Chủ tịch VCCI khen cách làm luật “mới chưa từng có”
Ông Vũ Tiến Lộc đánh giá cao cách tiếp cận mới “chưa từng có” trong lịch sử xây dựng pháp luật kinh doanh ở nước ta
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc vừa có một bài viết gửi đến Quốc hội đánh giá, góp ý xung quanh việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp với một số nội dung đáng chú ý.
Mở đầu bài viết của mình, Chủ tịch VCCI đánh giá cao các nỗ lực của ban soạn thảo trong việc đưa ra những giải pháp mạnh mẽ tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các thủ tục hành chính, theo hướng tôn trọng nguyên tắc nền tảng là bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, ông đánh giá cao cách tiếp cận mới “chưa từng có” trong lịch sử xây dựng pháp luật kinh doanh ở nước ta: đặt yêu cầu sửa đổi Luật Doanh nghiệp trong cuộc đua tranh quốc tế và đưa ra được dự báo định lượng về tác động của luật với các nội dung sửa đổi lần này, nếu được Quốc hội thông qua.
Vị chuyên gia này cho rằng, đây là một tiền lệ rất tốt của một dự án xây dựng luật trong bối cạnh hội nhập và đề nghị cách làm như vậy nên được xác định như một yêu cầu bắt buộc trong quá trình xây dựng mới và sửa đổi các bộ luật kinh doanh khác ở nước ta.
Bên cạnh những “mặt được” trên, Chủ tịch VCCI cũng thẳng thắn kiến nghị một số nội dung đáng chú ý.
Thứ nhất, cần giảm thiểu các chế định hạn chế quyền tự do kinh doanh tại các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn, tránh tình trạng Luật Doanh nghiệp thì mở ra trong khi các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn thì bó lại.
Với quá nhiều các quy định riêng trong pháp luật chuyên ngành và quá nhiều thủ tục và giấy phép con, cháu, chắt… quy định trong các văn bản hướng dẫn và triển khai ở các cấp nguyên tắc quyền tự do kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp đã bị đẩy lùi và “vô hiệu hóa” từng phần.
Do đó, đại biểu này đề nghị khẳng định dứt khoát về cơ cấu tổ chức và quản trị doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp phải được ưu tiên áp dụng hơn so với pháp luật chuyên ngành.
Thứ hai, phải chế định khoa học công tác hậu kiểm để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp không bị lạm dụng. Bởi quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu từ quyền tự do gia nhập thị trường, tức là việc thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, định hướng đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi là một quan điểm cần được ủng hộ.
Tuy nhiên, quyền tự do kinh doanh cũng bao hàm trong nó giới hạn là không phương hại tới xã hội hay lợi ích của người khác.
Theo ông, để bảo vệ quyền tự do kinh doanh không bị lạm dụng, Luật Doanh nghiệp cũng cần đặc biệt chú ý tới các quy định hậu kiểm đối với doanh nghiệp, để bảo đảm rằng doanh nghiệp đã đăng ký là có tồn tại, có hoạt động, không phải doanh nghiệp ma, doanh nghiệp lập ra để mua bán hóa đơn.
Theo ông Lộc, phát hiện doanh nghiệp ma ngay tại thời điểm họ có ý định trong đầu có lẽ là điều không thể, nhưng sau một thời gian thì chắc chắn là có thể nếu chúng ta làm tốt thủ tục hậu kiểm báo cáo hoạt động và tài chính của doanh nghiệp.
Ông cho rằng, “không thể để tình trạng như hiện nay cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp không biết và xã hội không có được thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp đã đăng ký còn hay mất. Lỗi này nằm ở hậu kiểm”.
Về ngành nghề kinh doanh và nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Chủ tịch VCCI hoan nghênh đề xuất có tính chất đột phá của ban soạn thảo trong việc bỏ ghi ngành nghề kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp, bởi qua nhiều năm thực hiện việc ghi ngành nghề, mục tiêu quản lý nhà nước theo ngành nghề đã không đạt được.
Ông cũng tán thành quy định công bố công khai, rõ ràng danh mục ngành nghề cấm kinh doanh và danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo ông, đây là quy định đặc biệt có ý nghĩa bởi nó giúp cho doanh nghiệp không phải tự tìm hiểu khắp nơi trong cả một rừng pháp luật như hiện nay để biết được những lĩnh vực họ không được kinh doanh và những lĩnh vực muốn kinh doanh họ phải hội tụ đủ các điều kiện nhất định.
Tuy nhiên, để danh mục này đạt hiệu quả trông đợi thì theo ông, cần phải quy định ngay tại dự luật hai việc. Một là, danh mục phải được cập nhật thường xuyên. Hai là, dự luật cần quy định về hiệu lực của danh mục này.
Mở đầu bài viết của mình, Chủ tịch VCCI đánh giá cao các nỗ lực của ban soạn thảo trong việc đưa ra những giải pháp mạnh mẽ tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các thủ tục hành chính, theo hướng tôn trọng nguyên tắc nền tảng là bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, ông đánh giá cao cách tiếp cận mới “chưa từng có” trong lịch sử xây dựng pháp luật kinh doanh ở nước ta: đặt yêu cầu sửa đổi Luật Doanh nghiệp trong cuộc đua tranh quốc tế và đưa ra được dự báo định lượng về tác động của luật với các nội dung sửa đổi lần này, nếu được Quốc hội thông qua.
Vị chuyên gia này cho rằng, đây là một tiền lệ rất tốt của một dự án xây dựng luật trong bối cạnh hội nhập và đề nghị cách làm như vậy nên được xác định như một yêu cầu bắt buộc trong quá trình xây dựng mới và sửa đổi các bộ luật kinh doanh khác ở nước ta.
Bên cạnh những “mặt được” trên, Chủ tịch VCCI cũng thẳng thắn kiến nghị một số nội dung đáng chú ý.
Thứ nhất, cần giảm thiểu các chế định hạn chế quyền tự do kinh doanh tại các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn, tránh tình trạng Luật Doanh nghiệp thì mở ra trong khi các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn thì bó lại.
Với quá nhiều các quy định riêng trong pháp luật chuyên ngành và quá nhiều thủ tục và giấy phép con, cháu, chắt… quy định trong các văn bản hướng dẫn và triển khai ở các cấp nguyên tắc quyền tự do kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp đã bị đẩy lùi và “vô hiệu hóa” từng phần.
Do đó, đại biểu này đề nghị khẳng định dứt khoát về cơ cấu tổ chức và quản trị doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp phải được ưu tiên áp dụng hơn so với pháp luật chuyên ngành.
Thứ hai, phải chế định khoa học công tác hậu kiểm để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp không bị lạm dụng. Bởi quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu từ quyền tự do gia nhập thị trường, tức là việc thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, định hướng đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi là một quan điểm cần được ủng hộ.
Tuy nhiên, quyền tự do kinh doanh cũng bao hàm trong nó giới hạn là không phương hại tới xã hội hay lợi ích của người khác.
Theo ông, để bảo vệ quyền tự do kinh doanh không bị lạm dụng, Luật Doanh nghiệp cũng cần đặc biệt chú ý tới các quy định hậu kiểm đối với doanh nghiệp, để bảo đảm rằng doanh nghiệp đã đăng ký là có tồn tại, có hoạt động, không phải doanh nghiệp ma, doanh nghiệp lập ra để mua bán hóa đơn.
Theo ông Lộc, phát hiện doanh nghiệp ma ngay tại thời điểm họ có ý định trong đầu có lẽ là điều không thể, nhưng sau một thời gian thì chắc chắn là có thể nếu chúng ta làm tốt thủ tục hậu kiểm báo cáo hoạt động và tài chính của doanh nghiệp.
Ông cho rằng, “không thể để tình trạng như hiện nay cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp không biết và xã hội không có được thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp đã đăng ký còn hay mất. Lỗi này nằm ở hậu kiểm”.
Về ngành nghề kinh doanh và nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Chủ tịch VCCI hoan nghênh đề xuất có tính chất đột phá của ban soạn thảo trong việc bỏ ghi ngành nghề kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp, bởi qua nhiều năm thực hiện việc ghi ngành nghề, mục tiêu quản lý nhà nước theo ngành nghề đã không đạt được.
Ông cũng tán thành quy định công bố công khai, rõ ràng danh mục ngành nghề cấm kinh doanh và danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo ông, đây là quy định đặc biệt có ý nghĩa bởi nó giúp cho doanh nghiệp không phải tự tìm hiểu khắp nơi trong cả một rừng pháp luật như hiện nay để biết được những lĩnh vực họ không được kinh doanh và những lĩnh vực muốn kinh doanh họ phải hội tụ đủ các điều kiện nhất định.
Tuy nhiên, để danh mục này đạt hiệu quả trông đợi thì theo ông, cần phải quy định ngay tại dự luật hai việc. Một là, danh mục phải được cập nhật thường xuyên. Hai là, dự luật cần quy định về hiệu lực của danh mục này.