Chủ tịch Quốc hội lại thất vọng vì Luật Hộ tịch
Chưa thuyết phục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự án Luật Hộ tịch lại thêm một lần lỡ hẹn trình ra Quốc hội theo dự kiến
“Tôi bức xúc từ lần trước cơ, giờ vẫn bức xúc như thế”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hộ tịch, chiều 13/8.
Với dự kiến ban đầu trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ tư vào cuối năm 2012, dự án Luật Hộ tịch đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận lần đầu từ phiên họp tháng 9/2012. Tuy nhiên trước quá nhiều băn khoăn chưa có lời giải thỏa đáng, dự án luật này đã được đề nghị lùi lại để chỉnh sửa, hoàn thiện thêm.
Tại tờ trình mới, Chính phủ nêu rõ mục tiêu xây dựng dự án Luật Hộ tịch là nhằm tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, lâu dài cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ở Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bảo đảm quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của người dân một cách thuận lợi, góp phần tăng cường quản lý dân cư trong tình hình mới.
Gồm 6 chương và 68 điều, dự thảo quy định nội dung, nguyên tắc đăng ký hộ tịch; quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch; thẩm quyền, thủ tục đăng ký, cấp xác nhận hộ tịch; cơ sở dữ liệu hộ tịch; hộ tịch viên; trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong quản lý hộ tịch.
Nội dung đáng chú ý tại dự thảo luật là quy định về số định danh cá nhân, là dãy số tự nhiên được lập trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm mã hóa những thông tin cơ bản của cá nhân, được cấp cho mỗi cá nhân để đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin, phục vụ lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Theo lập luận của Chính phủ, khi xây dựng thành công cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và mỗi công dân có một số định danh sẽ tạo ra sự đột phá quan trọng trong quản lý nhà nước, quản lý dân cư, phục vụ tích cực cho việc giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến cho người dân, cũng như trong lĩnh vực hộ tịch.
Nhấn mạnh yêu cầu phải giảm giấy tờ để công dân thuận lợi trong sinh hoạt làm ăn Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai băn khoăn khi chưa thấy dự thảo làm rõ khi có số định danh cá nhân thì sẽ giảm được bao nhiêu loại giấy tờ cho công dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng hỏi, Luật Hộ tịch ra đời có gây thêm phiền phức cho người dân hay không? Khi có sổ hộ tịch này đăng ký kết hôn hay khai sinh có phải cấp những giấy tờ này như trước nay không hay chỉ ghi vào sổ hộ tịch thôi.
Ông Hiển còn băn khoăn là thêm hộ tịch viên có thể tăng thêm 11.000 biên chế, sẽ giải quyết vấn đề thế nào và tác động đến ngân sách ra sao.
Cùng câu hỏi với hai vị trên, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét đọc dự thảo luật chỉ thấy tăng thêm thủ tục cho dân, tăng ngân sách, chi phí…
Với phân tích hộ tịch với hộ khẩu vẫn là hai loại khác nhau cùng tồn tại, còn thêm cả chứng minh nhân dân, hộ tịch có thêm định danh cá nhân, hộ khẩu định danh gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng như vậy chỉ rắc rối thêm chứ không thay thế gì cả. Sao không gom cả mấy cái này lại để một con người chỉ còn một loại giấy tờ duy nhất phải mang theo người? ông Hiện đặt câu hỏi.
Nhấn mạnh lần trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội gác lại dự án Luật Hộ tịch cũng vì những câu hỏi trên nhưng lần này câu trả lời vẫn còn đang nhùng nhằng đã lại trình, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phàn nàn dự án luật như vậy thì trình Thường vụ còn chưa đủ điều kiện chứ nói gì trình Quốc hội.
Dẫn số liệu hiện tại mỗi công dân có thể sở hữu đến khoảng 20 loại giấy tờ, Chủ tịch hỏi có Luật Hộ tịch thì còn mấy giấy, từ một cửa thì thành còn mấy cửa?
