Công nghiệp phụ trợ Hà Nội: Khi “bạn lo, ta ngại”
Sự “ì ạch” của công nghiệp phụ trợ Hà Nội được bắt nguồn từ một nguyên nhân khá tế nhị, đó là do “ta - bạn” vẫn chưa tin nhau
Gần 1.000 doanh nghiệp tham gia ở 20 ngành hàng, song công nghiệp phụ trợ Hà Nội vẫn được đánh giá là ở trình độ thấp so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong khu vực.
Trên thực tế, nguyên nhân của những bất cập trên đã được đưa ra mổ xẻ tại rất nhiều hội nghị, hội thảo từ nhiều năm trước. Từ câu chuyện về vốn, nhân lực, công nghệ đến cơ chế chính sách của nhà nước đối với lĩnh vực này chưa được thỏa đáng...
Tuy nhiên, trên cương vị Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Chính lại cho rằng, sự “ì ạch” của công nghiệp phụ trợ Hà Nội được bắt nguồn từ một nguyên nhân khá tế nhị, đó là do “ta - bạn” vẫn chưa tin nhau.
Trao đổi với VnEconomy về thực tế trên, ông Chính nói:
- Hiện nay, công nghiệp Hà Nội nói chung về giá trị sản lượng và quy mô đang đứng vào top 5 của cả nước. Trong đó có những sản phẩm và doanh nghiệp tương đối lớn. Đặc biệt, Hà Nội có nhiều khu công nghiệp của các hãng lớn trên thế giới như Canon, Yamaha, Panasonic... với khoảng 1 triệu lao động đang làm việc và đã có những đóng góp nhất định cho kinh tế Thủ đô trong nhiều năm qua.
Một trong những mục tiêu mà công nghiệp Hà Nội đang hướng tới là phải phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bởi lẽ, phần lớn sản phẩm chi tiết của các hãng nổi tiếng trên lại có nguồn gốc nhập khẩu. Chính điều này đã khiến cho giá trị gia tăng của ngành công nghiệp Thủ đô không như kỳ vọng.
Vậy tại sao công nghiệp phụ trợ của Thủ đô vẫn “ì ạch” trong khi công nghiệp nói chung lại thuộc Top 5 cả nước và Hà Nội lại được hưởng rất nhiều cơ chế đặc thù, thưa ông?
Nguyên nhân là do công nghiệp gốc là cơ khí chế tạo của Hà Nội vẫn còn ở trình độ thấp, cùng với cơ chế chính sách, các cơ sở sản xuất linh kiện vẫn còn chưa phát triển. Chỉ gần đây, khi Chính phủ có quy hoạch về công nghiệp phụ trợ thì các bộ, ngành, địa phương mới vào cuộc quyết liệt hơn.
Cách đây chưa lâu, rất nhiều ban ngành Trung ương đã cùng ký bản hợp tác nhằm xây dựng phát triển Khu công nghiệp Nam Hà Nội chuyên phục vụ cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ.
Nhưng phía các doanh nghiệp FDI lại “than” rằng, ì ạch trên là do doanh nghiệp của Hà Nội thiếu chủ động trong hợp tác với họ?
Thực ra việc này là do cả hai phía. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đã có một thời gian tỏ ra tự ti trong việc đi sâu sản xuất các chi tiết máy. Thậm chí nhiều doanh nghiệp sản xuất ra còn lo không biết bán cho ai.
Trong khi đó, về phía doanh nghiệp FDI lại lo chất lượng các sản phẩm của chúng ta chưa đảm bảo. Do vậy mà nhiều đơn hàng của công ty mẹ vẫn được chuyển sang.
Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này cũng có nhiều điều tế nhị. Thực tế là do hai bên chưa phải là đã tin nhau. Về phía chúng ta, nếu nhìn vào cái gốc là công nghệ của các doanh nghiệp, khi họ đưa công nghệ vào thì chưa hẳn đó là công nghệ tốt nhất.
Cụ thể là doanh nghiệp Hà Nội và doanh nghiệp FDI không tin nhau ở điểm nào?
Chủ yếu vẫn là xoay quanh vấn đề giá cả và chất lượng. Chúng ta quan tâm hợp đồng bán hàng cho họ có được lâu dài hay không. Đặc biệt, khi cuộc khủng hoảng kinh tế năm ngoái nổ ra, có rất nhiều hợp đồng trọn gói với các “ông lớn” đều bị hủy bỏ. Nó kéo theo các doanh nghiệp bán sản phẩm cũng chết theo.
Còn phía bạn thì vì sao lại “ngán” doanh nghiệp Thủ đô, thưa ông?
Trước hết đó là tiến độ giao hàng, chất lượng không đồng đều. Những điều này có thể xuất phát từ thói quen, kỷ luật lao động và một phần là từ công nghệ, thậm chí nhiều nơi còn quá phụ thuộc vào con người. Các hãng lớn họ yêu cầu hàng triệu sản phẩm chất lượng phải đồng đều nhau. Có thể thời gian đầu họ bỏ qua, nhưng sau đó thị trường sẽ sàng lọc.
