Công nghiệp 8 tháng: Sự đảo ngược của 2009
Diễn biến tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đang chậm dần, trái ngược với cùng kỳ năm 2009
Cách đây đúng một năm, trong bối cảnh những phán đoán về khủng hoảng kinh tế thế giới đã qua đáy hay chưa còn chưa nhận được đồng thuận, thì giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam lại liên tục lên dốc với mức tăng trưởng tháng sau cao hơn tháng trước.
Vào tháng 8/2009, chỉ báo này cho thấy sản xuất đang trong xu hướng lấy lại mức tăng trưởng cao của thời kỳ trước khủng hoảng, với giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh tăng khoảng 4,5% so với tháng 7 và 10,6% so với tháng 8/2008. Tính chung 8 tháng năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5,6% so với cùng kỳ.
Còn đến nay, tính đến tháng 8/2010, các con số lại đang có xu hướng tăng thấp dần trong các tháng gần đây, cho dù vẫn ở mức cao so với cùng kỳ, với giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh tăng 1,6% so với tháng 7 và 15,2% so với tháng 8/2009. Tính chung 8 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Với các ngành công nghiệp cụ thể, báo cáo của Bộ Công Thương cũng cho thấy có sự đảo chiều tương ứng, khi công nghiệp nhẹ đã lấy lại đà tăng trưởng khá trong 8 tháng đầu năm nay, trái ngược với xu hướng sụt giảm diễn ra vào năm ngoái.
Trong khi đó, với ngành năng lượng là sự đan xen trái chiều của tăng trưởng điện, khí và sụt giảm sản lượng dầu thô khai thác; công nghiệp nặng với sản lượng than sạch sụt giảm, trong khi quặng và kim loại tăng mạnh…
Công nghiệp nặng đan xen tăng và giảm
Vào năm ngoái, toàn bộ các lĩnh vực công nghiệp năng lượng và công nghiệp nặng đều cho thấy sự tăng trưởng khả quan, nhưng đến năm nay, một số lĩnh vực công nghiệp nặng quan trọng đã có dấu hiệu sụt giảm so với cùng kỳ, do điều chỉnh chính sách và khó khăn từ thực tiễn sản xuất.
Cụ thể, sản lượng điện tháng 8/2010 ước đạt 8,1 tỷ kWh, giảm 3,5% so với tháng 7 chủ yếu do thiếu nước đối với thủy điện và một vài sự cố vận hành với nhiệt điện. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu năm, sản lượng điện ước đạt 60,1 tỷ kWh, tăng 14,7% so với cùng kỳ (7 tháng tăng 15,9%).
Trong khi đó, với lĩnh vực công nghiệp có giá trị và tỷ trọng lớn nhất, sản lượng khai thác dầu thô tháng 8/2010 ước đạt 1,28 triệu tấn, tăng 3,3% so với tháng 7 nhưng tính chung 8 tháng chỉ bằng 85,3% cùng kỳ, ước đạt 9,75 triệu tấn.
Khai thác và chế biến than cũng trong giai đoạn khó khăn. Sản lượng than sạch tháng 8 ước đạt 3,2 triệu tấn, giảm 10% so với tháng 7 và giảm 18,6% so với tháng 8/2009; tổng sản lượng 8 tháng ước đạt 28,6 triệu tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ.
Ngược lại, khai thác khí 8 tháng khởi sắc khi đạt khoảng 6,16 tỷ m3, tăng 16,3% so với cùng kỳ; sản xuất khí hóa lỏng gấp hơn 2 lần; xăng dầu các loại ước đạt 3,34 triệu tấn, gấp 8 lần cùng kỳ, trong đó sản lượng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 3,1 triệu tấn.
Tương tự, khai thác khoáng sản 8 tháng tăng rất cao, kẽm thỏi tăng khoảng 42%, thiếc thỏi tăng 28%, quặng sắt tăng gấp 2,1 lần, tinh quặng sắt tăng 68%, bạc tăng gấp 2,4 lần… Xuất khẩu khoáng sản và quặng trong 8 tháng đầu năm ước đạt 1,16 triệu tấn, tăng 24,5%.
