Chuỗi bán lẻ đồ chơi số 1 của Mỹ phá sản
Vụ phá sản của Toys R Us một lần nữa cho thấy năm 2017 là một năm u ám đối với các hãng bán lẻ truyền thống
Chuỗi cửa hiệu bán lẻ đồ chơi lớn nhất Mỹ Toys R Us ngày 18/9 đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản do gánh nặng nợ nần và không thể cạnh tranh nổi với bán lẻ trực tuyến.
Theo tờ Financial Times, Toys R Us cho biết đã đạt một thỏa thuận theo đó sẽ được các chủ nợ bơm vốn 3 tỷ USD để duy trì hoạt động của 1.600 cửa hàng trên toàn cầu. Thỏa thuận này là một phần trong chương trình tái cơ cấu số nợ 5 tỷ USD trong dài hạn của chuỗi bán lẻ đồ chơi.
Với số nợ 5 tỷ USD này, Toys R Us dự kiến phải trả số tiền lãi đáo hạn 400 triệu USD trong năm 2018 và 1,7 tỷ USD cả gốc lẫn lãi đáo hạn trong năm 2019.
Vụ phá sản của Toys R Us một lần nữa cho thấy năm 2017 là một năm u ám đối với các hãng bán lẻ truyền thống. Ngành bán lẻ truyền thống trên toàn cầu, đặc biệt là ở Mỹ, đang chật vật trước sự nổi lên của bán lẻ trực tuyến. Trong đó, những công ty bán lẻ vay nợ nhiều trong những năm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính càng gặp nhiều khó khăn.
Toys R Us ra đời trong giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi số trẻ em ra đời tăng mạnh trong thập niên 1950, hay còn gọi là thời kỳ “baby boom”. Công ty đã phát triển thành nhà bán lẻ đồ chơi số 1 của Mỹ, nhưng không bắt kịp xu hướng bán lẻ trực tuyến và còn đuối sức trước sự cạnh tranh của những nhà bán lẻ tổng hợp như Walmart.
Vào năm 2005, nhóm nhà đầu tư gồm 3 quỹ là Bain Capital, KKR, và Vornado Realty Trust đã mua lại Toys R Us với giá 6,6 tỷ USD bằng tiền đi vay. Chính vụ mua lại này đã để lại gánh nặng nợ nần cho tới ngày nay đối với Toys R Us.
Doanh thu của Toys R Us đã giảm 3 quý liên tiếp. Trong quý 2 năm nay, công ty lỗ ròng 164 triệu USD trên doanh thu 2,2 tỷ USD.
Nguồn thạo tin nói rằng các nhà cung cấp đồ chơi đã trở nên thận trọng với Toys R Us, theo đó hạn chế giao hàng cho công ty. Khó khăn diễn ra đúng lúc Toys R Us chuẩn bị cho mùa bán lẻ cuối năm - khoảng thời gian chiếm tới 40% trong tổng số doanh thu hàng năm hơn 11 tỷ USD của công ty.
Không chỉ là một năm tồi tệ đối với các hãng bán lẻ truyền thống, năm nay còn là một năm kém vui đối với ngành công nghiệp đồ chơi trẻ em toàn cầu. Hãng Lego mới đây công bố doanh thu lần đầu tiên giảm trong 13 năm, trong khi hãng Mattel phải tuyển một Giám đốc điều hành (CEO) mới để phục hồi doanh thu.
Trong ngành bán lẻ truyền thống ở Mỹ, các vụ phá sản đang liên tiếp diễn ra. Tuần trước, công ty bán lẻ giày nữ Aerosoles nộp đơn xin phá sản, nâng số công ty bán lẻ Mỹ xin phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản nước này lên con số 24 kể từ đầu năm, so với 18 công ty phá sản trong cả năm 2016 - theo dữ liệu từ S&P Global Market Intelligence.