Với tư cách là Trưởng ban quản lý, ông lý giải thế nào khi có nhiều doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ không thể chen chân được vào các khu công nghiệp của Hà Nội?
Thực ra, chuyện này chỉ vướng mắc mỗi yếu tố duy nhất là giá thuê đất. Giá thuê đất Hà Nội thường gấp hai, ba lần các địa phương khác. Trong khi các doanh nghiệp phụ trợ lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn của họ không nhiều lắm.
Sắp tới chúng tôi sẽ xây dựng hẳn một khu công nghiệp với các cơ chế thích hợp nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có thể cho họ thuê nhà xưởng trong một thời gian ngắn chứ không nhất thiết bắt họ thuê hàng chục năm.
Cũng có nhiều nguyên nhân cho rằng, công nghiệp Hà Nội nói chung ì ạch là do câu chuyện “con gà quả trứng”, tức là các nhà đầu tư vẫn trông chờ hạ tầng, trong khi doanh nghiệp đầu tư hạ tầng thì lại cho rằng phải có nhà đầu tư thì mới bỏ vốn?
Thực tế thì cũng không hẳn như thế. Bởi trong vòng 2 năm nay Hà Nội gần như không còn đất để phát triển khu công nghiệp. Hơn nữa, sau khi mở rộng Hà Nội thì chúng tôi còn phải rà soát lại.
Hiện có 9 khu công nghiệp đang triển khai dở dang phải dừng hết lại vì không có đất. Trong khi đó, có không ít doanh nghiệp hạ tầng thì lại tìm cách giữ chân các nhà đầu tư.
Tất cả những bất cập này phải chờ Thủ tướng ký phê duyệt quy hoạch chung các khu công nghiệp, khi đó tất cả mới có thể hoàn thiện hạ tầng. Hiện chỉ duy nhất có Khu công nghiệp Nam Hà Nội là không phải chờ quy hoạch mà được triển khai ngay.
Liệu công nghiệp phụ trợ Hà Nội có thể tạo được sức bật mới khi mà các khu công nghiệp, phát triển công nghiệp phụ trợ lại không nằm trong danh mục được hỗ trợ tín dụng Chính phủ?
Đúng là quy định này cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp bức xúc. Hiện chúng tôi đang tìm cách đề xuất Chính phủ thông qua từng bước.
Còn với quyền hạn của mình, chúng tôi đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về hạ tầng, nhà xưởng với nhiều cơ chế linh động. Chúng tôi cũng sẽ từng bước có đề xuất với Chính phủ để có những chính sách tài chính thiết thực hơn.
Tuy nhiên, đối với phát triển công nghiệp hiện nay, vốn không phải là yếu tố quyết định. Chính thị trường, công nghệ mới là quyết định. Đối với những nhà công nghiệp có niềm tin và kinh nghiệm thì họ tin vào khả năng của mình để từ đó tìm được thị trường.
Trên thực tế, nguyên nhân của những bất cập trên đã được đưa ra mổ xẻ tại rất nhiều hội nghị, hội thảo từ nhiều năm trước. Từ câu chuyện về vốn, nhân lực, công nghệ đến cơ chế chính sách của nhà nước đối với lĩnh vực này chưa được thỏa đáng...
Tuy nhiên, trên cương vị Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Chính lại cho rằng, sự “ì ạch” của công nghiệp phụ trợ Hà Nội được bắt nguồn từ một nguyên nhân khá tế nhị, đó là do “ta - bạn” vẫn chưa tin nhau.
Trao đổi với VnEconomy về thực tế trên, ông Chính nói:
- Hiện nay, công nghiệp Hà Nội nói chung về giá trị sản lượng và quy mô đang đứng vào top 5 của cả nước. Trong đó có những sản phẩm và doanh nghiệp tương đối lớn. Đặc biệt, Hà Nội có nhiều khu công nghiệp của các hãng lớn trên thế giới như Canon, Yamaha, Panasonic... với khoảng 1 triệu lao động đang làm việc và đã có những đóng góp nhất định cho kinh tế Thủ đô trong nhiều năm qua.
Một trong những mục tiêu mà công nghiệp Hà Nội đang hướng tới là phải phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bởi lẽ, phần lớn sản phẩm chi tiết của các hãng nổi tiếng trên lại có nguồn gốc nhập khẩu. Chính điều này đã khiến cho giá trị gia tăng của ngành công nghiệp Thủ đô không như kỳ vọng.
Vậy tại sao công nghiệp phụ trợ của Thủ đô vẫn “ì ạch” trong khi công nghiệp nói chung lại thuộc Top 5 cả nước và Hà Nội lại được hưởng rất nhiều cơ chế đặc thù, thưa ông?
Nguyên nhân là do công nghiệp gốc là cơ khí chế tạo của Hà Nội vẫn còn ở trình độ thấp, cùng với cơ chế chính sách, các cơ sở sản xuất linh kiện vẫn còn chưa phát triển. Chỉ gần đây, khi Chính phủ có quy hoạch về công nghiệp phụ trợ thì các bộ, ngành, địa phương mới vào cuộc quyết liệt hơn.
