Chuyện năng lượng từ cuộc chiến Nam Ossetia
Ngoài vấn đề tranh chấp lãnh thổ, cuộc xung đột ở khu vực Nam Ossetia còn có mối liên quan tới những đường ống dẫn dầu
Ngoài vấn đề tranh chấp lãnh thổ, cuộc xung đột ở khu vực Nam Ossetia còn có mối liên quan tới những đường ống dẫn dầu.
Nhìn lại lịch sử
Khu vực Caspian (tên gọi chung cho khu vực địa lý bao quanh biển Caspian, với đường bờ biển giáp với các nước Iran, Nga, Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan) đang chứa một nguồn tài nguyên khổng lồ, với trữ lượng ước tính là 35 tỷ thùng dầu và hàng nghìn tỷ mét khối khí.
Hiện đã có một hệ thống đường ống dẫn dầu đang hoạt động, có tên Baku-Tbilisi-Ceyhan (BTC), nhằm vận chuyển dầu từ khu vực Caspian tới thị trường toàn cầu. Ngoài đường ống BTC, các công ty phương Tây còn đang dự định xây một hệ thống đường ống qua Gruzia để vận chuyển khí gas từ Caspian tới Áo, tạo một nguồn cung nhiên liệu khác cho Tây Âu, khu vực vẫn nhập khẩu tới 1/3 lượng nhiên liệu tiêu thụ từ Nga.
Cuộc đối đầu gần đây nhất liên quan tới tài nguyên dầu khí của vùng Caspian bắt đầu vào thập niên 1990 dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Khi đó, chính quyền Clinton nhận thấy, các quốc gia mới tách ra từ Liên Xô có nguồn dầu khí rất dồi dào, nhưng dầu khí khai thác được ở các nước này phải được vận chuyển qua Nga thì mới tới được các nước tiêu thụ. Nếu không có đường ống dẫn dầu riêng, các nước vùng Caspian sẽ không bao giờ có thể phát triển công nghiệp năng lượng của riêng mình và sẽ phải phụ thuộc vào Nga.
Sự thiếu vắng đường ống dẫn dầu cũng hạn chế hoạt động xuất khẩu của các công ty như tập đoàn Chevron - hãng sở hữu một nửa mỏ dầu khổng lồ Tengiz ở Kazakhstan. Bởi vậy, BP và Chevron đã ủng hộ chiến lược xây đường ống qua Gruzia của Mỹ. Việc Mỹ xây dựng đường ống BTC tới nay vẫn là một trong những dấu ấn của chiến lược tạo ra một rào chắn giữa Nga và các quốc gia Trung Á, từng là các nước cộng hòa nằm trong Liên Xô cũ.
Trước khi BTC ra đời, phương Tây đã rất “khổ sở” trong việc tìm ra những tuyến đường có thể tránh được những địa điểm mà các nhà lãnh đạo của các nước này coi là có khả năng xảy ra rắc rối, chẳng hạn Mỹ không muốn đường ống đi qua Iran. Nhưng đây là một việc khó.
Khi BTC được hoàn thành vào năm 2005, đây được coi là một bước tiến lớn của nước Mỹ trong chính sách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng. Đường ống này không chỉ vận chuyển dầu được sản xuất ở Trung Á, giúp các nước phương Tây giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu từ Trung Đông, mà còn phục vụ đắc lực cho một mục tiêu khác của nước Mỹ là “phớt lờ” vai trò của nước Nga trên thị trường năng lượng.
Việc xuất hiện BTC cũng giúp tạo động lực phát triển cho các nước mới tách ra từ Liên bang Xô viết và Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, đường ống này cũng đi qua ba quốc gia đang phải đương đầu với lực lượng ly khai.
Được đầu tư 4 tỷ USD để xây dựng, đường ống BTC dài 1.100 dặm (1770 km) vận chuyển 850.000 thùng dầu mỗi ngày, tương đương 1% nguồn cung dầu của thế giới, từ Azerbaijan qua Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ, tới cảng Ceyhan trên Đại Trung Hải. Phần lớn lượng dầu này được cung cấp cho thị trường châu Âu và Mỹ. Lượng dầu này được khai thác từ nhiều mỏ dầu của Azerbaijan, nằm ngoài khơi biển Caspian.
Hậu quả của cuộc chiến
Gruzia hiện được xem là một mắt xích then chốt trong hành lang năng lượng Đông - Tây.
Bởi vậy, các chuyên gia năng lượng cho rằng, sự đối đầu giữa Nga và Gruzia có thể đe dọa các kế hoạch của Mỹ trong việc tiếp cận sâu hơn tới những nguồn năng lượng của Trung Á, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu của châu Á bùng nổ và tình hình nguồn cung hạn hẹp đã đẩy giá dầu lên tới những mức giá chưa từng có.
