Thống đốc: “Giảm tiếp lãi suất là rất khó”
Người đứng đầu ngành ngân hàng lý giải vì sao không thể giảm thêm lãi suất
“Dư địa để giảm mặt bằng lãi suất xuống nữa là rất khó, vì nếu giảm nữa thì có thể đạt được cái ngắn hạn, nhưng nó sẽ phá vỡ mục đích ổn định lâu dài”.
Đó là quan điểm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại phiên họp trực tuyến tổng kết 2015 của Chính phủ sáng 29/12.
Phản hồi lại đề xuất của một số doanh nghiệp, địa phương về câu chuyện “giảm lãi suất”, người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết, vấn đề lãi suất vừa qua đã được Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia bàn khá kỹ.
Cụ thể, theo Thống đốc, trong năm 2015 lạm phát của Việt Nam khá thấp, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố bên ngoài tác động mạnh, đặc biệt là giá dầu và các mặt hàng thiết yếu của thế giới. Bởi nếu loại bỏ các yếu tố bất thường đó thì lạm phát của năm 2014 của Việt Nam sẽ ở mức 4,93%, còn năm 2015 sẽ ở mức xung quanh 3%.
Trong khi đó, mặt bằng lãi suất hiện nay là phù hợp với định hướng lâu dài là “làm sao duy trì lạm phát ở mức dưới 5%”. Như vậy, dư địa để giảm mặt bằng lãi suất xuống nữa là rất khó.
6 tháng cuối năm 2015, có nhiều áp lực tăng lãi suất, bởi nhu cầu vốn từ ngân hàng tăng rất mạnh. Hiện tăng trưởng tín dụng của 2015 xấp xỉ khoảng 18%, trong khi đó tốc độ huy động vốn đạt 13%. Như vậy, để đảm bảo tăng trưởng vốn tín dụng thì nhu cầu về vốn phải tăng lên rất nhiều, trong khi vẫn phải dành một lượng vốn lớn để hỗ trợ cho trái phiếu Chính phủ.
“Tôi phân tích thực tế đó trên cơ sở cơ cấu nguồn vốn như vậy, để thấy áp lực tăng lãi suất là rất cao”, ông Bình nói.
Cũng theo Thống đốc, thông thường về mặt điều hành, để ổn định tỷ giá thì buộc phải tăng lãi suất, nhưng thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên quyết mục tiêu phải ưu tiên giữ được ổn định mặt bằng lãi suất để tạo đà phục hồi nền kinh tế và tạo đà cho các doanh nghiệp.
Về mặt bằng lãi suất trong 2016, Thống đốc nói, sẽ duy trì ổn định như năm 2015 và nếu có được thì cố gắng giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn thêm 0,3 - 0,5% nữa.
Đối với tỷ giá, Thống đốc nhấn mạnh, “sẽ cố gắng duy trì tỷ giá ổn định (chứ không phải cố định) để thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định”.
“Ngay trong những tháng đầu năm 2016 sẽ có cơ chế điều hành tỷ giá mới để phù hợp với biến động lớn trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới, vừa để tỷ giá của chúng ta vừa phù hợp với bên ngoài, vừa phục vụ được mục tiêu phát triển kinh tế trong năm 2016”, Thống đốc nói.
Về tăng trưởng tín dụng 2016, ông Bình cho biết sẽ duy trì ở mức dưới 20%, đảm bảo tương xứng với tỷ lệ tăng trưởng GDP ở mức 6,7%. Hơn nữa, với mức tăng trưởng tín dụng như vậy mới đảm bảo hỗ trợ thị trường trái phiếu Chính phủ năm sau. Lượng tiền cung ứng trong năm tới cũng sẽ ở mức 16 - 18%.
“Với chính sách đó, đến giờ phút này, trước những biến động của thế giới, có thể thấy rằng, chúng ta có thể đạt được trong năm 2016, để đảm bảo tiếp tục củng cố thêm sự ổn định kinh tế”, ông Bình cho hay.
Ngoài ra, người đứng đầu ngành ngân hàng cũng lưu ý và đề nghị các bộ ngành khác phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề lạm phát.
“Lạm phát năm nay khá thấp, nhưng cũng không loại trừ việc khó kiểm soát lạm phát trong năm 2015 ở mức dưới 5%, bởi theo đánh giá dư địa để giảm giá các mặt hàng thiết yếu còn rất ít, thậm chí còn có xu hướng tăng nhẹ trở lại. Đề nghị chúng ta phải kiểm soát tốt giá các mặt hàng thiết yếu”, Thống đốc khép lại phần phát biểu.
