Sửa điều 170 Luật Doanh nghiệp: “Chúng tôi nhận trách nhiệm”
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: “Dù tại ai, trách nhiệm vẫn là trách nhiệm, vẫn phải nhận. Chúng tôi xin nhận”
Chiều 5/6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp. Trong phát biểu tiếp thu ý kiến các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói Bộ nhận trách nhiệm về những hệ quả của điều luật này.
Theo ông Vinh, việc sửa điều 170 Luật Doanh nghiệp là việc “không thể không làm”, vì nếu cứ theo quy định mà đóng cửa tới 2-3 nghìn doanh nghiệp thì sẽ gây hậu quả lớn.
Tuy nhiên, ông Vinh cũng nói rằng mặc dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận trách nhiệm, song đây là việc đã bắt đầu “từ trước thời điểm mà chúng ta có Quốc hội mới, Chính phủ mới của nhiệm kỳ này”.
“Dù tại ai, trách nhiệm vẫn là trách nhiệm, vẫn phải nhận. Chúng tôi xin nhận. Chính vì nhận nên phải sửa ngay điều này. Cũng trình bày với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy là chấp nhận vì nêu không gây hậu quả nghiêm trọng chúng ta sẽ xem xét. Chúng tôi thấy thực chất ở đây quy định chúng ta trước đây cũng có những điều chưa hợp lý, bây giờ chúng ta cần phải sửa đổi lại”, ông Vinh nói.
Mặt khác, điều 170 của Luật Doanh nghiệp đã quy định là doanh nghiệp có quyền đăng ký lại hoặc không cần phải đăng ký lại. Đây là một điều hơi khó quản lý, trách nhiệm quản lý trực tiếp là UBND các tỉnh, thành phố là người cấp phép đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp từ đó đến nay.
“Nhưng trách nhiệm liên đới có Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý Nhà nước, tôi thẳng thắn nhận như vậy, mặc dù việc này nó đã là rất lâu, nhưng trước hết các địa phương quản lý cấp phép và theo dõi quản lý các doanh nghiệp, kể cả đổi giấy phép cũng là của địa phương”, ông Vinh nói, nhấn mạnh rằng trong thời gian dài, các địa phương cũng không hề phản ánh lên trên Bộ Kế hoạch và Đầu tư rằng có chuyện doanh nghiệp muốn đăng ký lại hay không.
Bộ trưởng Vinh cũng cho biết thêm là trong số 6.000 doanh nghiệp FDI được thành lập theo Luật Đầu tư trước đây, thời hạn dự án lúc đó chỉ cho phép doanh nghiệp được đầu tư thời hạn tạm 20 năm, không cho kéo dài hơn.
“Đấy là một đặc thù, họ muốn, nhưng chúng ta không cho, còn những doanh nghiệp thành lập sau năm 2006 thì đã thực hiện theo Luật Đầu tư mới, cho nên đây chỉ là tồn tại của những doanh nghiệp cũ”, ông lý giải.
Trước đề xuất của một số đại biểu về việc cần hồi tố trách nhiệm của các doanh nghiệp đã không chịu đăng ký lại theo quy định, ông Vinh nói, “sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để báo cáo Chính phủ xem xét cân nhắc xem nên như thế nào”.
Hiện tại, các doanh nghiệp đã hết hạn chỉ có 41 doanh nghiệp. Đến năm 2014 sẽ có thêm khoảng 142 doanh nghiệp và đến hết 31/12/2015 sẽ có thêm 269 doanh nghiệp.
Bộ trưởng Vinh cũng nói ông đồng tình với việc tới đây phải “chế định rõ ràng thời điểm đăng ký, sau khi luật sửa đổi được thông qua sẽ bắt buộc có chế tài đối với doanh nghiệp không đăng ký lại đã hết hạn, doanh nghiệp sắp hết hạn phải đăng ký lại trong thời điểm nào, còn nếu không sẽ phải giải thể, dứt khoát giải thể”.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, dự án Luật sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật Doanh nghiệp đã nhận được sự tán thành của đông đảo đại biểu về việc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được gia hạn hoạt động và được tiếp tục mở rộng ngành nghề và phạm vi hoạt động tại Việt Nam, nhất là trong tình hình khó khăn hiện nay và để tránh những hậu quả khi "không cho người ta đăng ký lại".
“Việc sửa này cũng giải quyết một vấn đề nữa là tạo một mặt bằng pháp lý cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay doanh nghiệp trong nước chúng ta không có quy định là đăng ký lại hay không đăng ký lại, nhưng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì chúng ta lại có quy định này”, bà nói.
Tuy nhiên, hiện vẫn có ý kiến không tán thành sự cần thiết phải sửa đổi luật, cho rằng nếu chúng ta sửa đổi luật chỉ có một điều này là không giữ được sự tôn nghiêm của pháp luật, và đánh đồng giữa doanh nghiệp thực hiện tốt và thực hiện chưa tốt luật này.
Bên cạnh đó một số ý kiến cho rằng, nội dung sửa đổi cũng không nên chuyển nhanh từ cực này sang cực khác. Cần phải quy định chặt chẽ và bảo đảm tính minh bạch, quy trình, thủ tục đăng ký cũng phải đơn giản, tránh phiền hà cho doanh nghiệp, thuận tiện cho công tác quản lý và cân nhắc ý kiến mà tôi vừa nói là doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm.