Những nỗ lực để vận chuyển dầu ra khỏi Kazakhstan qua một con đường không “dính dáng” gì đến Nga đã thất bại. Phần lớn sản lượng dầu từ mỏ dầu khổng lồ Tengiz, nơi hãng Chevron là nhà đầu tư lớn nhất, hiện đi qua một đường ống được biết tới với cái tên Caspian Pipeline Consortium, chạy dọc bờ phía bắc của biển Caspian tới cảng Novorossiysk của Nga trên biển Đen. Những đề xuất xây dựng đường ống dẫn dầu và khí mới ở khu vực đều bị ngưng lại, một phần do sự phản đối của Nga.
“Với cuộc chiến vừa diễn ra tại Nam Ossetia, một đường ống dẫn dầu nữa khó có thể được xây dựng ở Gruzia”, nhà phân tích Cliff Kupchan của tập đoàn Eurasia Group nhận xét. Ông nói: “Trong tương lai, các công ty đa quốc gia và các chính phủ ở Trung Á và Caspian có thể sẽ cân nhắc kỹ hơn trong việc xây dựng những đường ống mới qua hành lang này. Thậm chí người ta còn nghi ngờ về độ an toàn trong việc vận chuyển khối lượng dầu hiện nay qua khu vực này”.
Một mối lo ngại lớn nữa là điều gì sẽ xảy ra đối với nguồn dầu từ một mỏ dầu khổng lồ khác có tên Kashagan ở biển Caspian với trữ lượng 10 tỷ thùng. Nằm ngoài khơi bờ biển của Kazakhstan, mỏ dầu này hiện là mục tiêu tham vọng nhất từ trước tới nay của các công ty phương Tây trong việc phát triển những nguồn cung mới ở khu vực Caspian.
Sẽ mất ít nhất 5 năm nữa thì dầu mới được bơm lên từ mỏ này, nhưng liên doanh khai thác mỏ này với sự tham gia của Exxon Mobil và ConocoPhillips, dự định sẽ vận chuyển một phần lượng dầu qua đường ống BTC. Để làm được điều này, cần phải xây dựng một đường ống ngầm dưới biển Caspian để nối tới BTC. Trước đây, Nga đã từng phản đối những kế hoạch tương tự.
Hai năm trước, tập đoàn dầu lửa quốc gia Gazprom của Nga, khi đó còn nằm dưới sự điều hành của đương kim Tổng thống Nga Dmitri Medvedev, đã ngừng cung cấp khí tự nhiên cho Ukraine giữa mùa đông vì những bất đồng trong vấn đề giá cả.
Sự kiện này đã có tác động mạnh tới châu Âu, nơi các nhà hoạch định chính sách bắt đầu đặt câu hỏi về sự phụ thuộc của họ vào nguồn khí tự nhiên của Nga. Mặc dù vậy, các nước châu Âu vẫn không đạt được đồng thuận nào về giải pháp cho vấn đề.
“Đối với các nước châu Âu, cuộc khủng hoảng khí gas của Ukraina là một hồi chuông cảnh tỉnh”, một chuyên gia nhận định. Một đề xuất mà Mỹ rất ủng hộ là xây dựng một đường ống dẫn khí song song với BTC. Nhưng kế hoạch này có thành công hay không còn phụ thuộc vào Turkmenistan, nước hiện sở hữu dự trữ khí tự nhiên lớn thứ 4 thế giới, ở mức khoảng 3.000 tỷ mét khối.
Turkmenistan đang có thái độ thận trọng. Dưới thời cựu Tổng thống Saparmurat Niyazov, nước này đã không dám “qua mặt” Nga để ủng hộ Mỹ xây đường ống BTC. Cuộc chiến ở Gruzia vừa qua càng khiến họ thêm lo sợ về sự xuất hiện của một đường ống mới, mà thay vào đó có thể sẽ hợp tác với Nga.
Hiện Nga đang rất muốn xây dựng một đường ống dẫn khí riêng để khẳng định vị thế số một về nhiên liệu ở khu vực. Tuy nhiên, theo giới quan sát, Nga sẽ không can thiệp trực tiếp vào đường ống BCT. Chiến lược của Moskva là không làm cho các nước Tây Âu cảm thấy quá hoảng sợ để phải thúc đẩy việc xây dựng những đường ống dẫn nhiên liệu khác không đi qua Nga. Mặt khác, Nga cũng không cần phải gây áp lực đóng cửa đường ống BTC để giành ưu thế trong các cuộc chiến năng lượng.
Các nhà phân tích cho rằng, những gì vừa xảy ra tại Nam Ossetia đã làm gia tăng những bất ổn trong môi trường đầu tư của khu vực. Ngày 12/8 vừa qua, BP đã đóng cửa một đường ống dẫn dầu phụ dẫn tới Biển Đen, với lý do đường ống này có thể bị tấn công.
