Chống lạm phát: “Dự báo phải đặt hàng đầu”
“Trong chiến tranh, muốn “biết” địch phải có tình báo giỏi. Trong kinh tế, muốn “thắng” càng cần những dự báo thật chính xác”
“Trong chiến tranh, muốn “biết” địch phải có tình báo giỏi. Trong kinh tế, muốn “thắng” càng cần những dự báo thật chính xác”.
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành ví von như vậy khi trò chuyện với VnEconomy xung quanh các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát tại Việt Nam thời gian qua.
Gần đây, để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện hàng loạt các biện pháp như: tăng dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, phát hành tín phiếu nhằm giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, áp mức “trần” cho lãi suất huy động vốn, loại bỏ các dự án không hiệu quả… Theo ông những biện pháp này có góp phần tích cực vào nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát của Chính phủ trong năm 2008?
Thực ra không nên đánh giá các biện pháp là xấu hay là tốt mà chỉ nên căn cứ vào mục đích của biện pháp đó. Hiện tại, rất khó bình luận về các chính sách, biện pháp của Nhà nước, vì bản thân chúng ta còn thiếu thông tin làm cơ sở vững chắc cho những đánh giá đó.
Tuy nhiên, các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát lại có tính ngược chiều nên không thể cùng một lúc đạt được cả hai mục tiêu. Vì vậy, nếu thiếu dự báo tốt, không chỉ mục tiêu tăng trưởng 8,5-9% trong năm 2008 khó hoàn thành mà cả việc kiềm chế lạm phát cũng rất khó đạt.
Ý của ông là các cơ quan chức năng đang thiếu các thông tin dự báo chính xác, dẫn tới các chính sách thường đi sau thị trường và bị ảnh hưởng bởi tâm lý?
Đúng vậy. Hiện việc chúng ta còn chưa thể khống chế lạm phát cũng bắt nguồn từ thiếu thông tin dự báo chính xác.
Hiện tại, khoảng 60% GDP của chúng ta là từ xuất khẩu. Trong khi đó, có những ngành nghề chúng ta phải nhập khẩu 60-90% nguyên liệu, có nghĩa là chúng ta đang phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới. Khi chưa dự báo được sự biến động của thị trường, giá cả, trước những biến động bên ngoài, nền kinh tế của chúng ta sẽ rất dễ bị tổn thương.
Nay giá nhiên liệu, nguyên liệu trên thế giới không ngừng leo thang, USD giảm mạnh, đồng nội tệ tăng giá, khiến cho xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Chúng ta phải mua đắt nhưng bán rẻ. Và thực tế, chúng ta đang “lấy công làm lãi”. Nhưng trong báo cáo của các ngành, tỷ trọng xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước, khiến chúng ta đều cảm thấy “hăm hở”.
Nhưng niềm vui này sẽ kéo dài bao lâu, khi thị trường xuất khẩu chính của chúng ta là Mỹ đang trong quá trình suy thoái? Khi đó nhà nhập khẩu sẽ buộc phải lựa chọn những đối tác chiến lược. Khi đó, những biện pháp kiểu “phản xạ”, chạy theo thị trường liệu có thể giải quyết được vấn đề?
Chúng ta nên thành lập một tổ chức khách quan để dự báo về các vấn đề kinh tế, tài chính. Cơ quan này sẽ dựa trên các phương pháp khoa học để đưa ra những dự báo chính xác. Từ đó, mới giúp các nhà quản lý đưa ra những chính sách cụ thể lâu dài chứ không phải là những biện pháp nhất thời.
Còn hiện tại khi chưa đủ lực, chúng ta có thể thuê các tổ chức có kinh nghiệm của nước ngoài để công tác dự báo được thực hiện kịp thời và chính xác nhất.
Ông nghĩ như thế nào về tốc độ lạm phát trong năm 2008?
Tôi không muốn đưa ra dự báo mà chỉ cảnh báo rằng chúng ta đừng để tăng trưởng mạnh mà đời sống của người dân lại khó khăn hơn.