Cách đây chưa lâu, rất nhiều ban ngành Trung ương đã cùng ký bản hợp tác nhằm xây dựng phát triển Khu công nghiệp Nam Hà Nội chuyên phục vụ cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ.
Nhưng phía các doanh nghiệp FDI lại “than” rằng, ì ạch trên là do doanh nghiệp của Hà Nội thiếu chủ động trong hợp tác với họ?
Thực ra việc này là do cả hai phía. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đã có một thời gian tỏ ra tự ti trong việc đi sâu sản xuất các chi tiết máy. Thậm chí nhiều doanh nghiệp sản xuất ra còn lo không biết bán cho ai.
Trong khi đó, về phía doanh nghiệp FDI lại lo chất lượng các sản phẩm của chúng ta chưa đảm bảo. Do vậy mà nhiều đơn hàng của công ty mẹ vẫn được chuyển sang.
Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này cũng có nhiều điều tế nhị. Thực tế là do hai bên chưa phải là đã tin nhau. Về phía chúng ta, nếu nhìn vào cái gốc là công nghệ của các doanh nghiệp, khi họ đưa công nghệ vào thì chưa hẳn đó là công nghệ tốt nhất.
Cụ thể là doanh nghiệp Hà Nội và doanh nghiệp FDI không tin nhau ở điểm nào?
Chủ yếu vẫn là xoay quanh vấn đề giá cả và chất lượng. Chúng ta quan tâm hợp đồng bán hàng cho họ có được lâu dài hay không. Đặc biệt, khi cuộc khủng hoảng kinh tế năm ngoái nổ ra, có rất nhiều hợp đồng trọn gói với các “ông lớn” đều bị hủy bỏ. Nó kéo theo các doanh nghiệp bán sản phẩm cũng chết theo.
Còn phía bạn thì vì sao lại “ngán” doanh nghiệp Thủ đô, thưa ông?
Trước hết đó là tiến độ giao hàng, chất lượng không đồng đều. Những điều này có thể xuất phát từ thói quen, kỷ luật lao động và một phần là từ công nghệ, thậm chí nhiều nơi còn quá phụ thuộc vào con người. Các hãng lớn họ yêu cầu hàng triệu sản phẩm chất lượng phải đồng đều nhau. Có thể thời gian đầu họ bỏ qua, nhưng sau đó thị trường sẽ sàng lọc.
Với tư cách là Trưởng ban quản lý, ông lý giải thế nào khi có nhiều doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ không thể chen chân được vào các khu công nghiệp của Hà Nội?
Thực ra, chuyện này chỉ vướng mắc mỗi yếu tố duy nhất là giá thuê đất. Giá thuê đất Hà Nội thường gấp hai, ba lần các địa phương khác. Trong khi các doanh nghiệp phụ trợ lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn của họ không nhiều lắm.
Sắp tới chúng tôi sẽ xây dựng hẳn một khu công nghiệp với các cơ chế thích hợp nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có thể cho họ thuê nhà xưởng trong một thời gian ngắn chứ không nhất thiết bắt họ thuê hàng chục năm.
Cũng có nhiều nguyên nhân cho rằng, công nghiệp Hà Nội nói chung ì ạch là do câu chuyện “con gà quả trứng”, tức là các nhà đầu tư vẫn trông chờ hạ tầng, trong khi doanh nghiệp đầu tư hạ tầng thì lại cho rằng phải có nhà đầu tư thì mới bỏ vốn?
Thực tế thì cũng không hẳn như thế. Bởi trong vòng 2 năm nay Hà Nội gần như không còn đất để phát triển khu công nghiệp. Hơn nữa, sau khi mở rộng Hà Nội thì chúng tôi còn phải rà soát lại.
Hiện có 9 khu công nghiệp đang triển khai dở dang phải dừng hết lại vì không có đất. Trong khi đó, có không ít doanh nghiệp hạ tầng thì lại tìm cách giữ chân các nhà đầu tư.
Tất cả những bất cập này phải chờ Thủ tướng ký phê duyệt quy hoạch chung các khu công nghiệp, khi đó tất cả mới có thể hoàn thiện hạ tầng. Hiện chỉ duy nhất có Khu công nghiệp Nam Hà Nội là không phải chờ quy hoạch mà được triển khai ngay.
Liệu công nghiệp phụ trợ Hà Nội có thể tạo được sức bật mới khi mà các khu công nghiệp, phát triển công nghiệp phụ trợ lại không nằm trong danh mục được hỗ trợ tín dụng Chính phủ?
Đúng là quy định này cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp bức xúc. Hiện chúng tôi đang tìm cách đề xuất Chính phủ thông qua từng bước.
Còn với quyền hạn của mình, chúng tôi đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về hạ tầng, nhà xưởng với nhiều cơ chế linh động. Chúng tôi cũng sẽ từng bước có đề xuất với Chính phủ để có những chính sách tài chính thiết thực hơn.
Tuy nhiên, đối với phát triển công nghiệp hiện nay, vốn không phải là yếu tố quyết định. Chính thị trường, công nghệ mới là quyết định. Đối với những nhà công nghiệp có niềm tin và kinh nghiệm thì họ tin vào khả năng của mình để từ đó tìm được thị trường.