Chứng khoán “cóng” với chỉ số giá?
Biết đâu, vai trò hàn thử biểu nền kinh tế của thị trường chứng khoán đã đến lúc phải xem xét lại, ít nhất là ở Việt Nam
Biết đâu, vai trò hàn thử biểu nền kinh tế của thị trường chứng khoán đã đến lúc phải xem xét lại, ít nhất là ở Việt Nam.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), một trong các chỉ tiêu vĩ mô quan trọng, gần đây đang tăng sức ảnh hưởng đến quyết định bán - mua chứng khoán trên hai sàn và xu hướng Index. Diễn biến thị trường ngày 20/6 có thể là tham khảo cho quan điểm trên.
Tháng 4/2011, sau khi mức tăng của chỉ số giá lên cao chót vót, nhiều trang mạng về tài chính chứng khoán càng thêm quyết tâm “bám” CPI như keo. Giới phóng viên chạy đua lên tin trước. Nguồn số liệu tham khảo, vì thế cũng mở rộng.
Không chỉ có Hà Nội và Tp.HCM, gần đây CPI của Đồng Nai, Cần Thơ, Long An, hay thậm chí ngay cả… Phú Yên cũng được đưa thành tin, để nhà đầu tư thêm cơ sở “đoán” chỉ số giá chung cả nước.
Giới chuyên gia bị “săn” trên từng cây số. Nhưng lạ là mối quan tâm mới chỉ chạm đến chỉ số giá theo tháng, ít có quan tâm đến những so sánh khác. Cho nên, chuyện buồn là cũng có nhà đầu tư, khi “chớp” được câu CPI giảm tốc đã vội mừng. Báo chí nhiều lúc “oan” vì là nguồn cung dữ liệu cho nhận định chơi “chứng”.
Chuyện hiểu nhầm cũng xảy ra không ít. Cuối quý 1 năm nay, các nguồn tin của tổ chức nước ngoài và một số nhận định trong nước cho rằng CPI chỉ giảm dần từ khoảng tháng 8-9/2011. Đến tháng 5, khi CPI lần đầu tiên trong năm giảm tốc so với tháng trước, không ít người đã cho rằng nói như trên là sai.
Thực tế là chỉ tiêu so với cùng kỳ được nhiều người cho là quan trọng hơn. Bởi lẽ nó liên quan đến thị trường lãi suất. Các nguồn tin từ tổ chức quốc tế, nhiều nhận định trong nước dự báo ở chỉ tiêu này là chính.
Nếu hàm ý lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng, hay so sánh tốc độ tăng hai chỉ tiêu này với nhau thì phải lấy CPI bình quân đến tháng làm gốc. Tuy thế, nhiều khi cả giới chức cũng mặc nhiên lấy CPI so với tháng cuối năm trước để bình.
Cho nên, một phần cũng vì mối quan tâm của dư luận ngày càng lớn, phần khác là người dùng tin không hiểu hay “đổ tại” nguồn cung cấp tin, người làm ra chỉ số đâm hoảng với giá trị cung cấp ra công luận.
Không ít cơ quan thống kê khóa cửa với báo giới. Bận họp thường là lý do để thoái thác truyền thông. Cho nên, thông tin rò rỉ qua những kênh nhận định của công ty chứng khoán càng thêm nhiễu loạn.
Cũng đôi khi, dễ thấy chỉ số giá tiêu dùng không theo như logic thông thường.
Chẳng hạn, tháng này chỉ số giá Tp.HCM giảm tốc rất mạnh, trong khi Hà Nội thì thay đổi ít hơn. Nếu do Tp.HCM có chương trình bình ổn giá hiệu quả thì cũng hợp lý. Nhưng đằng này, tháng trước Hà Nội mới là địa phương “hồ hởi” với cung cách quản lý giá cả thị trường của mình.