Chúng ta nên đánh giá và nhìn nhận đúng tiềm lực, cũng như “phương tiện”, để đi đúng “tốc độ”.
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành ví von như vậy khi trò chuyện với VnEconomy xung quanh các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát tại Việt Nam thời gian qua.
Gần đây, để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện hàng loạt các biện pháp như: tăng dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, phát hành tín phiếu nhằm giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, áp mức “trần” cho lãi suất huy động vốn, loại bỏ các dự án không hiệu quả… Theo ông những biện pháp này có góp phần tích cực vào nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát của Chính phủ trong năm 2008?
Thực ra không nên đánh giá các biện pháp là xấu hay là tốt mà chỉ nên căn cứ vào mục đích của biện pháp đó. Hiện tại, rất khó bình luận về các chính sách, biện pháp của Nhà nước, vì bản thân chúng ta còn thiếu thông tin làm cơ sở vững chắc cho những đánh giá đó.
Tuy nhiên, các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát lại có tính ngược chiều nên không thể cùng một lúc đạt được cả hai mục tiêu. Vì vậy, nếu thiếu dự báo tốt, không chỉ mục tiêu tăng trưởng 8,5-9% trong năm 2008 khó hoàn thành mà cả việc kiềm chế lạm phát cũng rất khó đạt.
Ý của ông là các cơ quan chức năng đang thiếu các thông tin dự báo chính xác, dẫn tới các chính sách thường đi sau thị trường và bị ảnh hưởng bởi tâm lý?
Đúng vậy. Hiện việc chúng ta còn chưa thể khống chế lạm phát cũng bắt nguồn từ thiếu thông tin dự báo chính xác.
Hiện tại, khoảng 60% GDP của chúng ta là từ xuất khẩu. Trong khi đó, có những ngành nghề chúng ta phải nhập khẩu 60-90% nguyên liệu, có nghĩa là chúng ta đang phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới. Khi chưa dự báo được sự biến động của thị trường, giá cả, trước những biến động bên ngoài, nền kinh tế của chúng ta sẽ rất dễ bị tổn thương.
Nay giá nhiên liệu, nguyên liệu trên thế giới không ngừng leo thang, USD giảm mạnh, đồng nội tệ tăng giá, khiến cho xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Chúng ta phải mua đắt nhưng bán rẻ. Và thực tế, chúng ta đang “lấy công làm lãi”. Nhưng trong báo cáo của các ngành, tỷ trọng xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước, khiến chúng ta đều cảm thấy “hăm hở”.
Nhưng niềm vui này sẽ kéo dài bao lâu, khi thị trường xuất khẩu chính của chúng ta là Mỹ đang trong quá trình suy thoái? Khi đó nhà nhập khẩu sẽ buộc phải lựa chọn những đối tác chiến lược. Khi đó, những biện pháp kiểu “phản xạ”, chạy theo thị trường liệu có thể giải quyết được vấn đề?
Chúng ta nên thành lập một tổ chức khách quan để dự báo về các vấn đề kinh tế, tài chính. Cơ quan này sẽ dựa trên các phương pháp khoa học để đưa ra những dự báo chính xác. Từ đó, mới giúp các nhà quản lý đưa ra những chính sách cụ thể lâu dài chứ không phải là những biện pháp nhất thời.
Còn hiện tại khi chưa đủ lực, chúng ta có thể thuê các tổ chức có kinh nghiệm của nước ngoài để công tác dự báo được thực hiện kịp thời và chính xác nhất.
Ông nghĩ như thế nào về tốc độ lạm phát trong năm 2008?
Tôi không muốn đưa ra dự báo mà chỉ cảnh báo rằng chúng ta đừng để tăng trưởng mạnh mà đời sống của người dân lại khó khăn hơn.
Chúng ta nên đánh giá và nhìn nhận đúng tiềm lực, cũng như “phương tiện”, để đi đúng “tốc độ”.