“Cơn lũ” dịch tai xanh
“Dịch tai xanh như một cơn lũ quét đối với ngành chăn nuôi, khi nó đã tràn qua vùng nào thì tất cả sẽ bị cuốn trôi”
“Dịch tai xanh như một cơn lũ quét đối với ngành chăn nuôi, khi nó đã tràn qua vùng nào thì tất cả sẽ bị cuốn trôi”.
Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi đã đánh giá như vậy về dịch tai xanh trên đàn lợn khi trao đổi với VnEconomy.
Virus gây bệnh có độc lực cao
Thưa ông, dịch bệnh tai xanh lần đầu tiên được phát hiện ở nước ta vào năm nào?
Ở Việt Nam lần đầu tiên phát hiện lợn có huyết thanh dương tính với bệnh tai xanh vào năm 1997, tại một số trại lợn giống phía nam. Tuy nhiên trước tháng 3/2007 chưa có ổ dịch nào được báo cáo.
Ngày 12/3/2007, dịch tai xanh xuất hiện lần đầu tiên trên đàn lợn tại Hải Dương. Do dịch bệnh không được kiểm soát triệt để đã nhanh chóng phát triển mạnh tại 06 tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Hồng gồm Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng và làm hàng ngàn lợn mắc bệnh.
Ngày 25/6/2007, dịch bắt đầu xuất hiện tại Quảng Nam, sau đó lây lan ra các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Bình Định. Sau đó, dịch tiếp tục được phát hiện tại Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau và Khánh Hòa.
Như vậy trong năm 2007, dịch bệnh tai xanh đã xuất hiện ở 324 xã thuộc 65 huyện của 19 tỉnh thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tổng số gia súc mắc bệnh là trên 70.000 con, số chết và phải tiêu hủy là trên 20.000 con.
Ngày 28/3/2008, dịch xuất hiện tại nhiều xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Cuối tháng 3 dịch đã xuất hiện ở ba tỉnh khác là Thanh Hóa, Quảng Nam và Nghệ An tới nay dịch đã lan tới 10 tỉnh trong cả nước và con số này có thể còn chưa dừng lại.
Trong năm, những tháng nào thường có điều kiện thuận lợi nhất cho dịch tai xanh bùng phát?
Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, đây là thời điểm thuận lợi nhất cho dịch bệnh này bùng phát. Kết quả phân tích cấu trúc gen virus gây bệnh tai xanh ở Việt Nam do Mỹ và Trung Quốc tiến hành đã khẳng định virus này thuộc chủng Bắc Mỹ có độc lực cao.
Thậm chí, khi lợn được điều trị đã khỏi về các triệu chứng lâm sàng, virus vẫn tiếp tục được bài thải, phát tán ở nhiều địa phương. Nên nguy cơ dịch tai xanh tái bùng nổ ở bất cứ địa phương nào, ở bất cứ thời điểm nào là rất lớn.
Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh tai xanh và các mầm bệnh khác cùng phát triển.
Sẽ thiếu cả thịt lợn thương phẩm lẫn con giống
Ông đánh giá dịch lợn tai xanh bùng phát lần này sẽ tác động như thế nào đối với ngành chăn nuôi?
Cúm gia cầm tuy có khả năng lây nhiễm trực tiếp sang người, nhưng từ năm 2003 chúng ta đã có kinh nghiệm đối phó và dập dịch.
Trong khi đó, dịch lợn tai xanh có tốc độ lây nhiễm nhanh, nhưng chúng ta hoàn toàn chưa có kinh nghiệm đối phó. Thêm vào đó, gia cầm chỉ đóng góp khoảng 20% đối với tổng GDP ngành chăn nuôi, nhưng chăn nuôi lợn lại chiếm tới 70% GDP của toàn ngành.
Mỗi năm ngành chăn nuôi cung cấp cho thị trường khoảng 2,8 triệu tấn thịt lợn thương phẩm. Nhưng với trên 222.00 con lợn mắc bệnh trên địa bàn 657 xã của 10 tỉnh thành trong cả nước như hiện nay, thì theo ước tính, nếu dịch bệnh dừng lại, sản lượng thịt lợn thương phẩm sẽ giảm khoảng 10%.
Hiện tại vấn đề tiêu hủy lợn đang gây ra ô nhiễm môi trường rất lớn. Trên thực tế những ngoài biện pháp tiêu hủy có thể áp dụng các biện pháp khác để tránh thiệt hại cho người dân?
Tuy dịch tai xanh không trực tiếp lây bệnh đối với người. Nhưng nếu giết mổ để sử dụng thì rất có thể đây sẽ là một cách lưu truyền dịch bệnh.
Đại diện Cục Thú y cũng đã liên hệ với các công ty giết mổ chế biến để giảm thiểu tổn thất cho người dân song họ không đồng tình với phương án này vì e ngại những thực phẩm sạch của họ sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, đây có thể coi là biện pháp để dịch không tiếp tục mở rộng phạm vi lây truyền.
Sắp tới theo ước tính ngành chăn nuôi lợn sẽ thiếu hụt như thế nào về con giống?
Số lượng con giống chắc chắn sẽ thiếu hụt, nhưng cho tới nay chưa thể có những dự đoán vì tình hình bệnh dịch vẫn chưa dừng lại.
