá của Nhà nước. Bên cạnh sự thành công, chính sách điều tiết giá những mặt hàng quan trọng, thiết yếu còn những bất cập.
Giá bán điện: Điện là loại hàng hóa có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với sản xuất và tiêu dùng. Ngành điện vẫn ở thế độc quyền, đang vận hành theo mô hình liên kết dọc truyền thống. Từ năm 2009 đến nay giá điện đã 6 lần tăng giá, nhằm đáp ứng những đòi hỏi khách quan của việc hình thành chính sách giá bán điện của Đảng và Nhà nước.
Trong năm 2012 giá điện có 2 lần điều chỉnh, mức tăng 10% (đó là 1/7 và 22/12). Giá điện bình quân tăng từ 1369 đồng/kWh lên 1.437 đồng/kWh - tương đương 7USCen/kWh (kể cả thuế VAT).
Giá bán điện hiện đang thực hiện theo Luật Điện lực ban hành ngày 14/12/2004. Biểu giá điện sau mỗi lần điều chỉnh có được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được 3 mục tiêu chủ yếu của giá điện: hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội, khả thi tài chính.
Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát nên EVN đã và đang phải bán điện thấp hơn giá thành. Giá bán điện thấp cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư trong, ngoài nước không mặn mà dầu tư và vô hình trung khuyến khích công nghệ lạc hậu đang phát triển. EVN đang có sự chòng chéo giữa phần kinh doanh và công ích.
Cách tính giá điện lũy tiến như hiện nay, chúng ta đang bao cấp cho cả hộ nghèo lẫn hộ giầu và các nhà đầu tư nước ngoài. Những bất cập của giá điện cũng nẩy sinh từ chính năng lực quản lý của EVN, do sức ỳ lớn vì hoạt động quá lâu trong cơ chế cũ.
Giá xăng dầu: Xăng dầu là yếu tố đầu vào của nhiều hoạt động sản xuất và tiêu dùng xã hội, nên giá xăng dầu có ảnh hưởng trước hết và trực tiếp tới chi phí sản xuất của hầu hết các ngành và hoạt động kinh tế, xã hội có liên quan đến xăng dầu. Từ khoảng cuối năm 2008 trở lại đây, thị trường xăng dầu thường xuyên bất ổn về giá, mà nguyên nhân là sự bất ổn về chính sách quản lý thị trường xăng dầu.
Năm 2012 có 12 lần điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó 6 lần tăng, 6 lần giảm. Về chính sách giá xăng dầu hiện nay đang vận hành theo NĐ 84/2009/NĐ-CP. Trên thị trường xăng dầu còn tình trạng độc quyền, lại để cho doanh nghiệp tự định giá (dù trong biên độ hẹp 0-7%) là trái với nguyên tắc quản lý trong cơ chế thị trường và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Giá cơ sở là căn cứ để điều hành giá xăng dầu, song các yếu tố về cấu thành của nó còn chưa hợp lý.
Việc hình thành nguồn, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn nhiều điểm bất cập. Thiếu sự thanh tra, kiểm sát giám sát chặt chẽ giá đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu .
Giá nhà đất: Sau khi Luật Đất đai sửa đổi năm 2003 được thực thi, cùng với việc ban hành nhiều văn bản pháp lý và chính sách cụ thể liên quan đến đất đai, nhà ở tạo lập mặt bằng cho sản xuất, tạo lập quỹ phát triển hạ tầng đô thị, quỹ phát triển nhà ở... đã tạo cơ sở cho thị trường nhà, đất phát triển.
Tuy nhiên, chính sách điều tiết giá nhà đất còn nhiêu bất cập, thể hiện: Giá nhà đất thời gian qua biểu hiện rõ nét tính đầu cơ, là giá đầu cơ, Nhà nước chưa có các biện pháp hữu hiệu để điều tiết. Giá nhà đất luôn biến động không ổn định với các cơn sốt “nóng, lạnh” theo chiều hướng gia tăng.
Mức giá nhà đất thời gian qua là rất cao và hiện nay vẫn giữ ở mức cao so với thu nhập của người dân. Khung giá đất của Chính phủ và Bảng giá đất của UBND các tỉnh, thành phố đều thấp hơn so với giá thị trường khá nhiều. Trên thị trường còn tồn tại 2 loại giá đất.
Một câu hỏi đặt ra cho các cơ quan chức năng cần có lời giải, là tại sao mỗi lần sốt “nóng”, sau đó là sốt “lạnh” và hiện nay thị trường nhà đất đang đóng băng, tồn kho rất lớn (khoảng 100.000 tỷ đồng), nhưng giá nhà đất vẫn chưa giảm về mức hợp lý?
Giá sữa, giá thuốc tây, giá gas: Đây là những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước định giá, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, thiết yếu đối với đời sống của người dân, nhưng giá vẫn luôn biến động thất thường và tăng ở mức cao.
Giá bán lẻ sữa ở nước ta đang ở mức cao nhất thế giới, giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ 0,5 USD, các nước Âu Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa Việt Nam cao gấp 2 lần so với Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan. Giá thuốc tây ở Việt Nam thuộc vào hàng đắt nhất thế giới.
Theo khảo sát năm 2011 của Tổ chức Y tế thế giới với hơn 7 nhóm thuốc thông dụng (nhập khẩu) trong đó có kháng sinh cho thấy giá thuốc tây Việt Nam cao gấp từ 5 đến 20 lần so với các nước trong khu vực.
Giá gas trong năm 2011 hầu như tháng nào cũng tăng giá, rất ít lần giá gas được điều chỉnh giảm. Và năm 2012 giá gas đã 9 lần điều chỉnh. Hiện giá gas còn nhiều bất hợp lý.
