Chuyển tuyến xe khách: Doanh nghiệp “kêu cứu”, Bộ hứa xử lý
Nhiều doanh nghiệp thuộc diện phải điều chuyển luồng tuyến xe khách tại Hà Nội đã có buổi đối thoại với cơ quan chức năng hôm 1/3
Theo chủ trương có hiệu lực từ năm 2017, Thành phố Hà Nội sẽ điều chuyển một số luồng tuyến xe khách. Cụ thể, tuyến xe Hà Nội - Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An... phải chuyển từ bến xe Mỹ Đình (đường vành đai 3 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm) sang đón trả khách tại bến Nước Ngầm (đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai) - cửa ngõ phía Nam thành phố.
Tuy nhiên, sau 2 tháng, hai cuộc bãi công với sự tham gia của hàng trăm ôtô đã xảy ra, bất chấp nỗ lực giải thích, thuyết phục của ngành chức năng Thành phố và Bộ Giao thông Vận tải. Mới nhất là sự việc khoảng 100 xe khách tuyến Nam Định, Thái Bình xếp hàng trên đường cao tốc ngày 28/2, mang theo băng rôn kêu cứu.
Doanh nghiệp than phá sản vì điều chuyển
Chiều nay (1/3), các doanh nghiệp vận tải thuộc diện điều chuyển tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát và Nước Ngầm đã có buổi đối thoại với đại diện Bộ Giao thông Vận tải, UBND Tp.Hà Nội và Sở Giao thông Vận tải về điều chuyển luồng tuyến xe khách.
Được dịp, nhiều chủ doanh nghiệp, nhà xe bày tỏ nỗi lo lắng về kết quả kinh doanh sau khi chuyển sang các bến xe khác.
Một trong những lý do khiến các doanh nghiệp đình công hôm 28/2, theo ông Nguyễn Văn Thạch - Giám đốc Công ty Vận tải Nam Trực, Chủ tịch Hiệp hội vận tải tỉnh Nam Định, là vì gần hai tháng điều chuyển cho thấy có nhiều điểm chưa hợp lý. Các doanh nghiệp vận tải hành khách vắng khách, chỉ có một vài người, trong khi vẫn phải chi trả lương cho cho nhân viên, vé cầu đường…đẩy doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ, nguy cơ phá sản.
Lý giải nguyên nhân vắng khách, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện tại, điều chuyển làm khổ sở việc đi lại của người dân, tốn kém về chi phí. Ví dụ, có những hành khách nhà ở gần Mỹ Đình muốn về quê Ninh Bình phải bắt xe buýt sang Giáp Bát nhưng xe buýt lại không cho mang hành lý cồng kềnh lên xe…
“Sau hai tháng điều chuyển, ở bến xe Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm lượng khách không tăng lên đáng kể. Vậy, lượng khách ở bến xe Mỹ Đình chúng tôi vẫn vận chuyển trước đi đâu?”, ông Trần Hữu Quảng, đại diện Công ty vận tải hành khách Hà Sơn Hải ở Thanh Hóa, đại diện nhà xe từng chạy tuyến Thanh Hóa - Mỹ Đình (Hà Nội), đặt câu hỏi.
Trả lời cho câu hỏi này, ông Quảng cho rằng, sau 2 tháng điều chuyển thì ở Thanh Hóa có đến hơn 100 xe khách trá hình tuyến Thanh Hóa - Hà Nội. Xe dù bến cóc lợi dụng xe hợp đồng trá hình để luồn lách đón khách, trả khách là không công bằng trong khi các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng phải chịu tiền xe bến bãi…
Từ những bất cập trên, nhiều doanh nghiệp kiến nghị tiếp tục quay lại bến xe Mỹ Đình hoạt động, cơ quan chức năng quy hoạch một bến xe lớn để các xe về một chỗ cho công bằng. Nếu có điều chuyển, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ về quyền lợi kinh tế, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp.
Sẽ báo cáo Thủ tướng trước ngày 10/3
Ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường hứa sẽ ghi nhận đầy đủ, trả lời ngay những vấn đề có thể. Còn cái chưa trả lời được sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng trước ngày 10/3.
