Cạnh tranh lãi suất đang nóng lên
Một số ngân hàng cổ phần lớn đã nâng lãi suất cạnh tranh quyết liệt hơn
Hai tuần sau khi Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nâng lãi suất, một số ngân hàng cổ phần lớn cũng nhanh chóng điều chỉnh để giành lợi thế.
Như phản ánh ở bài viết trước trên VnEconomy, tuần cuối tháng 12/2015, thị trường chứng kiến hiện tượng một số ngân hàng thương mại nhà nước nâng lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn vượt trội hơn so với nhiều thành viên khối cổ phần, mà không còn phân biệt theo “hạng cân” như thường thấy.
Tại các kỳ hạn 1, 2 và 3 tháng, lãi suất của VietinBank và BIDV còn cao hơn cả Sacombank, Eximbank, MB… Diễn biến này khiến cạnh tranh huy động vốn diễn ra quyết liệt hơn, khi các “ông lớn” tạo lợi thế trội hơn về lãi suất.
Khá nhanh, một tuần sau đó, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã có quyết định, nâng lãi suất huy động tại các kỳ hạn ngắn trên, có phần nhỉnh hơn ở kỳ hạn 3 tháng.
Ngày 8/1 vừa qua, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng áp biểu lãi suất huy động mới. Ngân hàng này không quá cạnh tranh ở các kỳ hạn ngắn, song một chiến lược khá riêng đã được áp dụng.
Đó là, cũng trong ngày 8/1, Eximbank triển khai chương trình khuyến mại dành riêng cho các khách hàng gửi tiền từ 15 tháng trở lên với lãi suất lên tới 7,6%/năm. Có thể xem đây là mức lãi suất cao nhất và thực nhất trên thị trường hiện nay.
Bởi vì, thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại vẫn áp lãi suất huy động tới 7,5-7,6%/năm, nhưng chỉ để làm tham chiếu tính lãi suất cho vay, được ghi chú là không nhận huy động hoặc chỉ huy động với số tiền gửi từ 200-500 tỷ đồng trở lên.
Lãi suất cao và thực nói trên của Eximbank tạo ra một hướng cạnh tranh mới, nổi bật hẳn về sức hấp dẫn lãi suất, và hàm ý chi phí huy động vốn trong trung dài hạn sẽ cao lên nên việc chủ động gọi vốn trước từ thời điểm này là một lựa chọn.
Ngoài ra, cũng tại Eximbank, một cơ chế cộng thêm lãi suất huy động cũng đang được áp dụng, dành cho các khách hàng bán lại vàng và ngoại tệ để gửi bằng VND.
Những diễn biến trên có trước thềm mua cao điểm chi trả cuối năm của các ngân hàng thương mại. Những năm gần đây cho thấy, sau khi nhu cầu thanh toán, chi trả lương thưởng dịp Tết của các doanh nghiệp tăng cao, dòng tiền lại quay trở về ngân hàng, thanh khoản và áp lực đối với lãi suất không quá căng thẳng như những năm 2011 trở về trước.
Còn năm nay, cạnh tranh lãi suất huy động diễn ra khá nhanh và đang nóng lên. Ít nhất, điều có thể khẳng định, phía sau diễn biến này, chi phí huy động cao hơn, lãi suất cho vay sẽ càng khó giảm thêm được nữa.
Hay như nhận định của Ngân hàng Nhà nước đưa ra gần đây, giữ được mặt bằng lãi suất ổn định như hiện nay cũng đã là một khó khăn trong điều hành.
Như phản ánh ở bài viết trước trên VnEconomy, tuần cuối tháng 12/2015, thị trường chứng kiến hiện tượng một số ngân hàng thương mại nhà nước nâng lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn vượt trội hơn so với nhiều thành viên khối cổ phần, mà không còn phân biệt theo “hạng cân” như thường thấy.
Tại các kỳ hạn 1, 2 và 3 tháng, lãi suất của VietinBank và BIDV còn cao hơn cả Sacombank, Eximbank, MB… Diễn biến này khiến cạnh tranh huy động vốn diễn ra quyết liệt hơn, khi các “ông lớn” tạo lợi thế trội hơn về lãi suất.
Khá nhanh, một tuần sau đó, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã có quyết định, nâng lãi suất huy động tại các kỳ hạn ngắn trên, có phần nhỉnh hơn ở kỳ hạn 3 tháng.
Ngày 8/1 vừa qua, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng áp biểu lãi suất huy động mới. Ngân hàng này không quá cạnh tranh ở các kỳ hạn ngắn, song một chiến lược khá riêng đã được áp dụng.
Đó là, cũng trong ngày 8/1, Eximbank triển khai chương trình khuyến mại dành riêng cho các khách hàng gửi tiền từ 15 tháng trở lên với lãi suất lên tới 7,6%/năm. Có thể xem đây là mức lãi suất cao nhất và thực nhất trên thị trường hiện nay.
Bởi vì, thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại vẫn áp lãi suất huy động tới 7,5-7,6%/năm, nhưng chỉ để làm tham chiếu tính lãi suất cho vay, được ghi chú là không nhận huy động hoặc chỉ huy động với số tiền gửi từ 200-500 tỷ đồng trở lên.
Lãi suất cao và thực nói trên của Eximbank tạo ra một hướng cạnh tranh mới, nổi bật hẳn về sức hấp dẫn lãi suất, và hàm ý chi phí huy động vốn trong trung dài hạn sẽ cao lên nên việc chủ động gọi vốn trước từ thời điểm này là một lựa chọn.
Ngoài ra, cũng tại Eximbank, một cơ chế cộng thêm lãi suất huy động cũng đang được áp dụng, dành cho các khách hàng bán lại vàng và ngoại tệ để gửi bằng VND.
Những diễn biến trên có trước thềm mua cao điểm chi trả cuối năm của các ngân hàng thương mại. Những năm gần đây cho thấy, sau khi nhu cầu thanh toán, chi trả lương thưởng dịp Tết của các doanh nghiệp tăng cao, dòng tiền lại quay trở về ngân hàng, thanh khoản và áp lực đối với lãi suất không quá căng thẳng như những năm 2011 trở về trước.
Còn năm nay, cạnh tranh lãi suất huy động diễn ra khá nhanh và đang nóng lên. Ít nhất, điều có thể khẳng định, phía sau diễn biến này, chi phí huy động cao hơn, lãi suất cho vay sẽ càng khó giảm thêm được nữa.
Hay như nhận định của Ngân hàng Nhà nước đưa ra gần đây, giữ được mặt bằng lãi suất ổn định như hiện nay cũng đã là một khó khăn trong điều hành.