Nhưng thị trường trong nước không khả quan với tiêu thụ kim loại. Lượng thép tiêu thụ trong nước tháng 8 chỉ khoảng 0,4 triệu tấn (giảm so với tháng trước), nhưng xuất khẩu sắt thép các loại tăng mạnh, 8 tháng ước đạt 0,8 triệu tấn, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, chủ yếu là thép cuộn cán nguội, ống thép các loại vào một số thị trường có nhu cầu cao như Mỹ, Campuchia...
Công nghiệp nhẹ phục hồi nhanh
Sự đổi chiều thấy rõ ở ngành công nghiệp nhẹ. Trong 8 tháng đầu năm nay, nhiều sản phẩm công nghiệp nhẹ có được mức tăng trưởng sản lượng hai con số, trái với giai đoạn sụt giảm hồi năm ngoái.
Ngành dệt may tháng 8 sản xuất ổn định và tăng trưởng khá, các sản phẩm nguyên phụ liệu tăng không nhiều so với tháng 7 (vải dệt từ sợi bông tăng 4,6%, vả dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 5,4%), nhưng sản phẩm may mặc tăng rất mạnh (quần áo dùng cho người lớn tăng 18,5%). Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng nhóm hàng này ước đạt 6,9 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ.
Dịp khai giảng năm học mới cũng là cơ hội cho ngành giấy. Nhà máy Giấy Bãi Bằng trong tháng 8 ước đạt 207 nghìn tấn sản lượng, tăng tới 8,9% so với tháng 7, tính chung 8 tháng ước đạt 1,16 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ.
Đáng lưu ý nhất là ngành sữa. Sản lượng sữa bột tháng 8 ước đạt 6,1 nghìn tấn, tăng tới 31,8% so với tháng 7 và tăng 32,9% so với tháng 8/2009; tính chung 8 tháng ước đạt 35,8 nghìn tấn, tăng 34,2% so với cùng kỳ.
Riêng sản xuất bia, rượu, nước giải khát tháng 8 ước đạt 222,7 triệu lít, giảm 9,9% so với tháng 7 nhưng vẫn tăng 17,4% so với tháng 8/2009; tính chung 8 tháng ước đạt 1,6 tỷ lít, tăng 22,1% so với cùng kỳ.
Vào tháng 8/2009, chỉ báo này cho thấy sản xuất đang trong xu hướng lấy lại mức tăng trưởng cao của thời kỳ trước khủng hoảng, với giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh tăng khoảng 4,5% so với tháng 7 và 10,6% so với tháng 8/2008. Tính chung 8 tháng năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5,6% so với cùng kỳ.
Còn đến nay, tính đến tháng 8/2010, các con số lại đang có xu hướng tăng thấp dần trong các tháng gần đây, cho dù vẫn ở mức cao so với cùng kỳ, với giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh tăng 1,6% so với tháng 7 và 15,2% so với tháng 8/2009. Tính chung 8 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Với các ngành công nghiệp cụ thể, báo cáo của Bộ Công Thương cũng cho thấy có sự đảo chiều tương ứng, khi công nghiệp nhẹ đã lấy lại đà tăng trưởng khá trong 8 tháng đầu năm nay, trái ngược với xu hướng sụt giảm diễn ra vào năm ngoái.
Trong khi đó, với ngành năng lượng là sự đan xen trái chiều của tăng trưởng điện, khí và sụt giảm sản lượng dầu thô khai thác; công nghiệp nặng với sản lượng than sạch sụt giảm, trong khi quặng và kim loại tăng mạnh…
Công nghiệp nặng đan xen tăng và giảm
Vào năm ngoái, toàn bộ các lĩnh vực công nghiệp năng lượng và công nghiệp nặng đều cho thấy sự tăng trưởng khả quan, nhưng đến năm nay, một số lĩnh vực công nghiệp nặng quan trọng đã có dấu hiệu sụt giảm so với cùng kỳ, do điều chỉnh chính sách và khó khăn từ thực tiễn sản xuất.