Xăng dầu, điện, gas, thậm chí lương thực, thực phẩm tăng giá thì không chỉ ở một địa phương, đặc biệt là với những trung tâm tiêu thụ như Hà Nội và Tp.HCM. Khu vực tỉnh ngoại vi chắc hẳn sẽ có cùng tác động bởi vì đây vừa là nguồn cung nhưng đồng thời cũng là nơi tiêu thụ của nhau. Nhưng thực tế, diễn biến chỉ số giá nhiều lúc khác nhau như trời với đất.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), một trong các chỉ tiêu vĩ mô quan trọng, gần đây đang tăng sức ảnh hưởng đến quyết định bán - mua chứng khoán trên hai sàn và xu hướng Index. Diễn biến thị trường ngày 20/6 có thể là tham khảo cho quan điểm trên.
Tháng 4/2011, sau khi mức tăng của chỉ số giá lên cao chót vót, nhiều trang mạng về tài chính chứng khoán càng thêm quyết tâm “bám” CPI như keo. Giới phóng viên chạy đua lên tin trước. Nguồn số liệu tham khảo, vì thế cũng mở rộng.
Không chỉ có Hà Nội và Tp.HCM, gần đây CPI của Đồng Nai, Cần Thơ, Long An, hay thậm chí ngay cả… Phú Yên cũng được đưa thành tin, để nhà đầu tư thêm cơ sở “đoán” chỉ số giá chung cả nước.
Giới chuyên gia bị “săn” trên từng cây số. Nhưng lạ là mối quan tâm mới chỉ chạm đến chỉ số giá theo tháng, ít có quan tâm đến những so sánh khác. Cho nên, chuyện buồn là cũng có nhà đầu tư, khi “chớp” được câu CPI giảm tốc đã vội mừng. Báo chí nhiều lúc “oan” vì là nguồn cung dữ liệu cho nhận định chơi “chứng”.
Chuyện hiểu nhầm cũng xảy ra không ít. Cuối quý 1 năm nay, các nguồn tin của tổ chức nước ngoài và một số nhận định trong nước cho rằng CPI chỉ giảm dần từ khoảng tháng 8-9/2011. Đến tháng 5, khi CPI lần đầu tiên trong năm giảm tốc so với tháng trước, không ít người đã cho rằng nói như trên là sai.
Thực tế là chỉ tiêu so với cùng kỳ được nhiều người cho là quan trọng hơn. Bởi lẽ nó liên quan đến thị trường lãi suất. Các nguồn tin từ tổ chức quốc tế, nhiều nhận định trong nước dự báo ở chỉ tiêu này là chính.
Nếu hàm ý lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng, hay so sánh tốc độ tăng hai chỉ tiêu này với nhau thì phải lấy CPI bình quân đến tháng làm gốc. Tuy thế, nhiều khi cả giới chức cũng mặc nhiên lấy CPI so với tháng cuối năm trước để bình.
Cho nên, một phần cũng vì mối quan tâm của dư luận ngày càng lớn, phần khác là người dùng tin không hiểu hay “đổ tại” nguồn cung cấp tin, người làm ra chỉ số đâm hoảng với giá trị cung cấp ra công luận.
Không ít cơ quan thống kê khóa cửa với báo giới. Bận họp thường là lý do để thoái thác truyền thông. Cho nên, thông tin rò rỉ qua những kênh nhận định của công ty chứng khoán càng thêm nhiễu loạn.
Cũng đôi khi, dễ thấy chỉ số giá tiêu dùng không theo như logic thông thường.
Chẳng hạn, tháng này chỉ số giá Tp.HCM giảm tốc rất mạnh, trong khi Hà Nội thì thay đổi ít hơn. Nếu do Tp.HCM có chương trình bình ổn giá hiệu quả thì cũng hợp lý. Nhưng đằng này, tháng trước Hà Nội mới là địa phương “hồ hởi” với cung cách quản lý giá cả thị trường của mình.
Xăng dầu, điện, gas, thậm chí lương thực, thực phẩm tăng giá thì không chỉ ở một địa phương, đặc biệt là với những trung tâm tiêu thụ như Hà Nội và Tp.HCM. Khu vực tỉnh ngoại vi chắc hẳn sẽ có cùng tác động bởi vì đây vừa là nguồn cung nhưng đồng thời cũng là nơi tiêu thụ của nhau. Nhưng thực tế, diễn biến chỉ số giá nhiều lúc khác nhau như trời với đất.