Đó là quan điểm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại phiên họp trực tuyến tổng kết 2015 của Chính phủ sáng 29/12.
Phản hồi lại đề xuất của một số doanh nghiệp, địa phương về câu chuyện “giảm lãi suất”, người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết, vấn đề lãi suất vừa qua đã được Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia bàn khá kỹ.
Cụ thể, theo Thống đốc, trong năm 2015 lạm phát của Việt Nam khá thấp, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố bên ngoài tác động mạnh, đặc biệt là giá dầu và các mặt hàng thiết yếu của thế giới. Bởi nếu loại bỏ các yếu tố bất thường đó thì lạm phát của năm 2014 của Việt Nam sẽ ở mức 4,93%, còn năm 2015 sẽ ở mức xung quanh 3%.
Trong khi đó, mặt bằng lãi suất hiện nay là phù hợp với định hướng lâu dài là “làm sao duy trì lạm phát ở mức dưới 5%”. Như vậy, dư địa để giảm mặt bằng lãi suất xuống nữa là rất khó.
6 tháng cuối năm 2015, có nhiều áp lực tăng lãi suất, bởi nhu cầu vốn từ ngân hàng tăng rất mạnh. Hiện tăng trưởng tín dụng của 2015 xấp xỉ khoảng 18%, trong khi đó tốc độ huy động vốn đạt 13%. Như vậy, để đảm bảo tăng trưởng vốn tín dụng thì nhu cầu về vốn phải tăng lên rất nhiều, trong khi vẫn phải dành một lượng vốn lớn để hỗ trợ cho trái phiếu Chính phủ.
“Tôi phân tích thực tế đó trên cơ sở cơ cấu nguồn vốn như vậy, để thấy áp lực tăng lãi suất là rất cao”, ông Bình nói.
Cũng theo Thống đốc, thông thường về mặt điều hành, để ổn định tỷ giá thì buộc phải tăng lãi suất, nhưng thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên quyết mục tiêu phải ưu tiên giữ được ổn định mặt bằng lãi suất để tạo đà phục hồi nền kinh tế và tạo đà cho các doanh nghiệp.
Về mặt bằng lãi suất trong 2016, Thống đốc nói, sẽ duy trì ổn định như năm 2015 và nếu có được thì cố gắng giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn thêm 0,3 - 0,5% nữa.
Đối với tỷ giá, Thống đốc nhấn mạnh, “sẽ cố gắng duy trì tỷ giá ổn định (chứ không phải cố định) để thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định”.
“Ngay trong những tháng đầu năm 2016 sẽ có cơ chế điều hành tỷ giá mới để phù hợp với biến động lớn trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới, vừa để tỷ giá của chúng ta vừa phù hợp với bên ngoài, vừa phục vụ được mục tiêu phát triển kinh tế trong năm 2016”, Thống đốc nói.
Về tăng trưởng tín dụng 2016, ông Bình cho biết sẽ duy trì ở mức dưới 20%, đảm bảo tương xứng với tỷ lệ tăng trưởng GDP ở mức 6,7%. Hơn nữa, với mức tăng trưởng tín dụng như vậy mới đảm bảo hỗ trợ thị trường trái phiếu Chính phủ năm sau. Lượng tiền cung ứng trong năm tới cũng sẽ ở mức 16 - 18%.
“Với chính sách đó, đến giờ phút này, trước những biến động của thế giới, có thể thấy rằng, chúng ta có thể đạt được trong năm 2016, để đảm bảo tiếp tục củng cố thêm sự ổn định kinh tế”, ông Bình cho hay.
Ngoài ra, người đứng đầu ngành ngân hàng cũng lưu ý và đề nghị các bộ ngành khác phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề lạm phát.
“Lạm phát năm nay khá thấp, nhưng cũng không loại trừ việc khó kiểm soát lạm phát trong năm 2015 ở mức dưới 5%, bởi theo đánh giá dư địa để giảm giá các mặt hàng thiết yếu còn rất ít, thậm chí còn có xu hướng tăng nhẹ trở lại. Đề nghị chúng ta phải kiểm soát tốt giá các mặt hàng thiết yếu”, Thống đốc khép lại phần phát biểu.