Có tân Thủ tướng, kinh tế Thái Lan liệu có cải thiện?
Vực dậy nền kinh tế là một trong những khó khăn lớn nhất mà tân Thủ tướng Abhisit phải đối mặt
Ông Abhisit Vejjajiva, Chủ tịch đảng Dân chủ Thái Lan (DP) vừa được Hạ viện bầu làm Thủ tướng trong cuộc bỏ phiếu hôm 15/12 với chiến thắng sít sao.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, sự kiện này chưa thể chấm dứt cuộc cạnh tranh quyền lực kéo dài ở Thái Lan.
Vài nét về Thủ tướng mới của Thái Lan
Ông Abhisit, 44 tuổi, sinh ra tại Anh và đã tốt nghiệp đại học Oxford. Ông tham gia chính trị từ năm 1992 và lãnh đạo đảng Dân chủ từ năm 2005. Bước vào chính trường Thái Lan, Abhisit có một số lợi thế như sinh ra trong một gia đình giàu có, thành đạt; được đào tạo, học hành bài bản. Ông là một chính khách nổi lên nhanh chóng và được hậu thuẫn chủ yếu từ người dân miền Nam và tầng lớp trung lưu có học tại Bangkok. Abhisit cũng là người có tiếng "sạch sẽ trong chính trị"...
Sau chiến thắng hôm 15/12, dự kiến ông Abhisit sẽ công bố thành phần nội các mới trong ít ngày tới. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, mặc dù giành được thắng lợi, song với một liên minh chính trị lỏng lẻo, được đảng Dân chủ thành lập từ những "cuộc mặc cả chính trị" đến tận phút chót trước giờ nhóm họp của Hạ viện, ông Abhisit sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể trụ vững trên chiếc ghế "nóng" Thủ tướng. Với việc chỉ vượt có 16 phiếu so với đa số phiếu cần thiết, trong cuộc bỏ phiếu hôm 15/12, liên minh nhiều đảng của tân Thủ tướng Abhisit có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Dự kiến ngày 11/1/2009, sẽ diễn ra các cuộc bầu cử bổ sung để bầu chọn nghị sĩ vào 29 ghế trước đây thuộc về các đảng thân Thaksin. Nếu những nghị sĩ này chống lại Abhisit, ông sẽ bị phế truất.
Theo nhà phân tích chính trị Thái Lan Suranand Vejjajiva, trong một Quốc hội mà đảng Dân chủ không chiếm đa số, ông Abhisit sẽ có ít sự lựa chọn nên có thể buộc phải chấp thuận nhiều đòi hỏi của các đảng khác. Trước hết, ông cần phải lưu ý đến yêu sách của Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD), lực lượng góp phần đưa ông lên đỉnh cao quyền lực.
Bên cạnh đó, có tin đồn rằng giới quân sự cũng "đóng một vai trò" hoặc gây sức ép trong vấn đề hình thành liên minh mới, vì thế Abhisit cũng phải đáp ứng những yêu cầu của giới quân sự.
Một trở ngại khác là phe thân cựu Thủ tướng Thaksin, dù không đủ khả năng thành lập chính phủ song vẫn kiểm soát hơn 200 ghế trên tổng số 480 ghế tại Hạ viện, đủ để gây khó khăn cho hoạt động của chính phủ mới. Chắc chắn, phe thân cựu Thủ tướng Thaksin sẽ gây sức ép buộc chính phủ mới khởi tố PAD do không ít thành viên là đại biểu quốc hội của đảng Dân chủ đã dính dáng tới các hoạt động của PAD.
Ngay hôm ông Abhisit đắc cử, hàng trăm người của phe đối lập đã biểu tình bên ngoài toà nhà Quốc hội và thề sẽ quay lại trong dịp bài phát biểu đầu tiên của tân Thủ tướng tại đây hai tuần tới.
Nhiệm vụ khó
Một khó khăn lớn của tân Thủ tướng Abhisit là phải vực dậy nền kinh tế. Theo phát ngôn viên của đảng Dân chủ, ưu tiên của chính phủ mới sẽ là vực dậy nền kinh tế đang trên đà suy thoái. Sau nhiều tháng rơi vào tình trạng hỗn loạn và bị tác động bởi khủng hoảng toàn cầu, kinh tế Thái Lan sẽ mất ít nhất từ 0,5 đến 1 điểm tăng trưởng trong quý đầu 2009.
Quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan, ông Suchart Thada - Thamrongvech dự báo triển vọng tăng trưởng trong quý 2/2009 vẫn rất u ám.
Sau vụ PAD vây hãm hai sân bay ở thủ đô Bangkok vừa qua, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thái Lan, Amara Sriphayuk, ước tính ngành du lịch vốn là một trụ cột kinh tế của nước này có thể thiệt hại khoảng 4 tỷ USD trong tổng thu nhập năm tới. Không công ty phương Tây nào còn muốn đổ tiền của họ vào Thái sau những bất ổn vừa qua. Hãng Standard & Poors (S&P) thậm chí đã "giáng cấp" nền kinh tế Thái Lan từ ổn định xuống mức tiêu cực.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút một lượng vốn lớn khỏi Thái Lan do những bất ổn chính trị. Trong khi đó, sản xuất trong nước của Thái đang gặp khó khăn. Bảy tháng đầu năm nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản tại Thái Lan đã lên đến 6.500. Những yếu tố trên cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng nội địa Thái Lan.
Kết quả cuộc thăm dò dư luận do trung tâm điều tra dư luận ABAC công bố ngày 14/12 cho thấy, hơn 80% số người Thái được hỏi đã bày tỏ mong muốn hai phái đối địch là PAD, lực lượng đã tiến hành các cuộc biểu tình rầm rộ chống chính phủ thời gian qua, và Liên minh dân chủ chống độc tài (DAAD), vốn ủng hộ Thaksin, cùng "bắt tay" để giải quyết các cuộc khủng hoảng trong nước.
Tuy nhiên, giới phân tích chính trị cho rằng, triển vọng ổn định chính trị ở Thái Lan vẫn ảm đạm vì sự thay đổi chính phủ chưa chấm dứt được cuộc tranh giành quyền lực tại nước này. Nhà phân tích J. Hamstra của Mạng tin phân phân tích và nghiên cứu kinh tế nói: “Chấm dứt khủng hoảng chính trị của Thái Lan đòi hỏi phải có giải pháp cho cuộc tranh giành quyền lực giữa một bên là giới thượng lưu trung thành với Hoàng gia và tầng lớp trung lưu thành thị; một bên là những người ủng hộ Thaksin”.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, sự kiện này chưa thể chấm dứt cuộc cạnh tranh quyền lực kéo dài ở Thái Lan.
Vài nét về Thủ tướng mới của Thái Lan
Ông Abhisit, 44 tuổi, sinh ra tại Anh và đã tốt nghiệp đại học Oxford. Ông tham gia chính trị từ năm 1992 và lãnh đạo đảng Dân chủ từ năm 2005. Bước vào chính trường Thái Lan, Abhisit có một số lợi thế như sinh ra trong một gia đình giàu có, thành đạt; được đào tạo, học hành bài bản. Ông là một chính khách nổi lên nhanh chóng và được hậu thuẫn chủ yếu từ người dân miền Nam và tầng lớp trung lưu có học tại Bangkok. Abhisit cũng là người có tiếng "sạch sẽ trong chính trị"...
Sau chiến thắng hôm 15/12, dự kiến ông Abhisit sẽ công bố thành phần nội các mới trong ít ngày tới. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, mặc dù giành được thắng lợi, song với một liên minh chính trị lỏng lẻo, được đảng Dân chủ thành lập từ những "cuộc mặc cả chính trị" đến tận phút chót trước giờ nhóm họp của Hạ viện, ông Abhisit sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể trụ vững trên chiếc ghế "nóng" Thủ tướng. Với việc chỉ vượt có 16 phiếu so với đa số phiếu cần thiết, trong cuộc bỏ phiếu hôm 15/12, liên minh nhiều đảng của tân Thủ tướng Abhisit có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Dự kiến ngày 11/1/2009, sẽ diễn ra các cuộc bầu cử bổ sung để bầu chọn nghị sĩ vào 29 ghế trước đây thuộc về các đảng thân Thaksin. Nếu những nghị sĩ này chống lại Abhisit, ông sẽ bị phế truất.
