Chùa chiền Trung Quốc trong cơn lốc thương mại hóa
Sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc đang trở thành một con dao hai lưỡi đối với những trung tâm Phật giáo ở nước này
Đã hơn 1000 năm rồi, ngôi chùa Shengshou nằm trên dãy núi Fulong ở tỉnh Triết Giang miền Đông Trung Quốc là một chốn tôn nghiêm, nơi các vị sư có thể thoát khỏi những ham muốn phàm tục và dành toàn bộ tâm trí của mình vào những vấn đề tâm linh.
Tuy nhiên, trong mùa hè năm nay, hai vị sư trụ trì của chùa này lại chú đến một số vấn đề có tính chất thế tục nhiều hơn.
Hơn 80 khách du lịch, phần lớn là những người nghỉ hưu đến từ thành phố Yiwu gần đó, trả một khoản tiền là 43 USD/tháng để thuê phòng tại một nhà khách 2 tầng mà nhà chùa xây dựng ngay sát bên. Lou Zhongyou, trợ lý giám đốc văn phòng quản lý chùa Shengshou cho biết: “Chúng tôi không nhận một khoản tiền nào từ phía chính quyền và phải tự cung tự cấp. Toàn bộ số tiền thu được chúng tôi đều đầu tư để xây thêm phòng.”
Sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc đang trở thành một con dao hai lưỡi đối với những trung tâm Phật giáo như Shengshou. Các ngôi chùa ở Trung Quốc đang được lợi từ việc tầng lớp trung lưu với dân số đang mỗi ngày một tăng của nước này muốn tìm kiếm thêm nhiều ý nghĩa trong cuộc đời bằng cách đóng góp tiền công đức cho các ngôi chùa. Nhờ thế, nhiều ngôi chùa bị phá hủy trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa giờ đây đã được xây dựng lại bằng các khoản tiền công đức.
Ngoài ra, sự phát triển kinh tế theo định hướng thị trường của Trung Quốc cũng thúc đẩy nhiều ngôi chùa ở nước này tập trung vào các biện pháp tăng doanh thu. “Hoạt động thương mại hóa trong các chùa Phật giáo ở Trung Quốc đã trở nên khá phổ biến và đang gây ra mối lo lớn cho nhiều người vì việc này đi ngược với chức năng của đạo Phật là một tôn giáo”, Xuan Fang, một giáo sư thuộc Học viện Nghiên cứu Phật báo và Lý thuyết tôn giáo của Đại học Bắc Kinh nói.
Trong lịch sử, các ngôi chùa ở Trung Quốc cũng không phản đối các hoạt động thương mại. Từ thời nhà Đường, các ngôi chùa ở nước này đã có các nhà khách hoặc các nhà hàng ăn chay để bổ sung thêm các nguồn thu truyền thống như tiền công đức hoặc tiền bán hương. Ngày nay, một số ngôi chùa đã có những biện pháp sáng tạo hơn để thu nhiều tiền hơn từ các phật tử như kêu gọi họ tài trợ tiền để đúc tượng phật, xây các sảnh hoặc mua ngói lợp nhà chùa. Theo báo chí Trung Quốc, có một ngôi chùa ở nước này còn bán một que hương với giá lên tới 790 USD.
Giới lãnh đạo phật giáo ở Trung Quốc phàn nàn về việc một số nhà sư thiếu trung thực đã bỏ trốn cùng với thùng công đức của nhà chùa vào lúc nửa đêm và những người lừa đảo mặc áo nhà tu để đi khất thực. “Hiện có 600 nhà sư giả ở Yiwu đến từ tỉnh An Huy và tỉnh Tứ Xuyên,” Shi Daohui, một nhà sư ở Yiwu nói.
Cũng giống như phần lớn người Trung Quốc, một số ngôi chùa và nhà sư ở nước này đã không chống lại nổi sự cám dỗ của tinh thần “trở thành giàu có là vinh quang” đang lan rộng khắp đất nước. “Việc các ngôi chùa Phật giáo ở Trung Quốc thực hiện các biện pháp để tăng thu nhập phản ánh những giá trị của xã hội nước này, và chúng tôi không tin rằng sự thật này có thể chấm dứt”, Gareth Fisher, một giảng viên khoa xã hội học thuộc Đại học Richmond (Mỹ), người đã nghiên cứu về sự phát triển bùng nổ của chùa chiền ở Trung Quốc đương đại, nói.
Mặt khác, nhiều chùa ở Trung Quốc hiện đang phải chịu áp lực nặng nề hơn bao giờ hết từ phía chính quyền địa phương yêu cầu họ phải tăng doanh thu. Một số chính quyền địa phương có xu hướng coi các ngôi chùa như những công cụ kiếm tiền thay vì là những nơi cho hoạt động tín ngưỡng, vì chùa chiền là những địa điểm thu hút nhiều du khách nhất.