Tuy nhiên, công việc hiện nay là phải đặc biệt quan tâm bảo vệ các trang trại giống vì đây là đối tượng có vai trò quyết định trong việc khôi phục lại đàn sau khi hết dịch.
Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi đã đánh giá như vậy về dịch tai xanh trên đàn lợn khi trao đổi với VnEconomy.
Virus gây bệnh có độc lực cao
Thưa ông, dịch bệnh tai xanh lần đầu tiên được phát hiện ở nước ta vào năm nào?
Ở Việt Nam lần đầu tiên phát hiện lợn có huyết thanh dương tính với bệnh tai xanh vào năm 1997, tại một số trại lợn giống phía nam. Tuy nhiên trước tháng 3/2007 chưa có ổ dịch nào được báo cáo.
Ngày 12/3/2007, dịch tai xanh xuất hiện lần đầu tiên trên đàn lợn tại Hải Dương. Do dịch bệnh không được kiểm soát triệt để đã nhanh chóng phát triển mạnh tại 06 tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Hồng gồm Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng và làm hàng ngàn lợn mắc bệnh.
Ngày 25/6/2007, dịch bắt đầu xuất hiện tại Quảng Nam, sau đó lây lan ra các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Bình Định. Sau đó, dịch tiếp tục được phát hiện tại Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau và Khánh Hòa.
Như vậy trong năm 2007, dịch bệnh tai xanh đã xuất hiện ở 324 xã thuộc 65 huyện của 19 tỉnh thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tổng số gia súc mắc bệnh là trên 70.000 con, số chết và phải tiêu hủy là trên 20.000 con.
Ngày 28/3/2008, dịch xuất hiện tại nhiều xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Cuối tháng 3 dịch đã xuất hiện ở ba tỉnh khác là Thanh Hóa, Quảng Nam và Nghệ An tới nay dịch đã lan tới 10 tỉnh trong cả nước và con số này có thể còn chưa dừng lại.
Trong năm, những tháng nào thường có điều kiện thuận lợi nhất cho dịch tai xanh bùng phát?
Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, đây là thời điểm thuận lợi nhất cho dịch bệnh này bùng phát. Kết quả phân tích cấu trúc gen virus gây bệnh tai xanh ở Việt Nam do Mỹ và Trung Quốc tiến hành đã khẳng định virus này thuộc chủng Bắc Mỹ có độc lực cao.
Thậm chí, khi lợn được điều trị đã khỏi về các triệu chứng lâm sàng, virus vẫn tiếp tục được bài thải, phát tán ở nhiều địa phương. Nên nguy cơ dịch tai xanh tái bùng nổ ở bất cứ địa phương nào, ở bất cứ thời điểm nào là rất lớn.
Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh tai xanh và các mầm bệnh khác cùng phát triển.
Sẽ thiếu cả thịt lợn thương phẩm lẫn con giống
Ông đánh giá dịch lợn tai xanh bùng phát lần này sẽ tác động như thế nào đối với ngành chăn nuôi?
Cúm gia cầm tuy có khả năng lây nhiễm trực tiếp sang người, nhưng từ năm 2003 chúng ta đã có kinh nghiệm đối phó và dập dịch.
Trong khi đó, dịch lợn tai xanh có tốc độ lây nhiễm nhanh, nhưng chúng ta hoàn toàn chưa có kinh nghiệm đối phó. Thêm vào đó, gia cầm chỉ đóng góp khoảng 20% đối với tổng GDP ngành chăn nuôi, nhưng chăn nuôi lợn lại chiếm tới 70% GDP của toàn ngành.
Mỗi năm ngành chăn nuôi cung cấp cho thị trường khoảng 2,8 triệu tấn thịt lợn thương phẩm. Nhưng với trên 222.00 con lợn mắc bệnh trên địa bàn 657 xã của 10 tỉnh thành trong cả nước như hiện nay, thì theo ước tính, nếu dịch bệnh dừng lại, sản lượng thịt lợn thương phẩm sẽ giảm khoảng 10%.
Hiện tại vấn đề tiêu hủy lợn đang gây ra ô nhiễm môi trường rất lớn. Trên thực tế những ngoài biện pháp tiêu hủy có thể áp dụng các biện pháp khác để tránh thiệt hại cho người dân?
Tuy dịch tai xanh không trực tiếp lây bệnh đối với người. Nhưng nếu giết mổ để sử dụng thì rất có thể đây sẽ là một cách lưu truyền dịch bệnh.
Đại diện Cục Thú y cũng đã liên hệ với các công ty giết mổ chế biến để giảm thiểu tổn thất cho người dân song họ không đồng tình với phương án này vì e ngại những thực phẩm sạch của họ sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, đây có thể coi là biện pháp để dịch không tiếp tục mở rộng phạm vi lây truyền.
Sắp tới theo ước tính ngành chăn nuôi lợn sẽ thiếu hụt như thế nào về con giống?
Số lượng con giống chắc chắn sẽ thiếu hụt, nhưng cho tới nay chưa thể có những dự đoán vì tình hình bệnh dịch vẫn chưa dừng lại.
Tuy nhiên, công việc hiện nay là phải đặc biệt quan tâm bảo vệ các trang trại giống vì đây là đối tượng có vai trò quyết định trong việc khôi phục lại đàn sau khi hết dịch.