(Theo New York Times, Business Week)
Nhìn lại lịch sử
Khu vực Caspian (tên gọi chung cho khu vực địa lý bao quanh biển Caspian, với đường bờ biển giáp với các nước Iran, Nga, Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan) đang chứa một nguồn tài nguyên khổng lồ, với trữ lượng ước tính là 35 tỷ thùng dầu và hàng nghìn tỷ mét khối khí.
Hiện đã có một hệ thống đường ống dẫn dầu đang hoạt động, có tên Baku-Tbilisi-Ceyhan (BTC), nhằm vận chuyển dầu từ khu vực Caspian tới thị trường toàn cầu. Ngoài đường ống BTC, các công ty phương Tây còn đang dự định xây một hệ thống đường ống qua Gruzia để vận chuyển khí gas từ Caspian tới Áo, tạo một nguồn cung nhiên liệu khác cho Tây Âu, khu vực vẫn nhập khẩu tới 1/3 lượng nhiên liệu tiêu thụ từ Nga.
Cuộc đối đầu gần đây nhất liên quan tới tài nguyên dầu khí của vùng Caspian bắt đầu vào thập niên 1990 dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Khi đó, chính quyền Clinton nhận thấy, các quốc gia mới tách ra từ Liên Xô có nguồn dầu khí rất dồi dào, nhưng dầu khí khai thác được ở các nước này phải được vận chuyển qua Nga thì mới tới được các nước tiêu thụ. Nếu không có đường ống dẫn dầu riêng, các nước vùng Caspian sẽ không bao giờ có thể phát triển công nghiệp năng lượng của riêng mình và sẽ phải phụ thuộc vào Nga.
Sự thiếu vắng đường ống dẫn dầu cũng hạn chế hoạt động xuất khẩu của các công ty như tập đoàn Chevron - hãng sở hữu một nửa mỏ dầu khổng lồ Tengiz ở Kazakhstan. Bởi vậy, BP và Chevron đã ủng hộ chiến lược xây đường ống qua Gruzia của Mỹ. Việc Mỹ xây dựng đường ống BTC tới nay vẫn là một trong những dấu ấn của chiến lược tạo ra một rào chắn giữa Nga và các quốc gia Trung Á, từng là các nước cộng hòa nằm trong Liên Xô cũ.
Trước khi BTC ra đời, phương Tây đã rất “khổ sở” trong việc tìm ra những tuyến đường có thể tránh được những địa điểm mà các nhà lãnh đạo của các nước này coi là có khả năng xảy ra rắc rối, chẳng hạn Mỹ không muốn đường ống đi qua Iran. Nhưng đây là một việc khó.
Khi BTC được hoàn thành vào năm 2005, đây được coi là một bước tiến lớn của nước Mỹ trong chính sách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng. Đường ống này không chỉ vận chuyển dầu được sản xuất ở Trung Á, giúp các nước phương Tây giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu từ Trung Đông, mà còn phục vụ đắc lực cho một mục tiêu khác của nước Mỹ là “phớt lờ” vai trò của nước Nga trên thị trường năng lượng.
Việc xuất hiện BTC cũng giúp tạo động lực phát triển cho các nước mới tách ra từ Liên bang Xô viết và Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, đường ống này cũng đi qua ba quốc gia đang phải đương đầu với lực lượng ly khai.
Được đầu tư 4 tỷ USD để xây dựng, đường ống BTC dài 1.100 dặm (1770 km) vận chuyển 850.000 thùng dầu mỗi ngày, tương đương 1% nguồn cung dầu của thế giới, từ Azerbaijan qua Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ, tới cảng Ceyhan trên Đại Trung Hải. Phần lớn lượng dầu này được cung cấp cho thị trường châu Âu và Mỹ. Lượng dầu này được khai thác từ nhiều mỏ dầu của Azerbaijan, nằm ngoài khơi biển Caspian.
Hậu quả của cuộc chiến
Gruzia hiện được xem là một mắt xích then chốt trong hành lang năng lượng Đông - Tây.
Bởi vậy, các chuyên gia năng lượng cho rằng, sự đối đầu giữa Nga và Gruzia có thể đe dọa các kế hoạch của Mỹ trong việc tiếp cận sâu hơn tới những nguồn năng lượng của Trung Á, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu của châu Á bùng nổ và tình hình nguồn cung hạn hẹp đã đẩy giá dầu lên tới những mức giá chưa từng có.