Ví dụ, giờ đăng ký kết hôn ở nơi cư trú được nhưng phải đến xã khai sinh xin trích lục. Khi ly hôn lại phải về xã đăng ký kết hôn báo cáo. Bắt dân những việc như thế có được không mà rồi người ta có làm không? Chủ tịch bức xúc.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường giải thích, theo đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân thì bắt đầu thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư của Quốc gia từ 1/1/2016, đến 2020 kết thúc. Luật này có hiệu lực từ 1/1/2016. Từ đó, tất cả mọi người khi đó đều có số định danh cá nhân, mang theo suốt đời, được gắn trên giấy tờ con người có, giấy tờ tùy thân, chỉ còn thiếu thẻ công dân điện tử để thay thế mọi loại giấy tờ.
Quan điểm đầu tiên của luật này là vì lợi ích của người dân, không cần sao chụp chứng thực giấy tờ gì cả, rất tốn kém, chỉ cần mang theo thẻ công dân điện tử. Chia sẻ trăn trở của Chủ tịch Quốc hội, chúng tôi đã rất quyết tâm để làm được những yêu cầu đề ra của Thường vụ, không đến mức nói luật này Chính phủ dễ dãi, Bộ trưởng phân trần.
Sau đó, thêm vài lần giải thích nữa, Bộ trưởng Hà Hùng Cường vẫn không làm giảm băn khoăn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị dừng trình dự án luật này để cơ quan soạn thảo về làm lại, giải trình mọi vấn đề thắc mắc.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lưu ý làm luật trước hết phải vì lợi ích của người dân, làm sao để chỉ có một loại giấy tờ, cùng lắm 2 giấy thôi.
Hướng về Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật – cơ quan thẩm tra dự án luật – Phan Trung Lý, Chủ tịch nói: “Tôi rất thất vọng về luật này mà tôi tưởng ngon lắm rồi đấy ông Lý ạ. Đêm qua ngồi đọc tôi gạch đỏ hết cả rồi đây”.
Chưa thuyết phục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự án Luật Hộ tịch lại thêm một lần lỡ hẹn trình ra Quốc hội theo dự kiến.
Với dự kiến ban đầu trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ tư vào cuối năm 2012, dự án Luật Hộ tịch đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận lần đầu từ phiên họp tháng 9/2012. Tuy nhiên trước quá nhiều băn khoăn chưa có lời giải thỏa đáng, dự án luật này đã được đề nghị lùi lại để chỉnh sửa, hoàn thiện thêm.
Tại tờ trình mới, Chính phủ nêu rõ mục tiêu xây dựng dự án Luật Hộ tịch là nhằm tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, lâu dài cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ở Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bảo đảm quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của người dân một cách thuận lợi, góp phần tăng cường quản lý dân cư trong tình hình mới.
Gồm 6 chương và 68 điều, dự thảo quy định nội dung, nguyên tắc đăng ký hộ tịch; quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch; thẩm quyền, thủ tục đăng ký, cấp xác nhận hộ tịch; cơ sở dữ liệu hộ tịch; hộ tịch viên; trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong quản lý hộ tịch.
Nội dung đáng chú ý tại dự thảo luật là quy định về số định danh cá nhân, là dãy số tự nhiên được lập trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm mã hóa những thông tin cơ bản của cá nhân, được cấp cho mỗi cá nhân để đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin, phục vụ lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Theo lập luận của Chính phủ, khi xây dựng thành công cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và mỗi công dân có một số định danh sẽ tạo ra sự đột phá quan trọng trong quản lý nhà nước, quản lý dân cư, phục vụ tích cực cho việc giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến cho người dân, cũng như trong lĩnh vực hộ tịch.