Đối với doanh nghiệp, Thứ trưởng bày tỏ quan điểm chia sẻ tổn hại về mặt kinh doanh trong việc chuyển giao luồng tuyến dẫn đến sụt giảm doanh thu, một số doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không có khả năng chi trả.
Ở góc độ quản lý Nhà nước, Thứ trưởng nhấn mạnh tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước đều hết sức đau đầu. Lỗi là do quy hoạch chậm so với phát triển của đất nước đặc biệt là lỗi quy hoạch của Tp.Hà Nội thiếu tầm nhìn dẫn tới quá tải. Nếu bến xe rộng và có đường chạy song song với vành đai 3 thì không có gì phải điều chuyển.
“Đứng trước vấn đề đó, ban quản lý Nhà nước bắt buộc phải điều chuyển bến xe này.
Tôi đồng ý xem cách làm như thế nào để thỏa mãn mục tiêu của Nhà nước, doanh nghiệp, của người dân. Bất kể việc gì mới cũng động chạm nhưng phải điều chuyển luồng tuyến”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Đối với đề xuất quay lại bến xe Mỹ Đình của doanh nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Thường lo ngại quay lại tình trạng như trước đây. Hàng nghìn xe di chuyển trên đường vành đai 3, đường duy nhất kết nối bến xe Mỹ Đình và quốc lộ 1A góp phần gây ùn tắc giao thông.
Do vậy, ông Nguyễn Hồng Trường cho rằng cần tìm ra giải pháp chống ùn tắc và làm thế nào để bến xe Nước Ngầm có khách. Các doanh nghiệp nói không có khách thì tìm nguyên nhân để có khách, không thuận lợi thì tạo điều kiện thuận lợi hơn. Nếu có lỗ cũng phải tính lỗ thế nào để tìm giải pháp.
“Chúng tôi sẽ ghi nhận các vấn đề trên để bàn bạc với cách chuyên gia rồi xin ý kiến Thủ tướng, trên cơ sở đó có hướng xử lý. Về mặt lâu dài, cần bố trí mỗi bến xe ở một hướng. Vừa rồi Hà Nội làm hơi vội nhưng chúng tôi sẽ tìm giải pháp. Muốn Thủ đô phát triển văn minh lịch sự thì cần phải phát triển giao thông, trật tự luồng tuyến, đảm bảo an toàn”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh.
Tuy nhiên, sau 2 tháng, hai cuộc bãi công với sự tham gia của hàng trăm ôtô đã xảy ra, bất chấp nỗ lực giải thích, thuyết phục của ngành chức năng Thành phố và Bộ Giao thông Vận tải. Mới nhất là sự việc khoảng 100 xe khách tuyến Nam Định, Thái Bình xếp hàng trên đường cao tốc ngày 28/2, mang theo băng rôn kêu cứu.
Doanh nghiệp than phá sản vì điều chuyển
Chiều nay (1/3), các doanh nghiệp vận tải thuộc diện điều chuyển tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát và Nước Ngầm đã có buổi đối thoại với đại diện Bộ Giao thông Vận tải, UBND Tp.Hà Nội và Sở Giao thông Vận tải về điều chuyển luồng tuyến xe khách.
Được dịp, nhiều chủ doanh nghiệp, nhà xe bày tỏ nỗi lo lắng về kết quả kinh doanh sau khi chuyển sang các bến xe khác.
Một trong những lý do khiến các doanh nghiệp đình công hôm 28/2, theo ông Nguyễn Văn Thạch - Giám đốc Công ty Vận tải Nam Trực, Chủ tịch Hiệp hội vận tải tỉnh Nam Định, là vì gần hai tháng điều chuyển cho thấy có nhiều điểm chưa hợp lý. Các doanh nghiệp vận tải hành khách vắng khách, chỉ có một vài người, trong khi vẫn phải chi trả lương cho cho nhân viên, vé cầu đường…đẩy doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ, nguy cơ phá sản.
Lý giải nguyên nhân vắng khách, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện tại, điều chuyển làm khổ sở việc đi lại của người dân, tốn kém về chi phí. Ví dụ, có những hành khách nhà ở gần Mỹ Đình muốn về quê Ninh Bình phải bắt xe buýt sang Giáp Bát nhưng xe buýt lại không cho mang hành lý cồng kềnh lên xe…
“Sau hai tháng điều chuyển, ở bến xe Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm lượng khách không tăng lên đáng kể. Vậy, lượng khách ở bến xe Mỹ Đình chúng tôi vẫn vận chuyển trước đi đâu?”, ông Trần Hữu Quảng, đại diện Công ty vận tải hành khách Hà Sơn Hải ở Thanh Hóa, đại diện nhà xe từng chạy tuyến Thanh Hóa - Mỹ Đình (Hà Nội), đặt câu hỏi.
Trả lời cho câu hỏi này, ông Quảng cho rằng, sau 2 tháng điều chuyển thì ở Thanh Hóa có đến hơn 100 xe khách trá hình tuyến Thanh Hóa - Hà Nội. Xe dù bến cóc lợi dụng xe hợp đồng trá hình để luồn lách đón khách, trả khách là không công bằng trong khi các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng phải chịu tiền xe bến bãi…
Từ những bất cập trên, nhiều doanh nghiệp kiến nghị tiếp tục quay lại bến xe Mỹ Đình hoạt động, cơ quan chức năng quy hoạch một bến xe lớn để các xe về một chỗ cho công bằng. Nếu có điều chuyển, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ về quyền lợi kinh tế, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp.
Sẽ báo cáo Thủ tướng trước ngày 10/3
Ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường hứa sẽ ghi nhận đầy đủ, trả lời ngay những vấn đề có thể. Còn cái chưa trả lời được sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng trước ngày 10/3.
Đối với doanh nghiệp, Thứ trưởng bày tỏ quan điểm chia sẻ tổn hại về mặt kinh doanh trong việc chuyển giao luồng tuyến dẫn đến sụt giảm doanh thu, một số doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không có khả năng chi trả.
Ở góc độ quản lý Nhà nước, Thứ trưởng nhấn mạnh tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước đều hết sức đau đầu. Lỗi là do quy hoạch chậm so với phát triển của đất nước đặc biệt là lỗi quy hoạch của Tp.Hà Nội thiếu tầm nhìn dẫn tới quá tải. Nếu bến xe rộng và có đường chạy song song với vành đai 3 thì không có gì phải điều chuyển.
“Đứng trước vấn đề đó, ban quản lý Nhà nước bắt buộc phải điều chuyển bến xe này.
Tôi đồng ý xem cách làm như thế nào để thỏa mãn mục tiêu của Nhà nước, doanh nghiệp, của người dân. Bất kể việc gì mới cũng động chạm nhưng phải điều chuyển luồng tuyến”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Đối với đề xuất quay lại bến xe Mỹ Đình của doanh nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Thường lo ngại quay lại tình trạng như trước đây. Hàng nghìn xe di chuyển trên đường vành đai 3, đường duy nhất kết nối bến xe Mỹ Đình và quốc lộ 1A góp phần gây ùn tắc giao thông.
Do vậy, ông Nguyễn Hồng Trường cho rằng cần tìm ra giải pháp chống ùn tắc và làm thế nào để bến xe Nước Ngầm có khách. Các doanh nghiệp nói không có khách thì tìm nguyên nhân để có khách, không thuận lợi thì tạo điều kiện thuận lợi hơn. Nếu có lỗ cũng phải tính lỗ thế nào để tìm giải pháp.
“Chúng tôi sẽ ghi nhận các vấn đề trên để bàn bạc với cách chuyên gia rồi xin ý kiến Thủ tướng, trên cơ sở đó có hướng xử lý. Về mặt lâu dài, cần bố trí mỗi bến xe ở một hướng. Vừa rồi Hà Nội làm hơi vội nhưng chúng tôi sẽ tìm giải pháp. Muốn Thủ đô phát triển văn minh lịch sự thì cần phải phát triển giao thông, trật tự luồng tuyến, đảm bảo an toàn”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh.