“Cơn khát” thịt lợn của Trung Quốc
Nhu cầu nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc liên tục tăng trong thời gian gần đây
Nhu cầu những sản phẩm như chân giò, tai và mõm lợn tăng cao ở Trung Quốc, nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, đã đẩy giá thịt lợn trên sàn giao dịch ở Chicago tăng mạnh - hãng tin Bloomberg cho biết.
Tuần trước, số hợp đồng đầu cơ giá lên đối với mặt hàng thịt lợn ở sàn giao dịch Chicago đã tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2016 và đạt mức cao nhất trong 2 năm.
Giá ngô tăng ở Trung Quốc đã buộc các hộ nông dân ở nước này giảm số đầu lợn được chăn nuôi, dẫn tới sản lượng thịt lợn giảm. Do đó, nhu cầu nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc liên tục tăng trong thời gian gần đây.
Theo ông Dermot Hayes, một nhà kinh tế học nông nghiệp thuộc Đại học bang Iowa, Trung Quốc có thể nhập khẩu 5% sản lượng thịt lợn của Mỹ trong năm nay.
Giá thịt lợn giao sau ở Chicago hiện đang ở gần mức cao nhất kể từ năm 2014, năm mà giá mặt hàng này đạt mức kỷ lục do dịch bệnh khiến lợn con chết hàng loạt.
“Nếu bạn có một sản phẩm cụ thể mà người Trung Quốc có truyền thống sử dụng và có nhu cầu mua, thì giá trị sẽ tăng thêm nhiều. Trong thời gian tới, nếu số đầu lợn được nuôi ở Trung Quốc giảm và lượng tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người tăng, thì tiềm năng sẽ rất lớn”, ông Randy Spronk, Chủ tịch công ty thịt lợn Spronk Brothers III, đánh giá.
Khác với người Mỹ, người Trung Quốc ăn gần như tất cả mọi bộ phận của con lợn. Điều này rất có lợi cho các nhà chăn nuôi gia súc Mỹ, vì nhiều bộ phận bị bỏ đi khi giết mổ lợn ở Mỹ lại có thể được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu thịt Mỹ, xuất khẩu thịt lợn của nước này sang Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng 117% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin rằng đây mới chỉ là khởi đầu trong sự gia tăng nhu cầu của Trung Quốc đối với thịt lợn nhập ngoại, các nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ đang tìm cách thay đổi kỹ thuật chăn nuôi của mình.
Trung Quốc cấm chất ractopamine, một phụ gia trong thức ăn chăn nuôi khiến tạo thịt nạc nhanh hơn trong khi tiêu thụ ít thức ăn hơn. Để cạnh tranh tốt hơn với thịt lợn châu Âu vốn không sử dụng chất này, các nhà sản xuất thịt lợn Mỹ như Spronk đang cố gắng điều chỉnh.
Mỗi năm, Spronk đưa ra thị trường khoảng 200.000 con lợn. Gần đây, công ty này đã ngừng sử dụng chất ractopamine trong quá trình chăn nuôi.
Tại Mỹ, nhiều bộ phận của con lợn được bán với giá rất rẻ. Chẳng hạn, theo dữ liệu của Chính phủ Mỹ, vào ngày 10/6, giá chân giò lợn vào khoảng 99,6 cent/pound, so với mức giá 2,95 USD/pound đối với thịt thăn lợn.
Cùng thời điểm tại Trung Quốc, giá chân giò lợn tươi bán lẻ vào khoảng 46 Nhân dân tệ/kg (3,18 USD/pound) ở Phúc Châu, giá mõm lợn là 20 Nhân dân tệ/kg (1,38 USD/pound) ở Quảng Đông.
Giá mõm lợn ở Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 4/6 là 58 cent/pound. Mức giá cao hơn tại thị trường châu Á là một sự khuyến khích lớn đối với các nhà chăn nuôi Mỹ.
Tốc độ tăng sản lượng thịt lợn của Trung Quốc có thể chậm lại trong thời gian tới. Chính phủ nước này đang siết các quy định về bảo vệ môi trường, và hoạt động chăn nuôi lợn buộc phải chuyển từ mô hình nuôi nhỏ lẻ sang các nông trại hiện đại, cách xa khu vực đô thị. Điều này có thể sẽ mất nhiều thời gian.
Hoạt động xuất khẩu đa dạng các sản phẩm thịt lợn sang Trung Quốc có thể giúp giá trị mỗi đầu lợn ở Mỹ tăng thêm tới 13,5 USD trong vòng vài năm tới. Hiện tại, xuất khẩu sang Trung Quốc giúp giá trị mỗi con lợn nặng 270 pound (khoảng 122 kg) thêm khoảng 10,8 USD so với giá bán ở Mỹ.
Tuy nhiên, sản lượng thịt lợn của Mỹ hoàn toàn có thể tăng đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc, khiến tốc độ tăng giá thịt lợn bị hạn chế. Ngoài ra, không chỉ có các công ty thịt lợn Mỹ “nhòm ngó” thị trường Trung Quốc, mà các nhà sản xuất từ châu Âu, Brazil và Canada cũng đang cạnh tranh mạnh ở thị trường này.
