Có nên ưu đãi lãi suất cho khách giàu?
Ý kiến bất ngờ có từ một trong những địa phương nghèo nhất trong cả nước
Cuối tuần qua, trong khuôn khổ cuộc tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang tại các xã Lao Chải, Xín Chải, Minh Tân (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang), có ý kiến đề xuất khá bất ngờ về chính sách cho vay.
Cụ thể, qua các buổi tiếp xúc, có hai ý kiến liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Một là đề nghị nâng mức cho vay đối với hộ nghèo lên 50 triệu đồng. Hai là cần có chính sách ưu đãi lãi suất đối với các hộ khá và hộ giàu ở khu vực nông thôn.
Ở ý kiến thứ hai, chính sách ưu đãi lãi suất như vậy được cho là để phát triển kinh tế và làm gương cho các hộ khác học tập làm theo.
Hiện chưa rõ thông tin giải đáp cụ thể từ đại diện Ngân hàng Nhà nước tại cuộc tiếp xúc trên. Tuy nhiên, có thể hiểu cơ chế và chính sách cho vay hiện nay là bình đẳng giữa các khách hàng, hoặc có những ưu đãi riêng cho các khu vực mà Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước khuyến khích đầu tư vốn (như 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp và nông thôn).
Mặt khác, theo cơ chế cho vay hiện hành, với các đối tượng vay vốn thông thường, các ngân hàng thương mại và cả các chương trình tín dụng chính sách xã hội đều áp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn chung; thông thường, khách hàng nào đảm bảo các tiêu chuẩn và điều kiện tốt hơn sẽ được áp lãi suất thấp hơn.
Với ý kiến trên, có lẽ lần đầu tiên sự phân biệt giữa khách giàu và khách nghèo (hộ giàu và hộ nghèo) được nêu cụ thể như vậy để gửi đến nhà hoạch định chính sách. Dù lý giải để “làm gương cho các hộ khác học tập làm theo” sẽ có những ý kiến và góc nhìn khác nhau, nhưng nó cũng một phần phản ánh thực tế trong hoạt động cho vay hiện nay.
Tại các ngân hàng thương mại, trong bối cảnh khó đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, khách giàu (không chỉ hộ dân mà cả doanh nghiệp) thường là đối tượng cạnh tranh để cho vay. Ngoài lãi suất ưu đãi, thậm chí có ngân hàng còn áp cả chính sách đãi ngộ riêng cho lãnh đạo những doanh nghiệp lớn và làm ăn hiệu quả khi vay vốn, để lôi kéo hoặc giữ chân. Cạnh tranh và cơ chế ưu đãi như vậy cũng thường thầy ở nhiều ngành hàng khác.
Tuy nhiên, không phân biệt giàu - nghèo, lớn - nhỏ, nếu đồng vốn cho vay thực sự an toàn và hiệu quả thì chính sách lãi suất có thể sẽ không nhiều khác biệt. Mặt khác, để trở thành một chính sách ưu đãi, hẳn sẽ còn nhiều tiêu chí khác nữa để nhà hoạch định chính sách xem xét.
Cụ thể, qua các buổi tiếp xúc, có hai ý kiến liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Một là đề nghị nâng mức cho vay đối với hộ nghèo lên 50 triệu đồng. Hai là cần có chính sách ưu đãi lãi suất đối với các hộ khá và hộ giàu ở khu vực nông thôn.
Ở ý kiến thứ hai, chính sách ưu đãi lãi suất như vậy được cho là để phát triển kinh tế và làm gương cho các hộ khác học tập làm theo.
Hiện chưa rõ thông tin giải đáp cụ thể từ đại diện Ngân hàng Nhà nước tại cuộc tiếp xúc trên. Tuy nhiên, có thể hiểu cơ chế và chính sách cho vay hiện nay là bình đẳng giữa các khách hàng, hoặc có những ưu đãi riêng cho các khu vực mà Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước khuyến khích đầu tư vốn (như 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp và nông thôn).
Mặt khác, theo cơ chế cho vay hiện hành, với các đối tượng vay vốn thông thường, các ngân hàng thương mại và cả các chương trình tín dụng chính sách xã hội đều áp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn chung; thông thường, khách hàng nào đảm bảo các tiêu chuẩn và điều kiện tốt hơn sẽ được áp lãi suất thấp hơn.
Với ý kiến trên, có lẽ lần đầu tiên sự phân biệt giữa khách giàu và khách nghèo (hộ giàu và hộ nghèo) được nêu cụ thể như vậy để gửi đến nhà hoạch định chính sách. Dù lý giải để “làm gương cho các hộ khác học tập làm theo” sẽ có những ý kiến và góc nhìn khác nhau, nhưng nó cũng một phần phản ánh thực tế trong hoạt động cho vay hiện nay.
Tại các ngân hàng thương mại, trong bối cảnh khó đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, khách giàu (không chỉ hộ dân mà cả doanh nghiệp) thường là đối tượng cạnh tranh để cho vay. Ngoài lãi suất ưu đãi, thậm chí có ngân hàng còn áp cả chính sách đãi ngộ riêng cho lãnh đạo những doanh nghiệp lớn và làm ăn hiệu quả khi vay vốn, để lôi kéo hoặc giữ chân. Cạnh tranh và cơ chế ưu đãi như vậy cũng thường thầy ở nhiều ngành hàng khác.
Tuy nhiên, không phân biệt giàu - nghèo, lớn - nhỏ, nếu đồng vốn cho vay thực sự an toàn và hiệu quả thì chính sách lãi suất có thể sẽ không nhiều khác biệt. Mặt khác, để trở thành một chính sách ưu đãi, hẳn sẽ còn nhiều tiêu chí khác nữa để nhà hoạch định chính sách xem xét.