Trang Business Insider cho biết, hơn 6.400 cửa hiệu bán lẻ truyền thống ở Mỹ được cho là sẽ đóng cửa trong năm nay. Nhiều chuỗi bán lẻ lớn như Macy’s, Sears, JCPenney, BCBG, Abercrombie & Fitch, Bebe… đều đã quyết định đóng cửa hàng chục cửa hiệu.
Theo tờ Financial Times, Toys R Us cho biết đã đạt một thỏa thuận theo đó sẽ được các chủ nợ bơm vốn 3 tỷ USD để duy trì hoạt động của 1.600 cửa hàng trên toàn cầu. Thỏa thuận này là một phần trong chương trình tái cơ cấu số nợ 5 tỷ USD trong dài hạn của chuỗi bán lẻ đồ chơi.
Với số nợ 5 tỷ USD này, Toys R Us dự kiến phải trả số tiền lãi đáo hạn 400 triệu USD trong năm 2018 và 1,7 tỷ USD cả gốc lẫn lãi đáo hạn trong năm 2019.
Vụ phá sản của Toys R Us một lần nữa cho thấy năm 2017 là một năm u ám đối với các hãng bán lẻ truyền thống. Ngành bán lẻ truyền thống trên toàn cầu, đặc biệt là ở Mỹ, đang chật vật trước sự nổi lên của bán lẻ trực tuyến. Trong đó, những công ty bán lẻ vay nợ nhiều trong những năm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính càng gặp nhiều khó khăn.
Toys R Us ra đời trong giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi số trẻ em ra đời tăng mạnh trong thập niên 1950, hay còn gọi là thời kỳ “baby boom”. Công ty đã phát triển thành nhà bán lẻ đồ chơi số 1 của Mỹ, nhưng không bắt kịp xu hướng bán lẻ trực tuyến và còn đuối sức trước sự cạnh tranh của những nhà bán lẻ tổng hợp như Walmart.
Vào năm 2005, nhóm nhà đầu tư gồm 3 quỹ là Bain Capital, KKR, và Vornado Realty Trust đã mua lại Toys R Us với giá 6,6 tỷ USD bằng tiền đi vay. Chính vụ mua lại này đã để lại gánh nặng nợ nần cho tới ngày nay đối với Toys R Us.
Doanh thu của Toys R Us đã giảm 3 quý liên tiếp. Trong quý 2 năm nay, công ty lỗ ròng 164 triệu USD trên doanh thu 2,2 tỷ USD.
Nguồn thạo tin nói rằng các nhà cung cấp đồ chơi đã trở nên thận trọng với Toys R Us, theo đó hạn chế giao hàng cho công ty. Khó khăn diễn ra đúng lúc Toys R Us chuẩn bị cho mùa bán lẻ cuối năm - khoảng thời gian chiếm tới 40% trong tổng số doanh thu hàng năm hơn 11 tỷ USD của công ty.
Không chỉ là một năm tồi tệ đối với các hãng bán lẻ truyền thống, năm nay còn là một năm kém vui đối với ngành công nghiệp đồ chơi trẻ em toàn cầu. Hãng Lego mới đây công bố doanh thu lần đầu tiên giảm trong 13 năm, trong khi hãng Mattel phải tuyển một Giám đốc điều hành (CEO) mới để phục hồi doanh thu.
Trong ngành bán lẻ truyền thống ở Mỹ, các vụ phá sản đang liên tiếp diễn ra. Tuần trước, công ty bán lẻ giày nữ Aerosoles nộp đơn xin phá sản, nâng số công ty bán lẻ Mỹ xin phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản nước này lên con số 24 kể từ đầu năm, so với 18 công ty phá sản trong cả năm 2016 - theo dữ liệu từ S&P Global Market Intelligence.
Trang Business Insider cho biết, hơn 6.400 cửa hiệu bán lẻ truyền thống ở Mỹ được cho là sẽ đóng cửa trong năm nay. Nhiều chuỗi bán lẻ lớn như Macy’s, Sears, JCPenney, BCBG, Abercrombie & Fitch, Bebe… đều đã quyết định đóng cửa hàng chục cửa hiệu.