“Chưa nên đặt vấn đề phục hồi tăng trưởng”
Quốc hội thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2014
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chưa nên đặt vấn đề phục hồi tăng trưởng trong năm 2014 vì kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khó khăn và chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới.
Đây là một trong những nội dung được giải trình sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu trước khi Quốc hội thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2014 với đa số phiếu thuận, đầu phiên họp sáng 1/11.
GDP năm 2014 tăng khoảng 5,8%
Theo nghị quyết, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được đặt lên hàng đầu tại mục tiêu tổng quát của năm sau. Điểm rất khác tại các nghị quyết của các năm trước là mục tiêu tổng quát bao gồm cả nội dung đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng lãng phí.
Quốc hội cũng quyết định các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của năm 2014: GDP tăng khoảng 5,8%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP, CPI khoảng 7%, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%...
Tại báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, có ý kiến đại biểu đề nghị chỉ tiêu CPI năm sau không quá 7% và không vượt quá mức tăng GDP.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, kiểm soát lạm phát năm 2014 cũng sẽ đối mặt với nhiều áp lực hơn khi điều chỉnh chính sách vĩ mô, nhất là khi tăng đầu tư công, tăng dư nợ tín dụng, giá điện, than và dịch vụ công. Vì vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin Quốc hội giữ chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 7% như dự thảo Nghị quyết để bảo đảm Chính phủ linh hoạt trong điều hành.
Với một số ý kiến đề nghị tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 32% GDP, Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, để thực hiện mục tiêu tổng quát năm 2014 cân bằng, hài hòa giữa nhiệm vụ tăng tính ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng ở mức hợp lý thì mức tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chỉ nên ở mức 30% GDP như dự thảo Nghị quyết nhằm bảo đảm không gây tác động bất lợi đến nền kinh tế.
Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho năm sau, Quốc hội yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt,chính sách tài khóa chặt chẽ, điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng.
Chính phủ cũng được yêu cầu kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia bảo đảm trong giới hạn an toàn. Năm 2014 cơ bản thực hiện giá thị trường về giá điện, giá dịch vụ y tế, giáo dục.
Nghị quyết cũng yêu cầu rà soát, đánh giá , bổ sung chính sách hỗ trợ phù hợp với thị trường bất động sản, tiếp tục thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho đến khi Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.
Một công việc được yêu cầu báo cáo kết quả với Quốc hội tại kỳ họp thứ Bảy là kiểm tra, rà soát việc sở hữu và sở hữu chéo có tác động méo mó thị trường trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh vàng.
Kiên quyết đấu tranh chống phòng chống tham nhũng, giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội, khiếu nại tố cáo của công dân, nhất là những vụ việc liên quan đến đất đai cũng là yêu cầu được nhấn mạnh.
2014 - 2015 xử lý cơ bản nợ xấu
Với hai năm 2014 - 2015, nghị quyết nêu: phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 6%/năm, CPI tăng khoảng 7%/năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 31 - 32%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10%/năm; giải quyết việc làm cho 3,0 - 3,2 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% vào năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,5% - 2%/năm, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 đạt 42%.
Hai năm còn lại của nhiệm kỳ, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung chỉ đạo, điều hành tăng tính ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đồng thời, tập trung xử lý những hạn chế, yếu kém, nhất là ổn định và lành mạnh hóa thị trường tài chính, nâng cao tính minh bạch của doanh nghiệp, xử lý cơ bản nợ xấu doanh nghiệp, nợ xấu ngân hàng, nợ đọng xây dựng cơ bản và xử lý các công trình xây dựng dở dang.
Tiếp thu ý kiến các vị đại biểu, nghị quyết cũng nêu rõ yêu cầu thực hiện triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết; tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Quốc hội cũng yêu cầu tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, ưu tiên đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược và đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm đến năm 2015 tạo được chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản, có hiệu quả rõ rệt.
Đây là một trong những nội dung được giải trình sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu trước khi Quốc hội thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2014 với đa số phiếu thuận, đầu phiên họp sáng 1/11.
GDP năm 2014 tăng khoảng 5,8%
Theo nghị quyết, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được đặt lên hàng đầu tại mục tiêu tổng quát của năm sau. Điểm rất khác tại các nghị quyết của các năm trước là mục tiêu tổng quát bao gồm cả nội dung đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng lãng phí.
Quốc hội cũng quyết định các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của năm 2014: GDP tăng khoảng 5,8%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP, CPI khoảng 7%, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%...
Tại báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, có ý kiến đại biểu đề nghị chỉ tiêu CPI năm sau không quá 7% và không vượt quá mức tăng GDP.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, kiểm soát lạm phát năm 2014 cũng sẽ đối mặt với nhiều áp lực hơn khi điều chỉnh chính sách vĩ mô, nhất là khi tăng đầu tư công, tăng dư nợ tín dụng, giá điện, than và dịch vụ công. Vì vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin Quốc hội giữ chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 7% như dự thảo Nghị quyết để bảo đảm Chính phủ linh hoạt trong điều hành.
Với một số ý kiến đề nghị tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 32% GDP, Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, để thực hiện mục tiêu tổng quát năm 2014 cân bằng, hài hòa giữa nhiệm vụ tăng tính ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng ở mức hợp lý thì mức tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chỉ nên ở mức 30% GDP như dự thảo Nghị quyết nhằm bảo đảm không gây tác động bất lợi đến nền kinh tế.
Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho năm sau, Quốc hội yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt,chính sách tài khóa chặt chẽ, điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng.
Chính phủ cũng được yêu cầu kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia bảo đảm trong giới hạn an toàn. Năm 2014 cơ bản thực hiện giá thị trường về giá điện, giá dịch vụ y tế, giáo dục.
Nghị quyết cũng yêu cầu rà soát, đánh giá , bổ sung chính sách hỗ trợ phù hợp với thị trường bất động sản, tiếp tục thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho đến khi Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.
Một công việc được yêu cầu báo cáo kết quả với Quốc hội tại kỳ họp thứ Bảy là kiểm tra, rà soát việc sở hữu và sở hữu chéo có tác động méo mó thị trường trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh vàng.
Kiên quyết đấu tranh chống phòng chống tham nhũng, giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội, khiếu nại tố cáo của công dân, nhất là những vụ việc liên quan đến đất đai cũng là yêu cầu được nhấn mạnh.
2014 - 2015 xử lý cơ bản nợ xấu
Với hai năm 2014 - 2015, nghị quyết nêu: phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 6%/năm, CPI tăng khoảng 7%/năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 31 - 32%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10%/năm; giải quyết việc làm cho 3,0 - 3,2 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% vào năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,5% - 2%/năm, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 đạt 42%.
Hai năm còn lại của nhiệm kỳ, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung chỉ đạo, điều hành tăng tính ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đồng thời, tập trung xử lý những hạn chế, yếu kém, nhất là ổn định và lành mạnh hóa thị trường tài chính, nâng cao tính minh bạch của doanh nghiệp, xử lý cơ bản nợ xấu doanh nghiệp, nợ xấu ngân hàng, nợ đọng xây dựng cơ bản và xử lý các công trình xây dựng dở dang.
Tiếp thu ý kiến các vị đại biểu, nghị quyết cũng nêu rõ yêu cầu thực hiện triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết; tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Quốc hội cũng yêu cầu tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, ưu tiên đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược và đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm đến năm 2015 tạo được chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản, có hiệu quả rõ rệt.