Chưa có áp lực mới lên lãi suất cho vay
Xu hướng tăng lãi suất huy động hiện nay chưa tạo áp lực lên lãi suất cho vay
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố các dữ liệu thống kê và phân tích về diễn biến của lãi suất từ cuối 2015 đầu 2016.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tháng 12/2015, tính chung toàn hệ thống tổ chức tín dụng, có 11 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất các kỳ hạn khoảng 0,1-0,5%/năm, bên cạnh đó có 2 ngân hàng giảm lãi suất khoảng 0,1-0,3%/năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, xu hướng tăng lãi suất tại các ngân hàng chủ yếu do yếu tố mùa vụ, mang tính chất tạm thời để đáp ứng nhu cầu thanh toán và dự phòng chi trả trong dịp giáp Tết.
Sau điều chỉnh, lãi suất của các ngân hàng trên vẫn nằm trong vùng trung bình so với mặt bằng phổ biến của toàn thị trường (khoảng 5-5,3%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, 6,4-7,0%/năm đối với kỳ hạn trên 6 tháng). Do đó, nếu tính trung bình toàn hệ thống, lãi suất huy động bình quân gia quyền trong tháng 12/2015 ở mức 5,1%/năm, chỉ cao hơn 0,06%/năm so tháng trước đó.
Sang nửa đầu tháng 1/2016, có 3 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất khoảng 0,1-0,3%/năm ở các kỳ hạn trên 6 tháng. Đây là các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ và mức điều chỉnh thấp nên lãi suất huy động bình quân gia quyền toàn hệ thống vẫn tiếp tục ổn định so với tháng 12/2015.
Lãi suất của các ngân hàng trên sau điều chỉnh vẫn nằm trong vùng phổ biến của toàn hệ thống. Hiện lãi suất huy động của hệ thống tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 4,5-5,4%/năm đối với kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và 5,5-7,2%/năm đối với kỳ hạn trên 6 tháng.
“Như vậy diễn biến trên cho thấy, mức tăng lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng thời gian gần đây là không đáng kể, do đó về cơ bản mặt bằng lãi suất huy động bằng VND vẫn tiếp tục ổn định”, Ngân hàng Nhà nước nhận định.
Mặt khác, cũng theo nhà điều hành, mức tăng lãi suất nói trên không bắt nguồn từ áp lực cân đối vốn của các tổ chức tín dụng, mà chỉ là phản ánh yếu tố mùa vụ, tạm thời giống như quy luật của các năm trước, do đó chưa tạo áp lực đến lãi suất cho vay.
Trên thực tế, mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND phổ biến của toàn hệ thống tiếp tục ổn định trong tháng 12/2015 và 15 ngày đầu tháng 1/2016.
Hiện nay, lãi suất cho vay bằng VND của hệ thống tổ chức tín dụng phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn, 9-11%/năm đối với trung và dài hạn, một số ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay đối với phân khúc khách hàng có xếp hạng tín nhiệm cao, khả năng tài chính tốt… khoảng 5-6%/năm.
Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ các khoản cho vay có lãi suất trên 13%/năm tiếp tục xu hướng giảm, tỷ trọng dư nợ các khoản cho vay có lãi suất dưới 10%/năm tiếp tục xu hướng tăng, cho thấy các tổ chức tín dụng vẫn đang tiếp tục hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và nền kinh tế.
Cụ thể, thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, chiếm 70,41% tỷ trọng tổng dư nợ hiện nay là các khoản vay có lãi suất từ 10%/năm trở xuống; 23,35% là các khoản vay có lãi suất trên 10% đến 13%/năm; 6,24% là các khoản vay có lãi suất trên 13%/năm.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tháng 12/2015, tính chung toàn hệ thống tổ chức tín dụng, có 11 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất các kỳ hạn khoảng 0,1-0,5%/năm, bên cạnh đó có 2 ngân hàng giảm lãi suất khoảng 0,1-0,3%/năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, xu hướng tăng lãi suất tại các ngân hàng chủ yếu do yếu tố mùa vụ, mang tính chất tạm thời để đáp ứng nhu cầu thanh toán và dự phòng chi trả trong dịp giáp Tết.
Sau điều chỉnh, lãi suất của các ngân hàng trên vẫn nằm trong vùng trung bình so với mặt bằng phổ biến của toàn thị trường (khoảng 5-5,3%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, 6,4-7,0%/năm đối với kỳ hạn trên 6 tháng). Do đó, nếu tính trung bình toàn hệ thống, lãi suất huy động bình quân gia quyền trong tháng 12/2015 ở mức 5,1%/năm, chỉ cao hơn 0,06%/năm so tháng trước đó.
Sang nửa đầu tháng 1/2016, có 3 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất khoảng 0,1-0,3%/năm ở các kỳ hạn trên 6 tháng. Đây là các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ và mức điều chỉnh thấp nên lãi suất huy động bình quân gia quyền toàn hệ thống vẫn tiếp tục ổn định so với tháng 12/2015.
Lãi suất của các ngân hàng trên sau điều chỉnh vẫn nằm trong vùng phổ biến của toàn hệ thống. Hiện lãi suất huy động của hệ thống tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 4,5-5,4%/năm đối với kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và 5,5-7,2%/năm đối với kỳ hạn trên 6 tháng.
“Như vậy diễn biến trên cho thấy, mức tăng lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng thời gian gần đây là không đáng kể, do đó về cơ bản mặt bằng lãi suất huy động bằng VND vẫn tiếp tục ổn định”, Ngân hàng Nhà nước nhận định.
Mặt khác, cũng theo nhà điều hành, mức tăng lãi suất nói trên không bắt nguồn từ áp lực cân đối vốn của các tổ chức tín dụng, mà chỉ là phản ánh yếu tố mùa vụ, tạm thời giống như quy luật của các năm trước, do đó chưa tạo áp lực đến lãi suất cho vay.
Trên thực tế, mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND phổ biến của toàn hệ thống tiếp tục ổn định trong tháng 12/2015 và 15 ngày đầu tháng 1/2016.
Hiện nay, lãi suất cho vay bằng VND của hệ thống tổ chức tín dụng phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn, 9-11%/năm đối với trung và dài hạn, một số ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay đối với phân khúc khách hàng có xếp hạng tín nhiệm cao, khả năng tài chính tốt… khoảng 5-6%/năm.
Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ các khoản cho vay có lãi suất trên 13%/năm tiếp tục xu hướng giảm, tỷ trọng dư nợ các khoản cho vay có lãi suất dưới 10%/năm tiếp tục xu hướng tăng, cho thấy các tổ chức tín dụng vẫn đang tiếp tục hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và nền kinh tế.
Cụ thể, thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, chiếm 70,41% tỷ trọng tổng dư nợ hiện nay là các khoản vay có lãi suất từ 10%/năm trở xuống; 23,35% là các khoản vay có lãi suất trên 10% đến 13%/năm; 6,24% là các khoản vay có lãi suất trên 13%/năm.