Giải pháp cho năm 2013 và những năm tiếp theo
Giá cả luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp của mọi nền kinh tế. Giá cả là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Chính sách điều tiết giá có vai trò rất quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Từ những sự bất cập, yếu kém trong quản lý giá nêu trên, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản để chính sách điều tiết giá có hiệu quả.
Ngày 1/1/2013 Luật Giá có hiệu lực, cần nhanh chóng hoàn thành các văn bản hướng dẫn dưới luật như: Nghị định, thông tư một cách kip thời để điều khoản trong luật đi vào cuộc sống. Các văn bản này cần tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy luật hình thành, vận động của giá cả trong nền kinh tế thị trường. Phải tạo môi trường khuyến khích cạnh tranh lành mạnh về giá, kiểm soát giá độc quyền, đảm bảo quyền tự định giá của các doanh nghiệp có sản phẩm cạnh tranh.
Giá bán điện: Theo lộ trình Chính phủ phê duyệt, thị trường điện bán lẻ cạnh tranh sẽ được thực hiện sau năm 2020. Theo lộ trình đó, giá điện sẽ được vận hành theo cơ chế thị trường. Giá điện sẽ được thực hiện theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực từ 1/7/2013.
Giá điện nên được một đơn vị, tổ chức định giá độc lập, uy tín định giá. Các yếu tố đầu vào khi xem xét điều chỉnh giá bán điện, cần tính đến các yếu tố làm giá điện giảm như yếu tố mùa và công suất, sản lượng tăng thêm đối với nhà máy thủy điện, giảm tổn thất hệ thống điện.
Không bù chéo trong giá điện, mà chỉ nên quy định giá bán lẻ hợp lý cho từng đối tượng khách hàng trong biểu giá bán điện. Việc tăng giá bán điện không phải để bắt kịp các nước xung quanh, hay để bù lỗ cho ngành điện đơn thuần, mục đích của nó là tạo điểm nhấn để góp phần tái cơ cấu nền kinh tế, tăng sức cạnh trạnh thực chất của doanh nghiệp trong môi trường kinh tế toàn cầu.
Theo đó nên tăng giá điện sản xuất trước tăng giá điện sinh hoạt, nhằm loại thải dần thói quen tận dụng công nghệ cũ, tiêu tốn năng lượng nhiều lĩnh vực của không ít nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong ngắn hạn, việc tăng giá điện sẽ làm tăng lạm phát, giảm tăng GDP, song về dài hạn sẽ có lợi rất lớn cho nền kinh tế, sàng lọc và loại thải những hiện tượng tăng trưởng “ảo”, sức cạnh tranh “ảo” núp bóng giá điện thấp, coi trọng chất lượng thay vì số lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
Giá xăng dầu: Nhanh chóng sửa đổi Nghị định 84/2009/NĐ-CP trong bối cảnh hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Về cơ chế định giá, nếu còn độc quyền, thì nhất thiết không cho doanh nghiệp độc quyền tự định giá, dù trong biên độ nào. Điều hành giá xăng dầu trong bối cảnh giá thế giới luôn biến động phức tạp, trong từng thời kỳ cơ quan quản lý cần phải biết điều tiết linh hoạt, kịp thời các yếu tố trong cơ cấu giá bán (Thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn, lợi nhuận định mức,...).
Cần rà soát, xem xét lại các yếu tố cấu thành của giá cơ sở, cũng như xem xét lại nguồn hình thành, việc quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu. Cần có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ hoạt động đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Tạo ra môi trường cạnh tranh trên thị trường kinh doanh xăng dầu bằng cách tổ chức lại các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, để tạo ra các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng. Cần lập một bộ phận có đủ năng lực, tin cậy để theo dõi giám sát kip thời diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời phân tích, dự báo ngắn hạn, trung và dài hạn để phục vụ cho việc điều hành giá.
Giá nhà đất: Công cụ quan trọng để điều tiết giá nhà đất là thông qua quy hoạch sử dụng nhà đất và sử dụng các sắc thuế có liên quan đến nhà đất nhằm điều tiết lợi ích. Vẫn cần có khung giá của Chính phủ và bảng giá đất của UBND cấp tỉnh, song cần có quy định cụ thể đối tương, phạm vi áp dụng. Giá nhà Nhà nước quy định phải phù hợp với giá trên thị trường (giá thị trường hoặc giá phi thị trường).
Giá gas, sữa, thuốc tây: Đây là những mặt hàng chúng ta còn phải nhập khẩu với số lượng lớn, thì thuế và giá là 2 công cụ quan trọng và hữu hiệu để điều tiết, bình ổn giá. Bộ Tài chính cần xây dựng nguyên tắc xác định cơ cấu giá thành đầy đủ, chính xác theo các yếu tố hình thành giá và luôn đảm bảo tính hợp lý, để hình thành giá bán.
Giá bán lẻ trong nước bằng giá nhập khẩu cộng với một số chi phí và lợi nhuận hợp lý. Nếu giá nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng từ 10-15% so với giá đăng ký ban đầu, các đơn vị chủ động thực hiện lại việc tính giá và đăng ký giá được điều chỉnh giá sau khi cơ quan tài chính thẩm định và chấp thuận.
Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát giá các mặt hàng này tại các đại lý, nếu có dấu hiệu đầu cơ nâng giá, sẽ tiến hành xử lý nghiêm theo pháp luật. Có 2 vấn đề cần kiểm tra, xem xét: giá nguyên liệu đầu vào và mức chiết khấu cho đại lý. Cần công khai bảng tính giá để người tiêu dùng giám sát.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)