Chưa thống nhất đồng thuận lãi suất huy động VND
Trong ngày đầu tiên thực hiện đồng thuận mới về lãi suất huy động VND, các ngân hàng vẫn chưa thống nhất được “chuẩn 12%”
Trong ngày đầu tiên thực hiện đồng thuận mới về lãi suất huy động VND, các ngân hàng vẫn chưa thống nhất được “chuẩn 12%”.
Hôm nay (8/11), đồng thuận về mức lãi suất huy động VND tối đa 12%/năm bắt đầu có hiệu lực.
Trước đó, sau cuộc họp giữa lãnh đạo 16 ngân hàng thương mại với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), ngày 5/11, VNBA có công văn cho biết “các ngân hàng đồng thuận nâng lãi suất huy động đồng Việt Nam lên mức không quá 12%/năm, thời hạn có hiệu lực từ ngày 8/11/2010… Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam xin thông báo để các tổ chức hội viên biết và thực hiện”.
Như vậy có thể hiểu kết quả đồng thuận giữa các ngân hàng thương mại tham gia cuộc họp trên được áp dụng cho các hội viên khác của VNBA. Trước đây, để đưa ra các đồng thuận, Hiệp hội thường tổ chức các cuộc họp với các hội viên tại khu vực phía Bắc và phía Nam để cùng thống nhất.
Và sáng nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đã đồng loạt áp biểu lãi suất huy động mới. Đa số các thành viên đều áp tối đa 12%/năm ở hầu hết các kỳ hạn. Một điểm được chú ý là nếu một số ngân hàng quốc doanh lớn kéo thẳng mức 12%/năm cho các kỳ hạn từ 1 - 12 tháng, thì một số ngân hàng cổ phần lớn lại áp phổ biến dưới mốc tối đa này.
Nhưng việc thực hiện đồng thuận trên vẫn chưa được thống nhất giữa tất cả các thành viên. Tại một số ngân hàng, mức lãi suất huy động cao nhất có trên “trần” 12%/năm, từ 12,05% - 12,5%/năm.
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB), biểu lãi suất huy động công bố đầu giờ sáng nay ghi nhận mức 12,05%/năm ở sản phẩm tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi kỳ hạn 12 tháng, áp cho số dư từ 10 tỷ đồng trở lên; hay kỳ hạn 13 tháng tiền gửi thông thường lĩnh lãi cuối kỳ cùng với điều kiện từ 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở sự điều chỉnh áp dụng từ 13h cùng ngày, hai mức “vượt trần” đó đã được rút về tối đa 12%/năm.
Trong khi đó tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB), mức lãi suất 12,2%/năm có ở các kỳ hạn 12, 15, 24 và 36 tháng. Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt (BaoVietBank), kỳ hạn 6 tháng là 12,1%, 9 tháng 12,2%, 12 tháng 12,3%, hai kỳ hạn 18 và 24 tháng cùng áp là 12,5%/năm…
Theo giải thích của một lãnh đạo ngân hàng thương mại, việc áp mức lãi suất huy động tối đa 12%/năm gặp khó khăn khi thực hiện trên thực tế. Bởi khi các thành viên lớn áp tối đa, các thành viên nhỏ gặp khó khăn trong cạnh tranh, nhất là khi thị phần hạn chế.
Trao đổi với quan điểm cá nhân, đại diện này cho rằng: “Khi khó cạnh tranh, việc áp lãi suất cao hơn là dễ hiểu. Bởi ngân hàng phải đảm bảo huy động vốn, bảo đảm yêu cầu thanh khoản chứ không phải cứ chờ Ngân hàng Nhà nước đến hỗ trợ. Trong kinh doanh, chẳng ai mong đến lúc phải cần đến sự hỗ trợ như vậy cả. Cũng như trong biến động tỷ giá, không nên đổ lỗi tất cả cho các ngân hàng nếu có trường hợp phải bán giá USD cao hơn niêm yết. Để đảm bảo trạng thái ngoại tệ khi khó khăn, vẫn có ngân hàng phải đàm phán mua giá cao với doanh nghiệp bán lại. Chẳng lẽ để trạng thái âm rồi chờ Ngân hàng Nhà nước đến cứu?”.
Về việc thực hiện đồng thuận lãi suất huy động VND từ hôm nay, trả lời tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 cuối tuần qua, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết: “Sự đồng thuận đó hoàn toàn dựa trên nguyên tắc đồng thuận của các thành viên Hiệp hội, Ngân hàng Nhà nước không can thiệp. Thực tiễn cho thấy, đối với thị trường ở các nước và ở Việt Nam cũng thế, các ngân hàng thương mại cũng cần phải có sự đồng thuận nhất định về giá đầu vào, nhằm ổn định thị trường và có giá tương đối chuẩn để cho người gửi, người vay, tổ chức tín dụng căn cứ vào đó thực hiện các hoạt động của mình”.
Trước đó, trong lần thực hiện đồng thuận từ ngày 5/7/2010 giữa các hội viên VNBA, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn số 5065/NHNN-CSTT yêu cầu các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện đúng nội dung đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND; trong đó yêu cầu giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố áp dụng ngay các biện pháp cần thiết và theo thẩm quyền để xử lý đối với các tổng giám đốc ngân hàng thương mại, giám đốc chi nhánh ngân hàng thương mại vi phạm nội dung đồng thuận về lãi suất.
Hôm nay (8/11), đồng thuận về mức lãi suất huy động VND tối đa 12%/năm bắt đầu có hiệu lực.
Trước đó, sau cuộc họp giữa lãnh đạo 16 ngân hàng thương mại với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), ngày 5/11, VNBA có công văn cho biết “các ngân hàng đồng thuận nâng lãi suất huy động đồng Việt Nam lên mức không quá 12%/năm, thời hạn có hiệu lực từ ngày 8/11/2010… Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam xin thông báo để các tổ chức hội viên biết và thực hiện”.
Như vậy có thể hiểu kết quả đồng thuận giữa các ngân hàng thương mại tham gia cuộc họp trên được áp dụng cho các hội viên khác của VNBA. Trước đây, để đưa ra các đồng thuận, Hiệp hội thường tổ chức các cuộc họp với các hội viên tại khu vực phía Bắc và phía Nam để cùng thống nhất.
Và sáng nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đã đồng loạt áp biểu lãi suất huy động mới. Đa số các thành viên đều áp tối đa 12%/năm ở hầu hết các kỳ hạn. Một điểm được chú ý là nếu một số ngân hàng quốc doanh lớn kéo thẳng mức 12%/năm cho các kỳ hạn từ 1 - 12 tháng, thì một số ngân hàng cổ phần lớn lại áp phổ biến dưới mốc tối đa này.
Nhưng việc thực hiện đồng thuận trên vẫn chưa được thống nhất giữa tất cả các thành viên. Tại một số ngân hàng, mức lãi suất huy động cao nhất có trên “trần” 12%/năm, từ 12,05% - 12,5%/năm.
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB), biểu lãi suất huy động công bố đầu giờ sáng nay ghi nhận mức 12,05%/năm ở sản phẩm tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi kỳ hạn 12 tháng, áp cho số dư từ 10 tỷ đồng trở lên; hay kỳ hạn 13 tháng tiền gửi thông thường lĩnh lãi cuối kỳ cùng với điều kiện từ 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở sự điều chỉnh áp dụng từ 13h cùng ngày, hai mức “vượt trần” đó đã được rút về tối đa 12%/năm.
Trong khi đó tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB), mức lãi suất 12,2%/năm có ở các kỳ hạn 12, 15, 24 và 36 tháng. Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt (BaoVietBank), kỳ hạn 6 tháng là 12,1%, 9 tháng 12,2%, 12 tháng 12,3%, hai kỳ hạn 18 và 24 tháng cùng áp là 12,5%/năm…
Theo giải thích của một lãnh đạo ngân hàng thương mại, việc áp mức lãi suất huy động tối đa 12%/năm gặp khó khăn khi thực hiện trên thực tế. Bởi khi các thành viên lớn áp tối đa, các thành viên nhỏ gặp khó khăn trong cạnh tranh, nhất là khi thị phần hạn chế.
Trao đổi với quan điểm cá nhân, đại diện này cho rằng: “Khi khó cạnh tranh, việc áp lãi suất cao hơn là dễ hiểu. Bởi ngân hàng phải đảm bảo huy động vốn, bảo đảm yêu cầu thanh khoản chứ không phải cứ chờ Ngân hàng Nhà nước đến hỗ trợ. Trong kinh doanh, chẳng ai mong đến lúc phải cần đến sự hỗ trợ như vậy cả. Cũng như trong biến động tỷ giá, không nên đổ lỗi tất cả cho các ngân hàng nếu có trường hợp phải bán giá USD cao hơn niêm yết. Để đảm bảo trạng thái ngoại tệ khi khó khăn, vẫn có ngân hàng phải đàm phán mua giá cao với doanh nghiệp bán lại. Chẳng lẽ để trạng thái âm rồi chờ Ngân hàng Nhà nước đến cứu?”.
Về việc thực hiện đồng thuận lãi suất huy động VND từ hôm nay, trả lời tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 cuối tuần qua, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết: “Sự đồng thuận đó hoàn toàn dựa trên nguyên tắc đồng thuận của các thành viên Hiệp hội, Ngân hàng Nhà nước không can thiệp. Thực tiễn cho thấy, đối với thị trường ở các nước và ở Việt Nam cũng thế, các ngân hàng thương mại cũng cần phải có sự đồng thuận nhất định về giá đầu vào, nhằm ổn định thị trường và có giá tương đối chuẩn để cho người gửi, người vay, tổ chức tín dụng căn cứ vào đó thực hiện các hoạt động của mình”.
Trước đó, trong lần thực hiện đồng thuận từ ngày 5/7/2010 giữa các hội viên VNBA, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn số 5065/NHNN-CSTT yêu cầu các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện đúng nội dung đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND; trong đó yêu cầu giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố áp dụng ngay các biện pháp cần thiết và theo thẩm quyền để xử lý đối với các tổng giám đốc ngân hàng thương mại, giám đốc chi nhánh ngân hàng thương mại vi phạm nội dung đồng thuận về lãi suất.