Những nỗ lực để vận chuyển dầu ra khỏi Kazakhstan qua một con đường không “dính dáng” gì đến Nga đã thất bại. Phần lớn sản lượng dầu từ mỏ dầu khổng lồ Tengiz, nơi hãng Chevron là nhà đầu tư lớn nhất, hiện đi qua một đường ống được biết tới với cái tên Caspian Pipeline Consortium, chạy dọc bờ phía bắc của biển Caspian tới cảng Novorossiysk của Nga trên biển Đen. Những đề xuất xây dựng đường ống dẫn dầu và khí mới ở khu vực đều bị ngưng lại, một phần do sự phản đối của Nga.
“Với cuộc chiến vừa diễn ra tại Nam Ossetia, một đường ống dẫn dầu nữa khó có thể được xây dựng ở Gruzia”, nhà phân tích Cliff Kupchan của tập đoàn Eurasia Group nhận xét. Ông nói: “Trong tương lai, các công ty đa quốc gia và các chính phủ ở Trung Á và Caspian có thể sẽ cân nhắc kỹ hơn trong việc xây dựng những đường ống mới qua hành lang này. Thậm chí người ta còn nghi ngờ về độ an toàn trong việc vận chuyển khối lượng dầu hiện nay qua khu vực này”.
Một mối lo ngại lớn nữa là điều gì sẽ xảy ra đối với nguồn dầu từ một mỏ dầu khổng lồ khác có tên Kashagan ở biển Caspian với trữ lượng 10 tỷ thùng. Nằm ngoài khơi bờ biển của Kazakhstan, mỏ dầu này hiện là mục tiêu tham vọng nhất từ trước tới nay của các công ty phương Tây trong việc phát triển những nguồn cung mới ở khu vực Caspian.
Sẽ mất ít nhất 5 năm nữa thì dầu mới được bơm lên từ mỏ này, nhưng liên doanh khai thác mỏ này với sự tham gia của Exxon Mobil và ConocoPhillips, dự định sẽ vận chuyển một phần lượng dầu qua đường ống BTC. Để làm được điều này, cần phải xây dựng một đường ống ngầm dưới biển Caspian để nối tới BTC. Trước đây, Nga đã từng phản đối những kế hoạch tương tự.
Hai năm trước, tập đoàn dầu lửa quốc gia Gazprom của Nga, khi đó còn nằm dưới sự điều hành của đương kim Tổng thống Nga Dmitri Medvedev, đã ngừng cung cấp khí tự nhiên cho Ukraine giữa mùa đông vì những bất đồng trong vấn đề giá cả.
Sự kiện này đã có tác động mạnh tới châu Âu, nơi các nhà hoạch định chính sách bắt đầu đặt câu hỏi về sự phụ thuộc của họ vào nguồn khí tự nhiên của Nga. Mặc dù vậy, các nước châu Âu vẫn không đạt được đồng thuận nào về giải pháp cho vấn đề.
“Đối với các nước châu Âu, cuộc khủng hoảng khí gas của Ukraina là một hồi chuông cảnh tỉnh”, một chuyên gia nhận định. Một đề xuất mà Mỹ rất ủng hộ là xây dựng một đường ống dẫn khí song song với BTC. Nhưng kế hoạch này có thành công hay không còn phụ thuộc vào Turkmenistan, nước hiện sở hữu dự trữ khí tự nhiên lớn thứ 4 thế giới, ở mức khoảng 3.000 tỷ mét khối.
Turkmenistan đang có thái độ thận trọng. Dưới thời cựu Tổng thống Saparmurat Niyazov, nước này đã không dám “qua mặt” Nga để ủng hộ Mỹ xây đường ống BTC. Cuộc chiến ở Gruzia vừa qua càng khiến họ thêm lo sợ về sự xuất hiện của một đường ống mới, mà thay vào đó có thể sẽ hợp tác với Nga.
Hiện Nga đang rất muốn xây dựng một đường ống dẫn khí riêng để khẳng định vị thế số một về nhiên liệu ở khu vực. Tuy nhiên, theo giới quan sát, Nga sẽ không can thiệp trực tiếp vào đường ống BCT. Chiến lược của Moskva là không làm cho các nước Tây Âu cảm thấy quá hoảng sợ để phải thúc đẩy việc xây dựng những đường ống dẫn nhiên liệu khác không đi qua Nga. Mặt khác, Nga cũng không cần phải gây áp lực đóng cửa đường ống BTC để giành ưu thế trong các cuộc chiến năng lượng.
Các nhà phân tích cho rằng, những gì vừa xảy ra tại Nam Ossetia đã làm gia tăng những bất ổn trong môi trường đầu tư của khu vực. Ngày 12/8 vừa qua, BP đã đóng cửa một đường ống dẫn dầu phụ dẫn tới Biển Đen, với lý do đường ống này có thể bị tấn công.
(Theo New York Times, Business Week)