Yiwu là một ví dụ điển hình. Năm ngoái, chính quyền địa phương ở đây yêu cầu các ngôi chùa, bao gồm chùa Shengshou phải nộp một khoản “phí quản lý” là 790 USD. Ngoài ra, chính quyền địa phương nơi này cũng bật đèn xanh cho việc xây dựng thêm nhiều chùa ở khu vực ngoại ô thành phố nhằm mục đích tăng doanh thu. Hiện đã có 43 ngôi chùa ở khu vực này, so với 11 ngôi chùa vào thời điểm một thập kỷ trước đây.
Vào giữa thập niên 1990, chính quyền địa phương Yiwu quyết định phục hồi chùa Shuanglin như một phần trong kế hoạch xúc tiến du lịch ở thành phố này, một thành phố vốn nổi tiếng với chợ bán buôn lớn nhất thế giới thay vì những ngôi chùa cổ.
Chùa Shuanglin được xây dựng lần đầu gần Yiwu vào năm 520 trước công nguyên bởi các nhà sư đến từ Ấn Độ. Vào năm 1958, trong chương trình Đại nhảy vọt, người dân địa phương ở đây đã phá ngôi chùa này khi họ xây dựng một bể chứa nước tại khu vực chùa. Kế hoạch xây dựng lại chùa Shuanglin của Yiwu đã nhận được sự ủng hộ lớn và thu được khoản tài trợ lên tới 5,3 triệu USD từ các phật tử địa phương.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương ở Yiwu dường như quan tâm đến việc sử dụng ngôi chùa này để kiếm tiền hơn là xây dựng lại một nơi tín ngưỡng cho các phật tử. Khi đang xây dựng dở lại ngôi chùa, chính quyền địa phương đã bán lại ngôi chùa với giá 4,5 triệu USD cho một công ty bất động sản địa phương đang có kế hoạch xây dựng một khu du lịch ở nơi này.
Mới đây, 6 nhà sư đã nộp đơn kiện người đứng đầu cơ quan phụ trách các vấn đề tôn giáo địa phương, cho rằng: “Chùa Shuanglin được xây dựng từ tiền công đức của các phật tử trong thành phố chứ không phải bằng tiền của chính quyền. Chính quyền không có quyền bán lại ngôi chùa.”
Nhiều người đang rất lo ngại trước việc chính quyền địa phương ở nhiều nơi ở Trung Quốc nhìn chung đang chú trọng nhiều đến việc kiếm tiền từ các ngôi chùa, thay vì thúc đẩy hoạt động của các ngôi chùa trong việc giải tỏa những nỗi thống khổ của các phật tử. “Những khoản tiền như thế sẽ rất nguy hiểm đối với sự phát triển của Phật giáo. Tiền có thể dẫn tới nạn tham nhũng và xung đột”, Xue Yu, một giáo sư của Đại học Hồng Kông nhận định.
(Theo Business Week)
Tuy nhiên, trong mùa hè năm nay, hai vị sư trụ trì của chùa này lại chú đến một số vấn đề có tính chất thế tục nhiều hơn.
Hơn 80 khách du lịch, phần lớn là những người nghỉ hưu đến từ thành phố Yiwu gần đó, trả một khoản tiền là 43 USD/tháng để thuê phòng tại một nhà khách 2 tầng mà nhà chùa xây dựng ngay sát bên. Lou Zhongyou, trợ lý giám đốc văn phòng quản lý chùa Shengshou cho biết: “Chúng tôi không nhận một khoản tiền nào từ phía chính quyền và phải tự cung tự cấp. Toàn bộ số tiền thu được chúng tôi đều đầu tư để xây thêm phòng.”
Sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc đang trở thành một con dao hai lưỡi đối với những trung tâm Phật giáo như Shengshou. Các ngôi chùa ở Trung Quốc đang được lợi từ việc tầng lớp trung lưu với dân số đang mỗi ngày một tăng của nước này muốn tìm kiếm thêm nhiều ý nghĩa trong cuộc đời bằng cách đóng góp tiền công đức cho các ngôi chùa. Nhờ thế, nhiều ngôi chùa bị phá hủy trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa giờ đây đã được xây dựng lại bằng các khoản tiền công đức.
Ngoài ra, sự phát triển kinh tế theo định hướng thị trường của Trung Quốc cũng thúc đẩy nhiều ngôi chùa ở nước này tập trung vào các biện pháp tăng doanh thu. “Hoạt động thương mại hóa trong các chùa Phật giáo ở Trung Quốc đã trở nên khá phổ biến và đang gây ra mối lo lớn cho nhiều người vì việc này đi ngược với chức năng của đạo Phật là một tôn giáo”, Xuan Fang, một giáo sư thuộc Học viện Nghiên cứu Phật báo và Lý thuyết tôn giáo của Đại học Bắc Kinh nói.
