Chứng khoán Nga “bốc hơi” mạnh nhất trong 5 năm
Tâm lý của các nhà đầu tư tại Nga đang chịu ảnh hưởng rõ rệt từ diễn biến tại Ukraine
Ngân hàng Trung ương Nga ngày 3/3 bất ngờ tăng lãi suất đồng Rúp từ 5,5% lên 7%. Động thái này được cho là một nỗ lực của Moscow nhằm ổn định tỷ giá đồng nội tệ và ngăn lạm phát leo thang trong bối cảnh những lo ngại về khả năng kinh tế Nga chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tình hình bất ổn tại nước láng giềng Ukraine.
“Quyết định tăng lãi suất được đưa ra nhằm ngăn chặn những rủi ro lạm phát tăng và bất ổn tài chính đi kèm với mức độ bất ổn gia tăng trên các thị trường tài chính”, Ngân hàng Trung ương Nga nói trong một tuyên bố được trang CNBC trích dẫn.
Sau khi đưa quân vào vùng Crimea của Ukraine vào cuối tuần vừa rồi, Nga đã phải đối mặt với những lời cảnh báo trừng phạt kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây khác. Tâm lý của các nhà đầu tư tại Nga đang chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi những diễn biến này.
Vào buổi trưa ngày 3/3 theo giờ Moscow, tức chiều nay theo giờ Việt Nam, chỉ số chính Micex của thị trường chứng khoán Nga đã “bốc hơi” 9,7%, mạnh nhất trong 5 năm. Cùng với đó, đồng Rúp lao dốc mạnh so với đồng USD, xuống mức thấp kỷ lục là 37 Rúp đổi 1 USD. Tỷ giá Rúp so với Euro cũng tụt xuống mức thấp chưa từng có 50.99 Rúp đổi 1 Euro, theo dữ liệu từ hãng Dow Jones Newswires.
Trước lần tăng này, lãi suất cơ bản đồng Rúp đã được giữ nguyên suốt từ tháng 8/2012.
Theo nhận định của bà Jane Foley, chiến lược gia cao cấp về ngoại hối thuộc ngân hàng Rabobank, động thái tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nga sẽ không có hiệu quả trong ngắn hạn. “Có vẻ như Nga đang rất lo ngại sự tháo chạy của các dòng vốn, và nếu đồng Rúp tiếp tục mất giá, lạm phát ở nước này sẽ tăng vọt”, bà Foley nói.
Một số chuyên gia khác cũng cho rằng, tăng lãi suất sẽ không thể ngăn giới đầu tư bán tháo cổ phiếu Nga và đồng Rúp.
Thị trường tài chính toàn cầu hôm nay đã đồng loạt có phản ứng mạnh trước diễn biến ở Ukraine.
Trong đó, giá vàng đã tăng mạnh do nhu cầu tìm kiếm “hầm trú ẩn” của các nhà đầu tư. Lúc hơn 15h chiều nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng gần 18 USD/oz so với đóng cửa cuối tuần trước tại New York, đứng ở 1.347,2 USD/oz. Trước đó, giá vàng có lúc lên gần 1.350 USD/oz, cao nhất trong khoảng 4 tháng.
Giá dầu thô Brent tại thị trường châu Âu có thời điểm tăng 2%, lên mức 111,24 USD/thùng, cao nhất trong 2 tháng. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại Mỹ cũng chạm đỉnh của 5 tháng khi lên 104,65 USD/thùng.
Cùng với bất ổn ở Ukraine, việc Triều Tiên phóng hai quả tên lửa sáng nay và những số liệu thống kê kém khả quan về kinh tế Trung Quốc đã góp phần dẫn tới phiên giao dịch “đỏ lửa” trên thị trường chứng khoán châu Á. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hôm nay giảm gần 1,5%, chỉ số Strait Times của Singapore giảm hơn 0,9%, chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc giảm 0,8%, Nikkei 225 của Nhật giảm gần 1,3%...
“Quyết định tăng lãi suất được đưa ra nhằm ngăn chặn những rủi ro lạm phát tăng và bất ổn tài chính đi kèm với mức độ bất ổn gia tăng trên các thị trường tài chính”, Ngân hàng Trung ương Nga nói trong một tuyên bố được trang CNBC trích dẫn.
Sau khi đưa quân vào vùng Crimea của Ukraine vào cuối tuần vừa rồi, Nga đã phải đối mặt với những lời cảnh báo trừng phạt kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây khác. Tâm lý của các nhà đầu tư tại Nga đang chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi những diễn biến này.
Vào buổi trưa ngày 3/3 theo giờ Moscow, tức chiều nay theo giờ Việt Nam, chỉ số chính Micex của thị trường chứng khoán Nga đã “bốc hơi” 9,7%, mạnh nhất trong 5 năm. Cùng với đó, đồng Rúp lao dốc mạnh so với đồng USD, xuống mức thấp kỷ lục là 37 Rúp đổi 1 USD. Tỷ giá Rúp so với Euro cũng tụt xuống mức thấp chưa từng có 50.99 Rúp đổi 1 Euro, theo dữ liệu từ hãng Dow Jones Newswires.
Trước lần tăng này, lãi suất cơ bản đồng Rúp đã được giữ nguyên suốt từ tháng 8/2012.
Theo nhận định của bà Jane Foley, chiến lược gia cao cấp về ngoại hối thuộc ngân hàng Rabobank, động thái tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nga sẽ không có hiệu quả trong ngắn hạn. “Có vẻ như Nga đang rất lo ngại sự tháo chạy của các dòng vốn, và nếu đồng Rúp tiếp tục mất giá, lạm phát ở nước này sẽ tăng vọt”, bà Foley nói.
Một số chuyên gia khác cũng cho rằng, tăng lãi suất sẽ không thể ngăn giới đầu tư bán tháo cổ phiếu Nga và đồng Rúp.
Thị trường tài chính toàn cầu hôm nay đã đồng loạt có phản ứng mạnh trước diễn biến ở Ukraine.
Trong đó, giá vàng đã tăng mạnh do nhu cầu tìm kiếm “hầm trú ẩn” của các nhà đầu tư. Lúc hơn 15h chiều nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng gần 18 USD/oz so với đóng cửa cuối tuần trước tại New York, đứng ở 1.347,2 USD/oz. Trước đó, giá vàng có lúc lên gần 1.350 USD/oz, cao nhất trong khoảng 4 tháng.
Giá dầu thô Brent tại thị trường châu Âu có thời điểm tăng 2%, lên mức 111,24 USD/thùng, cao nhất trong 2 tháng. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại Mỹ cũng chạm đỉnh của 5 tháng khi lên 104,65 USD/thùng.
Cùng với bất ổn ở Ukraine, việc Triều Tiên phóng hai quả tên lửa sáng nay và những số liệu thống kê kém khả quan về kinh tế Trung Quốc đã góp phần dẫn tới phiên giao dịch “đỏ lửa” trên thị trường chứng khoán châu Á. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hôm nay giảm gần 1,5%, chỉ số Strait Times của Singapore giảm hơn 0,9%, chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc giảm 0,8%, Nikkei 225 của Nhật giảm gần 1,3%...