Theo nhà phân tích chính trị Thái Lan Suranand Vejjajiva, trong một Quốc hội mà đảng Dân chủ không chiếm đa số, ông Abhisit sẽ có ít sự lựa chọn nên có thể buộc phải chấp thuận nhiều đòi hỏi của các đảng khác. Trước hết, ông cần phải lưu ý đến yêu sách của Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD), lực lượng góp phần đưa ông lên đỉnh cao quyền lực.
Bên cạnh đó, có tin đồn rằng giới quân sự cũng "đóng một vai trò" hoặc gây sức ép trong vấn đề hình thành liên minh mới, vì thế Abhisit cũng phải đáp ứng những yêu cầu của giới quân sự.
Một trở ngại khác là phe thân cựu Thủ tướng Thaksin, dù không đủ khả năng thành lập chính phủ song vẫn kiểm soát hơn 200 ghế trên tổng số 480 ghế tại Hạ viện, đủ để gây khó khăn cho hoạt động của chính phủ mới. Chắc chắn, phe thân cựu Thủ tướng Thaksin sẽ gây sức ép buộc chính phủ mới khởi tố PAD do không ít thành viên là đại biểu quốc hội của đảng Dân chủ đã dính dáng tới các hoạt động của PAD.
Ngay hôm ông Abhisit đắc cử, hàng trăm người của phe đối lập đã biểu tình bên ngoài toà nhà Quốc hội và thề sẽ quay lại trong dịp bài phát biểu đầu tiên của tân Thủ tướng tại đây hai tuần tới.
Nhiệm vụ khó
Một khó khăn lớn của tân Thủ tướng Abhisit là phải vực dậy nền kinh tế. Theo phát ngôn viên của đảng Dân chủ, ưu tiên của chính phủ mới sẽ là vực dậy nền kinh tế đang trên đà suy thoái. Sau nhiều tháng rơi vào tình trạng hỗn loạn và bị tác động bởi khủng hoảng toàn cầu, kinh tế Thái Lan sẽ mất ít nhất từ 0,5 đến 1 điểm tăng trưởng trong quý đầu 2009.
Quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan, ông Suchart Thada - Thamrongvech dự báo triển vọng tăng trưởng trong quý 2/2009 vẫn rất u ám.
Sau vụ PAD vây hãm hai sân bay ở thủ đô Bangkok vừa qua, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thái Lan, Amara Sriphayuk, ước tính ngành du lịch vốn là một trụ cột kinh tế của nước này có thể thiệt hại khoảng 4 tỷ USD trong tổng thu nhập năm tới. Không công ty phương Tây nào còn muốn đổ tiền của họ vào Thái sau những bất ổn vừa qua. Hãng Standard & Poors (S&P) thậm chí đã "giáng cấp" nền kinh tế Thái Lan từ ổn định xuống mức tiêu cực.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút một lượng vốn lớn khỏi Thái Lan do những bất ổn chính trị. Trong khi đó, sản xuất trong nước của Thái đang gặp khó khăn. Bảy tháng đầu năm nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản tại Thái Lan đã lên đến 6.500. Những yếu tố trên cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng nội địa Thái Lan.
Kết quả cuộc thăm dò dư luận do trung tâm điều tra dư luận ABAC công bố ngày 14/12 cho thấy, hơn 80% số người Thái được hỏi đã bày tỏ mong muốn hai phái đối địch là PAD, lực lượng đã tiến hành các cuộc biểu tình rầm rộ chống chính phủ thời gian qua, và Liên minh dân chủ chống độc tài (DAAD), vốn ủng hộ Thaksin, cùng "bắt tay" để giải quyết các cuộc khủng hoảng trong nước.
Tuy nhiên, giới phân tích chính trị cho rằng, triển vọng ổn định chính trị ở Thái Lan vẫn ảm đạm vì sự thay đổi chính phủ chưa chấm dứt được cuộc tranh giành quyền lực tại nước này. Nhà phân tích J. Hamstra của Mạng tin phân phân tích và nghiên cứu kinh tế nói: “Chấm dứt khủng hoảng chính trị của Thái Lan đòi hỏi phải có giải pháp cho cuộc tranh giành quyền lực giữa một bên là giới thượng lưu trung thành với Hoàng gia và tầng lớp trung lưu thành thị; một bên là những người ủng hộ Thaksin”.