Trong lịch sử, các ngôi chùa ở Trung Quốc cũng không phản đối các hoạt động thương mại. Từ thời nhà Đường, các ngôi chùa ở nước này đã có các nhà khách hoặc các nhà hàng ăn chay để bổ sung thêm các nguồn thu truyền thống như tiền công đức hoặc tiền bán hương. Ngày nay, một số ngôi chùa đã có những biện pháp sáng tạo hơn để thu nhiều tiền hơn từ các phật tử như kêu gọi họ tài trợ tiền để đúc tượng phật, xây các sảnh hoặc mua ngói lợp nhà chùa. Theo báo chí Trung Quốc, có một ngôi chùa ở nước này còn bán một que hương với giá lên tới 790 USD.
Giới lãnh đạo phật giáo ở Trung Quốc phàn nàn về việc một số nhà sư thiếu trung thực đã bỏ trốn cùng với thùng công đức của nhà chùa vào lúc nửa đêm và những người lừa đảo mặc áo nhà tu để đi khất thực. “Hiện có 600 nhà sư giả ở Yiwu đến từ tỉnh An Huy và tỉnh Tứ Xuyên,” Shi Daohui, một nhà sư ở Yiwu nói.
Cũng giống như phần lớn người Trung Quốc, một số ngôi chùa và nhà sư ở nước này đã không chống lại nổi sự cám dỗ của tinh thần “trở thành giàu có là vinh quang” đang lan rộng khắp đất nước. “Việc các ngôi chùa Phật giáo ở Trung Quốc thực hiện các biện pháp để tăng thu nhập phản ánh những giá trị của xã hội nước này, và chúng tôi không tin rằng sự thật này có thể chấm dứt”, Gareth Fisher, một giảng viên khoa xã hội học thuộc Đại học Richmond (Mỹ), người đã nghiên cứu về sự phát triển bùng nổ của chùa chiền ở Trung Quốc đương đại, nói.
Mặt khác, nhiều chùa ở Trung Quốc hiện đang phải chịu áp lực nặng nề hơn bao giờ hết từ phía chính quyền địa phương yêu cầu họ phải tăng doanh thu. Một số chính quyền địa phương có xu hướng coi các ngôi chùa như những công cụ kiếm tiền thay vì là những nơi cho hoạt động tín ngưỡng, vì chùa chiền là những địa điểm thu hút nhiều du khách nhất.
Yiwu là một ví dụ điển hình. Năm ngoái, chính quyền địa phương ở đây yêu cầu các ngôi chùa, bao gồm chùa Shengshou phải nộp một khoản “phí quản lý” là 790 USD. Ngoài ra, chính quyền địa phương nơi này cũng bật đèn xanh cho việc xây dựng thêm nhiều chùa ở khu vực ngoại ô thành phố nhằm mục đích tăng doanh thu. Hiện đã có 43 ngôi chùa ở khu vực này, so với 11 ngôi chùa vào thời điểm một thập kỷ trước đây.
Vào giữa thập niên 1990, chính quyền địa phương Yiwu quyết định phục hồi chùa Shuanglin như một phần trong kế hoạch xúc tiến du lịch ở thành phố này, một thành phố vốn nổi tiếng với chợ bán buôn lớn nhất thế giới thay vì những ngôi chùa cổ.
Chùa Shuanglin được xây dựng lần đầu gần Yiwu vào năm 520 trước công nguyên bởi các nhà sư đến từ Ấn Độ. Vào năm 1958, trong chương trình Đại nhảy vọt, người dân địa phương ở đây đã phá ngôi chùa này khi họ xây dựng một bể chứa nước tại khu vực chùa. Kế hoạch xây dựng lại chùa Shuanglin của Yiwu đã nhận được sự ủng hộ lớn và thu được khoản tài trợ lên tới 5,3 triệu USD từ các phật tử địa phương.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương ở Yiwu dường như quan tâm đến việc sử dụng ngôi chùa này để kiếm tiền hơn là xây dựng lại một nơi tín ngưỡng cho các phật tử. Khi đang xây dựng dở lại ngôi chùa, chính quyền địa phương đã bán lại ngôi chùa với giá 4,5 triệu USD cho một công ty bất động sản địa phương đang có kế hoạch xây dựng một khu du lịch ở nơi này.
Mới đây, 6 nhà sư đã nộp đơn kiện người đứng đầu cơ quan phụ trách các vấn đề tôn giáo địa phương, cho rằng: “Chùa Shuanglin được xây dựng từ tiền công đức của các phật tử trong thành phố chứ không phải bằng tiền của chính quyền. Chính quyền không có quyền bán lại ngôi chùa.”
Nhiều người đang rất lo ngại trước việc chính quyền địa phương ở nhiều nơi ở Trung Quốc nhìn chung đang chú trọng nhiều đến việc kiếm tiền từ các ngôi chùa, thay vì thúc đẩy hoạt động của các ngôi chùa trong việc giải tỏa những nỗi thống khổ của các phật tử. “Những khoản tiền như thế sẽ rất nguy hiểm đối với sự phát triển của Phật giáo. Tiền có thể dẫn tới nạn tham nhũng và xung đột”, Xue Yu, một giáo sư của Đại học Hồng Kông nhận định.
(Theo Business Week)