Chống lạm phát, đề phòng thiểu phát!
Chỉ số CPI tháng 10/2008 ở mức âm 0,19% và sản xuất bị đình trệ, các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế có dấu hiệu thiểu phát
Chỉ số CPI tháng 10/2008 ở mức âm 0,19% và sản xuất bị đình trệ, các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế có dấu hiệu thiểu phát. Nếu đúng vậy, lúc này có nên tiếp tục ưu tiên mục tiêu chống lạm phát và phải làm gì để đối phó?
Một số nhà phân tích kinh tế cho rằng, trong các năm 2002- 2003, nền kinh tế Việt Nam đã lâm vào tình trạng thiểu phát vì chỉ số lạm phát lúc đó khoảng 3 - 4%/năm.
Thiểu phát đang gõ cửa?
Với cách hiểu như vậy, thật khó có cơ sở khi đặt vấn đề thiểu phát đối với nền kinh tế trong thời điểm này khi mà dự báo lạm phát cả năm vẫn ở mức từ 23 - 25%/năm.
Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, Trường đại học Kinh tế quốc dân thì không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm/năm trở xuống thì được coi là thiểu phát mà phải nhìn vào những đặc trưng và dấu hiệu (không hẳn là con số) để xác định. Điều này dựa trên hai góc độ: sự đình trệ của hoạt động ngân hàng và sản xuất kinh doanh.
Đồng tình với ý kiến ông Tuấn, ông Đinh Huy Tam, Tổng thư ký Hiệp hội thép Việt Nam chia sẻ: "Nếu như trước đây, vì yếu thanh khoản nên các ngân hàng hạn chế hoặc không cho vay thì nay, mặc dù đã dư vốn nhưng họ cũng rất khó cho vay, bởi lãi suất cao, chẳng doanh nghiệp nào vay nổi để đầu tư".
Mặc dù lãnh đạo Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) thừa nhận "Chưa bao giờ vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại tốt như lúc này", nhưng từ đó đến việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khoảng cách khá xa.
Ông Hoàng Việt Trung, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho biết: nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh đang đứng trước nguy cơ phá sản và do đó, gánh nặng nợ xấu ngân hàng tăng thêm.
Đề phòng nguy cơ này, đi kèm với việc hạ lãi suất để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp nhưng ngân hàng lại đặt ra nhiều điều kiện ngặt nghèo hơn nên cơ hội tiếp cận tín dụng lại ít đi. Vì thế, trong 2 tháng 9 và 10/2008, dự kiến tăng trưởng dư nợ tín dụng khu vực Hà Nội khoảng 30%, tương đương 250 nghìn tỷ đồng nhưng chỉ đạt 20,9% và lý do chính là khả năng hấp thụ tín dụng kém.
Như vậy, có thể thấy rất rõ rằng, các ngân hàng đang dư vốn nhưng rất khó cho vay. Điều này không chỉ do điều kiện vay khó khăn mà lãi suất vẫn còn quá cao so với khả năng sinh lời của đầu tư trung và dài hạn, nên hoạt động của các ngân hàng đình trệ là điều dễ hiểu.
Yếu tố thứ hai để nhận biết thiểu phát, theo ông Tuấn đó chính là sản xuất kinh doanh thiếu sôi động. Ông Tuấn phân tích: "Lần đầu tiên kể từ khi lạm phát bùng nổ vào giữa 2007, chỉ số CPI giảm 0,19% đã đánh dấu một cột mốc trong diễn tiến kinh tế xã hội. CPI giảm là kết quả của nhiều nguyên nhân như: nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ và tác động giảm giá trên thế giới do suy thoái kinh tế toàn cầu".
Kết quả này đã tạo nên sự phấn khích nhưng nền kinh tế lại đang bị mất cân bằng, ở chỗ: trong các thành phần của CPI của tháng 10/2008 thì nhóm hàng dịch vụ ăn uống, vốn chiếm tỷ trọng 40% rổ hàng hóa tính CPI đã giảm 0,42% so với tháng 9/2008, riêng lương thực giảm 1,91%.
Điều này có lợi cho người tiêu dùng nhưng lại tổn thương tới 70% dân số khu vực nông nghiệp nông thôn. Tiếp theo, trong 10 nhóm cấu thành CPI thì nhóm 5 (nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng...) đã giảm 1,08% so với tháng 9/2008.
"Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, nếu CPI tiếp tục âm như tháng 10 thì tầm vĩ mô cần tính đến nguy cơ thiểu phát, thậm chí cả giảm phát!", ông Tuấn cảnh báo.
Phân tích, dự báo để xác định mục tiêu
Vậy, thiểu phát có nguy hiểm không? Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng, có thể hơi sớm khi đặt vấn đề thiểu phát lúc này vì tăng trưởng vẫn cao, việc làm, tiêu dùng và thu nhập vẫn còn.
Tuy nhiên, nếu để các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa suy sụp và phá sản hàng loạt thì tăng trưởng sẽ giảm sút, nền kinh tế không chỉ lâm vào thiểu phát mà còn giảm phát. Lúc đó, lại phải kích cầu, bơm vốn để cứu nền kinh tế và công việc này còn khó hơn nhiều so với chống lạm phát.
"Lạm phát như người bị huyết áp cao, còn thiểu phát như người bị huyết áp thấp, cứ xỉu dần, xỉu liên tục và chết không được báo trước!", ông Kiêm nói.
Cũng theo ông Kiêm, lạm phát được cảm nhận rất rõ qua việc chi tiêu, còn thiểu phát thì không và điều này khá nguy hiểm ở chỗ triệt tiêu khả năng tiêu dùng của thị trường.
Bởi lẽ, lúc đó, ai cũng nghĩ rằng "ngày mai, giá sẽ giảm", nên họ không chi tiêu, dẫn đến tổng cầu suy giảm và nền kinh tế sẽ bước vào giai đoạn suy thoái: hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được, doanh nghiệp không muốn vay tiền ngân hàng, hoạt động ngân hàng cũng bị đình đốn theo, tăng trưởng giảm sút, thất nghiệp gia tăng.
Xung quanh vấn đề này, ông Trương Đình Tuyển, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia băn khoăn: "Tôi đang đặt câu hỏi liệu bây giờ đã đặt mục tiêu điều chỉnh chính sách kinh tế chưa? Bởi lẽ lạm phát đang giảm nhưng nguy cơ thiểu phát đang có".
Theo ông Tuyển, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang suy thoái, doanh số xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam sẽ giảm và đương nhiên GDP sẽ giảm theo.
Vì vậy, hiện tại, rất cần tính đến yếu tố điều chỉnh chính sách và phải cân nhắc vấn đề: có nên tiếp tục ưu tiên mục tiêu chống lạm phát hay là chỉ nên tiếp tục chống lạm phát? Đồng thời, chuyển mục tiêu sang chống suy thoái kinh tế.
"Tôi cho rằng, nếu nhầm lẫn mục tiêu thì yếu tố vĩ mô sẽ xấu, tăng trưởng sụt giảm và thất nghiệp gia tăng" ông Tuyển nói.
Như vậy, phải chăng trong lúc này, rất cần có những phân tích, dự báo cụ thể để điều chỉnh chính sách kinh tế kịp thời thay vì "mất bò mới lo làm chuồng"?
Một số nhà phân tích kinh tế cho rằng, trong các năm 2002- 2003, nền kinh tế Việt Nam đã lâm vào tình trạng thiểu phát vì chỉ số lạm phát lúc đó khoảng 3 - 4%/năm.
Thiểu phát đang gõ cửa?
Với cách hiểu như vậy, thật khó có cơ sở khi đặt vấn đề thiểu phát đối với nền kinh tế trong thời điểm này khi mà dự báo lạm phát cả năm vẫn ở mức từ 23 - 25%/năm.
Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, Trường đại học Kinh tế quốc dân thì không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm/năm trở xuống thì được coi là thiểu phát mà phải nhìn vào những đặc trưng và dấu hiệu (không hẳn là con số) để xác định. Điều này dựa trên hai góc độ: sự đình trệ của hoạt động ngân hàng và sản xuất kinh doanh.
Đồng tình với ý kiến ông Tuấn, ông Đinh Huy Tam, Tổng thư ký Hiệp hội thép Việt Nam chia sẻ: "Nếu như trước đây, vì yếu thanh khoản nên các ngân hàng hạn chế hoặc không cho vay thì nay, mặc dù đã dư vốn nhưng họ cũng rất khó cho vay, bởi lãi suất cao, chẳng doanh nghiệp nào vay nổi để đầu tư".
Mặc dù lãnh đạo Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) thừa nhận "Chưa bao giờ vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại tốt như lúc này", nhưng từ đó đến việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khoảng cách khá xa.
Ông Hoàng Việt Trung, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho biết: nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh đang đứng trước nguy cơ phá sản và do đó, gánh nặng nợ xấu ngân hàng tăng thêm.
Đề phòng nguy cơ này, đi kèm với việc hạ lãi suất để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp nhưng ngân hàng lại đặt ra nhiều điều kiện ngặt nghèo hơn nên cơ hội tiếp cận tín dụng lại ít đi. Vì thế, trong 2 tháng 9 và 10/2008, dự kiến tăng trưởng dư nợ tín dụng khu vực Hà Nội khoảng 30%, tương đương 250 nghìn tỷ đồng nhưng chỉ đạt 20,9% và lý do chính là khả năng hấp thụ tín dụng kém.
Như vậy, có thể thấy rất rõ rằng, các ngân hàng đang dư vốn nhưng rất khó cho vay. Điều này không chỉ do điều kiện vay khó khăn mà lãi suất vẫn còn quá cao so với khả năng sinh lời của đầu tư trung và dài hạn, nên hoạt động của các ngân hàng đình trệ là điều dễ hiểu.
Yếu tố thứ hai để nhận biết thiểu phát, theo ông Tuấn đó chính là sản xuất kinh doanh thiếu sôi động. Ông Tuấn phân tích: "Lần đầu tiên kể từ khi lạm phát bùng nổ vào giữa 2007, chỉ số CPI giảm 0,19% đã đánh dấu một cột mốc trong diễn tiến kinh tế xã hội. CPI giảm là kết quả của nhiều nguyên nhân như: nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ và tác động giảm giá trên thế giới do suy thoái kinh tế toàn cầu".
Kết quả này đã tạo nên sự phấn khích nhưng nền kinh tế lại đang bị mất cân bằng, ở chỗ: trong các thành phần của CPI của tháng 10/2008 thì nhóm hàng dịch vụ ăn uống, vốn chiếm tỷ trọng 40% rổ hàng hóa tính CPI đã giảm 0,42% so với tháng 9/2008, riêng lương thực giảm 1,91%.
Điều này có lợi cho người tiêu dùng nhưng lại tổn thương tới 70% dân số khu vực nông nghiệp nông thôn. Tiếp theo, trong 10 nhóm cấu thành CPI thì nhóm 5 (nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng...) đã giảm 1,08% so với tháng 9/2008.
"Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, nếu CPI tiếp tục âm như tháng 10 thì tầm vĩ mô cần tính đến nguy cơ thiểu phát, thậm chí cả giảm phát!", ông Tuấn cảnh báo.
Phân tích, dự báo để xác định mục tiêu
Vậy, thiểu phát có nguy hiểm không? Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng, có thể hơi sớm khi đặt vấn đề thiểu phát lúc này vì tăng trưởng vẫn cao, việc làm, tiêu dùng và thu nhập vẫn còn.
Tuy nhiên, nếu để các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa suy sụp và phá sản hàng loạt thì tăng trưởng sẽ giảm sút, nền kinh tế không chỉ lâm vào thiểu phát mà còn giảm phát. Lúc đó, lại phải kích cầu, bơm vốn để cứu nền kinh tế và công việc này còn khó hơn nhiều so với chống lạm phát.
"Lạm phát như người bị huyết áp cao, còn thiểu phát như người bị huyết áp thấp, cứ xỉu dần, xỉu liên tục và chết không được báo trước!", ông Kiêm nói.
Cũng theo ông Kiêm, lạm phát được cảm nhận rất rõ qua việc chi tiêu, còn thiểu phát thì không và điều này khá nguy hiểm ở chỗ triệt tiêu khả năng tiêu dùng của thị trường.
Bởi lẽ, lúc đó, ai cũng nghĩ rằng "ngày mai, giá sẽ giảm", nên họ không chi tiêu, dẫn đến tổng cầu suy giảm và nền kinh tế sẽ bước vào giai đoạn suy thoái: hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được, doanh nghiệp không muốn vay tiền ngân hàng, hoạt động ngân hàng cũng bị đình đốn theo, tăng trưởng giảm sút, thất nghiệp gia tăng.
Xung quanh vấn đề này, ông Trương Đình Tuyển, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia băn khoăn: "Tôi đang đặt câu hỏi liệu bây giờ đã đặt mục tiêu điều chỉnh chính sách kinh tế chưa? Bởi lẽ lạm phát đang giảm nhưng nguy cơ thiểu phát đang có".
Theo ông Tuyển, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang suy thoái, doanh số xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam sẽ giảm và đương nhiên GDP sẽ giảm theo.
Vì vậy, hiện tại, rất cần tính đến yếu tố điều chỉnh chính sách và phải cân nhắc vấn đề: có nên tiếp tục ưu tiên mục tiêu chống lạm phát hay là chỉ nên tiếp tục chống lạm phát? Đồng thời, chuyển mục tiêu sang chống suy thoái kinh tế.
"Tôi cho rằng, nếu nhầm lẫn mục tiêu thì yếu tố vĩ mô sẽ xấu, tăng trưởng sụt giảm và thất nghiệp gia tăng" ông Tuyển nói.
Như vậy, phải chăng trong lúc này, rất cần có những phân tích, dự báo cụ thể để điều chỉnh chính sách kinh tế kịp thời thay vì "mất bò mới lo làm chuồng"?