Cụ thể, sản lượng điện tháng 8/2010 ước đạt 8,1 tỷ kWh, giảm 3,5% so với tháng 7 chủ yếu do thiếu nước đối với thủy điện và một vài sự cố vận hành với nhiệt điện. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu năm, sản lượng điện ước đạt 60,1 tỷ kWh, tăng 14,7% so với cùng kỳ (7 tháng tăng 15,9%).
Trong khi đó, với lĩnh vực công nghiệp có giá trị và tỷ trọng lớn nhất, sản lượng khai thác dầu thô tháng 8/2010 ước đạt 1,28 triệu tấn, tăng 3,3% so với tháng 7 nhưng tính chung 8 tháng chỉ bằng 85,3% cùng kỳ, ước đạt 9,75 triệu tấn.
Khai thác và chế biến than cũng trong giai đoạn khó khăn. Sản lượng than sạch tháng 8 ước đạt 3,2 triệu tấn, giảm 10% so với tháng 7 và giảm 18,6% so với tháng 8/2009; tổng sản lượng 8 tháng ước đạt 28,6 triệu tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ.
Ngược lại, khai thác khí 8 tháng khởi sắc khi đạt khoảng 6,16 tỷ m3, tăng 16,3% so với cùng kỳ; sản xuất khí hóa lỏng gấp hơn 2 lần; xăng dầu các loại ước đạt 3,34 triệu tấn, gấp 8 lần cùng kỳ, trong đó sản lượng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 3,1 triệu tấn.
Tương tự, khai thác khoáng sản 8 tháng tăng rất cao, kẽm thỏi tăng khoảng 42%, thiếc thỏi tăng 28%, quặng sắt tăng gấp 2,1 lần, tinh quặng sắt tăng 68%, bạc tăng gấp 2,4 lần… Xuất khẩu khoáng sản và quặng trong 8 tháng đầu năm ước đạt 1,16 triệu tấn, tăng 24,5%.
Nhưng thị trường trong nước không khả quan với tiêu thụ kim loại. Lượng thép tiêu thụ trong nước tháng 8 chỉ khoảng 0,4 triệu tấn (giảm so với tháng trước), nhưng xuất khẩu sắt thép các loại tăng mạnh, 8 tháng ước đạt 0,8 triệu tấn, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, chủ yếu là thép cuộn cán nguội, ống thép các loại vào một số thị trường có nhu cầu cao như Mỹ, Campuchia...
Công nghiệp nhẹ phục hồi nhanh
Sự đổi chiều thấy rõ ở ngành công nghiệp nhẹ. Trong 8 tháng đầu năm nay, nhiều sản phẩm công nghiệp nhẹ có được mức tăng trưởng sản lượng hai con số, trái với giai đoạn sụt giảm hồi năm ngoái.
Ngành dệt may tháng 8 sản xuất ổn định và tăng trưởng khá, các sản phẩm nguyên phụ liệu tăng không nhiều so với tháng 7 (vải dệt từ sợi bông tăng 4,6%, vả dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 5,4%), nhưng sản phẩm may mặc tăng rất mạnh (quần áo dùng cho người lớn tăng 18,5%). Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng nhóm hàng này ước đạt 6,9 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ.
Dịp khai giảng năm học mới cũng là cơ hội cho ngành giấy. Nhà máy Giấy Bãi Bằng trong tháng 8 ước đạt 207 nghìn tấn sản lượng, tăng tới 8,9% so với tháng 7, tính chung 8 tháng ước đạt 1,16 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ.
Đáng lưu ý nhất là ngành sữa. Sản lượng sữa bột tháng 8 ước đạt 6,1 nghìn tấn, tăng tới 31,8% so với tháng 7 và tăng 32,9% so với tháng 8/2009; tính chung 8 tháng ước đạt 35,8 nghìn tấn, tăng 34,2% so với cùng kỳ.
Riêng sản xuất bia, rượu, nước giải khát tháng 8 ước đạt 222,7 triệu lít, giảm 9,9% so với tháng 7 nhưng vẫn tăng 17,4% so với tháng 8/2009; tính chung 8 tháng ước đạt 1,6 tỷ lít, tăng 22,1% so với cùng kỳ.