Chủ tịch nước: “Đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước”
Chủ tịch nước đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 đã diễn ra tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) sáng 2/9, với sự tham dự của các lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước, các đoàn đại biểu nước ngoài, các vị lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tướng lĩnh, đại diện các tầng lớp nhân dân Hà Nội, đại diện cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Khẳng định tư tưởng và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá, ngọn đuốc soi đường cho dân tộc, Chủ tịch nước cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các anh hùng, liệt sỹ, các bậc lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, các gia đình có công với nước cùng toàn thể đồng bào và chiến sỹ cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
"Ngày nay, đất nước ta đang đứng trước thời cơ, vận hội lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới và khu vực thay đổi sâu sắc, nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường. Chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo khủng bố, bạo loạn, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra ở nhiều nơi; đặc biệt là sự tranh chấp chủ quyền biển, đảo ngày càng gia tăng trên biển Đông và những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá Nhà nước ta, chế độ ta, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta", diễn văn có đoạn.
Chủ tịch nước khẳng định: "Ở trong nước, những thành quả đạt được trong những năm qua là rất quan trọng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, chưa bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, có mặt biểu hiện ngày càng nghiêm trọng hơn, diễn biến phức tạp hơn, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc trong xã hội, bất bình trong nhân dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước".
Nhiệm vụ chiến lược được Chủ tịch nước nêu trong diễn văn, đó là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước; phấn đấu sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế; đem lại cuộc sống thực sự tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Ông nói: “Như Bác Hồ đã căn dặn: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến về quá khứ, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc để đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước".
Đồng thời, "thường xuyên nêu cao cảnh giác, đánh bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống".
"Nhiệm vụ then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao; có đường lối đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn đất nước, không giáo điều, bảo thủ, chủ quan, duy ý chí", ông nói.
Cũng theo Chủ tịch nước, cần "tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền ở một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội lần thứ 12 của Đảng".
"Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; mọi cơ quan nhà nước, mọi cán bộ công chức phải chịu sự giám sát của nhân dân".
"Đổi mới quản lý nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy dân chủ, đồng thời đề cao kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội".
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Khẳng định tư tưởng và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá, ngọn đuốc soi đường cho dân tộc, Chủ tịch nước cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các anh hùng, liệt sỹ, các bậc lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, các gia đình có công với nước cùng toàn thể đồng bào và chiến sỹ cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
"Ngày nay, đất nước ta đang đứng trước thời cơ, vận hội lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới và khu vực thay đổi sâu sắc, nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường. Chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo khủng bố, bạo loạn, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra ở nhiều nơi; đặc biệt là sự tranh chấp chủ quyền biển, đảo ngày càng gia tăng trên biển Đông và những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá Nhà nước ta, chế độ ta, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta", diễn văn có đoạn.
Chủ tịch nước khẳng định: "Ở trong nước, những thành quả đạt được trong những năm qua là rất quan trọng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, chưa bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, có mặt biểu hiện ngày càng nghiêm trọng hơn, diễn biến phức tạp hơn, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc trong xã hội, bất bình trong nhân dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước".
Nhiệm vụ chiến lược được Chủ tịch nước nêu trong diễn văn, đó là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước; phấn đấu sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế; đem lại cuộc sống thực sự tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Ông nói: “Như Bác Hồ đã căn dặn: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến về quá khứ, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc để đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước".
Đồng thời, "thường xuyên nêu cao cảnh giác, đánh bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống".
"Nhiệm vụ then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao; có đường lối đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn đất nước, không giáo điều, bảo thủ, chủ quan, duy ý chí", ông nói.
Cũng theo Chủ tịch nước, cần "tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền ở một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội lần thứ 12 của Đảng".
"Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; mọi cơ quan nhà nước, mọi cán bộ công chức phải chịu sự giám sát của nhân dân".
"Đổi mới quản lý nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy dân chủ, đồng thời đề cao kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội".