Cú hích cực lớn từ sửa Luật Doanh nghiệp?
Một luật gia nhận xét, đây có thể là lần sửa đổi Luật Doanh nghiệp “quan trọng và toàn diện nhất”
Luật Doanh nghiệp sửa đổi, dự kiến được đưa ra Quốc hội tại kỳ họp tới đây, sẽ có những thay đổi đặc biệt quan trọng, trong đó có vấn đề đăng ký kinh doanh.
Tại hội thảo về Luật Doanh nghiệp sửa đổi do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 10/4, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM nói một trong những thay đổi quan trọng nhất trong sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này là “việc đăng ký kinh doanh sẽ có thay đổi căn bản”.
Thứ nhất, sẽ áp dụng thống nhất các thủ tục của Luật Doanh nghiệp về thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, phần vốn góp đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Thứ hai, sẽ tách biệt việc đăng ký thành lập doanh nghiệp và việc xin giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo hướng bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, chẳng hạn yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định...
Thay đổi này, theo ông Cung, thay đổi quan trọng nhất là ở chỗ tới đây doanh nghiệp sẽ thực sự được làm những gì pháp luật không cấm, thay vì chỉ được làm những gì đã đăng ký.
Điều đó cũng có nghĩa là trên giấy đăng ký kinh doanh, sẽ không còn danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh như vẫn thấy lâu nay.
Không kỳ vọng là Luật Doanh nghiệp sẽ tạo ra một cú “bùng nổ” mới trong việc thành lập doanh nghiệp, song ông Cung nói, luật mới chắc chắn sẽ tạo ra những thuận lợi qua đó thúc đẩy việc hình thành các doanh nghiệp mới.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc CIEM, người tham gia chấp bút dự thảo luật, mục tiêu tổng quát của việc sửa đổi lần này là “tăng cường thu hút và huy động nhiều hơn nữa mọi nguồn vốn và nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh”.
Cụ thể, luật sẽ tạo thuận lợi hơn cho hoạt động thành lập doanh nghiệp, đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài; tạo thuận lợi hơn, giảm chi phí cho tổ chức quản trị doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp; bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của doanh nghiệp và tạo thuận lợi hơn và ít tốn kém hơn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư rút lui khỏi thị trường.
Về cơ bản, luật giữ lại kết cấu của Luật Doanh nghiệp hiện hành, nhưng có nhiều thay đổi về nội dung. Dự thảo luật có 9 chương, 222 điều, tăng 42 điều mới, có 132/172 điều được sửa đổi, bổ sung, 39 điều được giữ nguyên.
Trao đổi nhanh với VnEconomy bên lề hội thảo, luật gia Cao Bá Khoát, một trong những chuyên gia hàng đầu về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, nhận xét đây có thể là lần sửa đổi “quan trọng và toàn diện nhất”, đặc biệt là sẽ giải quyết được hàng loạt vấn đề vướng mắc trong thực tiễn lâu nay.
VnEconomy sẽ tiếp tục đưa các thông tin và bình luận xung quanh vấn đề này.
Tại hội thảo về Luật Doanh nghiệp sửa đổi do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 10/4, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM nói một trong những thay đổi quan trọng nhất trong sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này là “việc đăng ký kinh doanh sẽ có thay đổi căn bản”.
Thứ nhất, sẽ áp dụng thống nhất các thủ tục của Luật Doanh nghiệp về thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, phần vốn góp đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Thứ hai, sẽ tách biệt việc đăng ký thành lập doanh nghiệp và việc xin giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo hướng bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, chẳng hạn yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định...
Thay đổi này, theo ông Cung, thay đổi quan trọng nhất là ở chỗ tới đây doanh nghiệp sẽ thực sự được làm những gì pháp luật không cấm, thay vì chỉ được làm những gì đã đăng ký.
Điều đó cũng có nghĩa là trên giấy đăng ký kinh doanh, sẽ không còn danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh như vẫn thấy lâu nay.
Không kỳ vọng là Luật Doanh nghiệp sẽ tạo ra một cú “bùng nổ” mới trong việc thành lập doanh nghiệp, song ông Cung nói, luật mới chắc chắn sẽ tạo ra những thuận lợi qua đó thúc đẩy việc hình thành các doanh nghiệp mới.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc CIEM, người tham gia chấp bút dự thảo luật, mục tiêu tổng quát của việc sửa đổi lần này là “tăng cường thu hút và huy động nhiều hơn nữa mọi nguồn vốn và nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh”.
Cụ thể, luật sẽ tạo thuận lợi hơn cho hoạt động thành lập doanh nghiệp, đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài; tạo thuận lợi hơn, giảm chi phí cho tổ chức quản trị doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp; bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của doanh nghiệp và tạo thuận lợi hơn và ít tốn kém hơn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư rút lui khỏi thị trường.
Về cơ bản, luật giữ lại kết cấu của Luật Doanh nghiệp hiện hành, nhưng có nhiều thay đổi về nội dung. Dự thảo luật có 9 chương, 222 điều, tăng 42 điều mới, có 132/172 điều được sửa đổi, bổ sung, 39 điều được giữ nguyên.
Trao đổi nhanh với VnEconomy bên lề hội thảo, luật gia Cao Bá Khoát, một trong những chuyên gia hàng đầu về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, nhận xét đây có thể là lần sửa đổi “quan trọng và toàn diện nhất”, đặc biệt là sẽ giải quyết được hàng loạt vấn đề vướng mắc trong thực tiễn lâu nay.
VnEconomy sẽ tiếp tục đưa các thông tin và bình luận xung quanh vấn đề này.