“Chúng tôi sẽ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Ủy ban Kinh tế sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ và hội trường để nghiên cứu lại, chuẩn bị thêm, hoàn chỉnh dự luật để có thể trình ra Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này, theo trình tự thủ tục rút gọn tại một kỳ họp”, bà Ngân cho biết.
Theo ông Vinh, việc sửa điều 170 Luật Doanh nghiệp là việc “không thể không làm”, vì nếu cứ theo quy định mà đóng cửa tới 2-3 nghìn doanh nghiệp thì sẽ gây hậu quả lớn.
Tuy nhiên, ông Vinh cũng nói rằng mặc dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận trách nhiệm, song đây là việc đã bắt đầu “từ trước thời điểm mà chúng ta có Quốc hội mới, Chính phủ mới của nhiệm kỳ này”.
“Dù tại ai, trách nhiệm vẫn là trách nhiệm, vẫn phải nhận. Chúng tôi xin nhận. Chính vì nhận nên phải sửa ngay điều này. Cũng trình bày với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy là chấp nhận vì nêu không gây hậu quả nghiêm trọng chúng ta sẽ xem xét. Chúng tôi thấy thực chất ở đây quy định chúng ta trước đây cũng có những điều chưa hợp lý, bây giờ chúng ta cần phải sửa đổi lại”, ông Vinh nói.
Mặt khác, điều 170 của Luật Doanh nghiệp đã quy định là doanh nghiệp có quyền đăng ký lại hoặc không cần phải đăng ký lại. Đây là một điều hơi khó quản lý, trách nhiệm quản lý trực tiếp là UBND các tỉnh, thành phố là người cấp phép đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp từ đó đến nay.
“Nhưng trách nhiệm liên đới có Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý Nhà nước, tôi thẳng thắn nhận như vậy, mặc dù việc này nó đã là rất lâu, nhưng trước hết các địa phương quản lý cấp phép và theo dõi quản lý các doanh nghiệp, kể cả đổi giấy phép cũng là của địa phương”, ông Vinh nói, nhấn mạnh rằng trong thời gian dài, các địa phương cũng không hề phản ánh lên trên Bộ Kế hoạch và Đầu tư rằng có chuyện doanh nghiệp muốn đăng ký lại hay không.
Bộ trưởng Vinh cũng cho biết thêm là trong số 6.000 doanh nghiệp FDI được thành lập theo Luật Đầu tư trước đây, thời hạn dự án lúc đó chỉ cho phép doanh nghiệp được đầu tư thời hạn tạm 20 năm, không cho kéo dài hơn.
“Đấy là một đặc thù, họ muốn, nhưng chúng ta không cho, còn những doanh nghiệp thành lập sau năm 2006 thì đã thực hiện theo Luật Đầu tư mới, cho nên đây chỉ là tồn tại của những doanh nghiệp cũ”, ông lý giải.
Trước đề xuất của một số đại biểu về việc cần hồi tố trách nhiệm của các doanh nghiệp đã không chịu đăng ký lại theo quy định, ông Vinh nói, “sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để báo cáo Chính phủ xem xét cân nhắc xem nên như thế nào”.
Hiện tại, các doanh nghiệp đã hết hạn chỉ có 41 doanh nghiệp. Đến năm 2014 sẽ có thêm khoảng 142 doanh nghiệp và đến hết 31/12/2015 sẽ có thêm 269 doanh nghiệp.
Bộ trưởng Vinh cũng nói ông đồng tình với việc tới đây phải “chế định rõ ràng thời điểm đăng ký, sau khi luật sửa đổi được thông qua sẽ bắt buộc có chế tài đối với doanh nghiệp không đăng ký lại đã hết hạn, doanh nghiệp sắp hết hạn phải đăng ký lại trong thời điểm nào, còn nếu không sẽ phải giải thể, dứt khoát giải thể”.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, dự án Luật sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật Doanh nghiệp đã nhận được sự tán thành của đông đảo đại biểu về việc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được gia hạn hoạt động và được tiếp tục mở rộng ngành nghề và phạm vi hoạt động tại Việt Nam, nhất là trong tình hình khó khăn hiện nay và để tránh những hậu quả khi "không cho người ta đăng ký lại".
“Việc sửa này cũng giải quyết một vấn đề nữa là tạo một mặt bằng pháp lý cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay doanh nghiệp trong nước chúng ta không có quy định là đăng ký lại hay không đăng ký lại, nhưng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì chúng ta lại có quy định này”, bà nói.
Tuy nhiên, hiện vẫn có ý kiến không tán thành sự cần thiết phải sửa đổi luật, cho rằng nếu chúng ta sửa đổi luật chỉ có một điều này là không giữ được sự tôn nghiêm của pháp luật, và đánh đồng giữa doanh nghiệp thực hiện tốt và thực hiện chưa tốt luật này.
Bên cạnh đó một số ý kiến cho rằng, nội dung sửa đổi cũng không nên chuyển nhanh từ cực này sang cực khác. Cần phải quy định chặt chẽ và bảo đảm tính minh bạch, quy trình, thủ tục đăng ký cũng phải đơn giản, tránh phiền hà cho doanh nghiệp, thuận tiện cho công tác quản lý và cân nhắc ý kiến mà tôi vừa nói là doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm.
“Chúng tôi sẽ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Ủy ban Kinh tế sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ và hội trường để nghiên cứu lại, chuẩn bị thêm, hoàn chỉnh dự luật để có thể trình ra Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này, theo trình tự thủ tục rút gọn tại một kỳ họp”, bà Ngân cho biết.