Nhấn mạnh yêu cầu phải giảm giấy tờ để công dân thuận lợi trong sinh hoạt làm ăn Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai băn khoăn khi chưa thấy dự thảo làm rõ khi có số định danh cá nhân thì sẽ giảm được bao nhiêu loại giấy tờ cho công dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng hỏi, Luật Hộ tịch ra đời có gây thêm phiền phức cho người dân hay không? Khi có sổ hộ tịch này đăng ký kết hôn hay khai sinh có phải cấp những giấy tờ này như trước nay không hay chỉ ghi vào sổ hộ tịch thôi.
Ông Hiển còn băn khoăn là thêm hộ tịch viên có thể tăng thêm 11.000 biên chế, sẽ giải quyết vấn đề thế nào và tác động đến ngân sách ra sao.
Cùng câu hỏi với hai vị trên, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét đọc dự thảo luật chỉ thấy tăng thêm thủ tục cho dân, tăng ngân sách, chi phí…
Với phân tích hộ tịch với hộ khẩu vẫn là hai loại khác nhau cùng tồn tại, còn thêm cả chứng minh nhân dân, hộ tịch có thêm định danh cá nhân, hộ khẩu định danh gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng như vậy chỉ rắc rối thêm chứ không thay thế gì cả. Sao không gom cả mấy cái này lại để một con người chỉ còn một loại giấy tờ duy nhất phải mang theo người? ông Hiện đặt câu hỏi.
Nhấn mạnh lần trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội gác lại dự án Luật Hộ tịch cũng vì những câu hỏi trên nhưng lần này câu trả lời vẫn còn đang nhùng nhằng đã lại trình, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phàn nàn dự án luật như vậy thì trình Thường vụ còn chưa đủ điều kiện chứ nói gì trình Quốc hội.
Dẫn số liệu hiện tại mỗi công dân có thể sở hữu đến khoảng 20 loại giấy tờ, Chủ tịch hỏi có Luật Hộ tịch thì còn mấy giấy, từ một cửa thì thành còn mấy cửa?
Ví dụ, giờ đăng ký kết hôn ở nơi cư trú được nhưng phải đến xã khai sinh xin trích lục. Khi ly hôn lại phải về xã đăng ký kết hôn báo cáo. Bắt dân những việc như thế có được không mà rồi người ta có làm không? Chủ tịch bức xúc.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường giải thích, theo đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân thì bắt đầu thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư của Quốc gia từ 1/1/2016, đến 2020 kết thúc. Luật này có hiệu lực từ 1/1/2016. Từ đó, tất cả mọi người khi đó đều có số định danh cá nhân, mang theo suốt đời, được gắn trên giấy tờ con người có, giấy tờ tùy thân, chỉ còn thiếu thẻ công dân điện tử để thay thế mọi loại giấy tờ.
Quan điểm đầu tiên của luật này là vì lợi ích của người dân, không cần sao chụp chứng thực giấy tờ gì cả, rất tốn kém, chỉ cần mang theo thẻ công dân điện tử. Chia sẻ trăn trở của Chủ tịch Quốc hội, chúng tôi đã rất quyết tâm để làm được những yêu cầu đề ra của Thường vụ, không đến mức nói luật này Chính phủ dễ dãi, Bộ trưởng phân trần.
Sau đó, thêm vài lần giải thích nữa, Bộ trưởng Hà Hùng Cường vẫn không làm giảm băn khoăn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị dừng trình dự án luật này để cơ quan soạn thảo về làm lại, giải trình mọi vấn đề thắc mắc.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lưu ý làm luật trước hết phải vì lợi ích của người dân, làm sao để chỉ có một loại giấy tờ, cùng lắm 2 giấy thôi.
Hướng về Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật – cơ quan thẩm tra dự án luật – Phan Trung Lý, Chủ tịch nói: “Tôi rất thất vọng về luật này mà tôi tưởng ngon lắm rồi đấy ông Lý ạ. Đêm qua ngồi đọc tôi gạch đỏ hết cả rồi đây”.
Chưa thuyết phục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự án Luật Hộ tịch lại thêm một lần lỡ hẹn trình ra Quốc hội theo dự kiến.