“Châu Âu đã giành thị phần khá lớn trong vòng 2 năm qua, và họ sẽ không từ bỏ một cách dễ dàng”, ông Steve Meyer, nhà phân tích thị trường thịt lợn tại công ty Express Markets, nhận định.
Tuần trước, số hợp đồng đầu cơ giá lên đối với mặt hàng thịt lợn ở sàn giao dịch Chicago đã tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2016 và đạt mức cao nhất trong 2 năm.
Giá ngô tăng ở Trung Quốc đã buộc các hộ nông dân ở nước này giảm số đầu lợn được chăn nuôi, dẫn tới sản lượng thịt lợn giảm. Do đó, nhu cầu nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc liên tục tăng trong thời gian gần đây.
Theo ông Dermot Hayes, một nhà kinh tế học nông nghiệp thuộc Đại học bang Iowa, Trung Quốc có thể nhập khẩu 5% sản lượng thịt lợn của Mỹ trong năm nay.
Giá thịt lợn giao sau ở Chicago hiện đang ở gần mức cao nhất kể từ năm 2014, năm mà giá mặt hàng này đạt mức kỷ lục do dịch bệnh khiến lợn con chết hàng loạt.
“Nếu bạn có một sản phẩm cụ thể mà người Trung Quốc có truyền thống sử dụng và có nhu cầu mua, thì giá trị sẽ tăng thêm nhiều. Trong thời gian tới, nếu số đầu lợn được nuôi ở Trung Quốc giảm và lượng tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người tăng, thì tiềm năng sẽ rất lớn”, ông Randy Spronk, Chủ tịch công ty thịt lợn Spronk Brothers III, đánh giá.
Khác với người Mỹ, người Trung Quốc ăn gần như tất cả mọi bộ phận của con lợn. Điều này rất có lợi cho các nhà chăn nuôi gia súc Mỹ, vì nhiều bộ phận bị bỏ đi khi giết mổ lợn ở Mỹ lại có thể được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu thịt Mỹ, xuất khẩu thịt lợn của nước này sang Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng 117% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin rằng đây mới chỉ là khởi đầu trong sự gia tăng nhu cầu của Trung Quốc đối với thịt lợn nhập ngoại, các nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ đang tìm cách thay đổi kỹ thuật chăn nuôi của mình.
Trung Quốc cấm chất ractopamine, một phụ gia trong thức ăn chăn nuôi khiến tạo thịt nạc nhanh hơn trong khi tiêu thụ ít thức ăn hơn. Để cạnh tranh tốt hơn với thịt lợn châu Âu vốn không sử dụng chất này, các nhà sản xuất thịt lợn Mỹ như Spronk đang cố gắng điều chỉnh.
Mỗi năm, Spronk đưa ra thị trường khoảng 200.000 con lợn. Gần đây, công ty này đã ngừng sử dụng chất ractopamine trong quá trình chăn nuôi.
Tại Mỹ, nhiều bộ phận của con lợn được bán với giá rất rẻ. Chẳng hạn, theo dữ liệu của Chính phủ Mỹ, vào ngày 10/6, giá chân giò lợn vào khoảng 99,6 cent/pound, so với mức giá 2,95 USD/pound đối với thịt thăn lợn.
Cùng thời điểm tại Trung Quốc, giá chân giò lợn tươi bán lẻ vào khoảng 46 Nhân dân tệ/kg (3,18 USD/pound) ở Phúc Châu, giá mõm lợn là 20 Nhân dân tệ/kg (1,38 USD/pound) ở Quảng Đông.
Giá mõm lợn ở Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 4/6 là 58 cent/pound. Mức giá cao hơn tại thị trường châu Á là một sự khuyến khích lớn đối với các nhà chăn nuôi Mỹ.
Tốc độ tăng sản lượng thịt lợn của Trung Quốc có thể chậm lại trong thời gian tới. Chính phủ nước này đang siết các quy định về bảo vệ môi trường, và hoạt động chăn nuôi lợn buộc phải chuyển từ mô hình nuôi nhỏ lẻ sang các nông trại hiện đại, cách xa khu vực đô thị. Điều này có thể sẽ mất nhiều thời gian.
Hoạt động xuất khẩu đa dạng các sản phẩm thịt lợn sang Trung Quốc có thể giúp giá trị mỗi đầu lợn ở Mỹ tăng thêm tới 13,5 USD trong vòng vài năm tới. Hiện tại, xuất khẩu sang Trung Quốc giúp giá trị mỗi con lợn nặng 270 pound (khoảng 122 kg) thêm khoảng 10,8 USD so với giá bán ở Mỹ.
Tuy nhiên, sản lượng thịt lợn của Mỹ hoàn toàn có thể tăng đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc, khiến tốc độ tăng giá thịt lợn bị hạn chế. Ngoài ra, không chỉ có các công ty thịt lợn Mỹ “nhòm ngó” thị trường Trung Quốc, mà các nhà sản xuất từ châu Âu, Brazil và Canada cũng đang cạnh tranh mạnh ở thị trường này.
“Châu Âu đã giành thị phần khá lớn trong vòng 2 năm qua, và họ sẽ không từ bỏ một cách dễ dàng”, ông Steve Meyer, nhà phân tích thị trường thịt lợn tại công ty Express Markets, nhận định.