CPI 6 tháng năm 2016: Tốc độ tăng gấp 5 lần cùng kỳ
Diễn biến này chủ yếu do tác động của các quyết định hành chính về các mặt hàng do Nhà nước quản lý
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2016 đã tăng 0,46% so với tháng trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, sau nửa năm, CPI đã tăng 2,35% so với tháng 12 năm trước, cao gần gấp 5 lần CPI của tháng 6 năm 2015 với cùng mốc so sánh.
Có thể thấy việc CPI 6 tháng đầu năm 2016 có mức tăng gấp gần 5 lần so với năm 2015 chủ yếu do tác động của các quyết định hành chính về các mặt hàng do Nhà nước quản lý.
Sau 6 tháng đầu năm, chỉ số giá các nhóm dịch vụ y tế tăng 34,02%, dịch vụ giáo dục tăng 2,61% trong khi các chỉ số này 6 tháng đầu năm 2015 chỉ là 0,98% và 0,13%.
Theo kế hoạch của Chính phủ, các nhóm mặt hàng còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, chắc chắn sẽ tiếp tục tác động mạnh lên CPI năm nay.
Ngoài ra, chỉ số giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm 6 tháng đầu năm nay cũng đã tăng khá mạnh so với mức tăng của năm 2015. Với những diễn biến phức tạp của thời tiết năm nay, giá của các mặt hàng này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2016. Với quyền số lớn, mức tăng này sẽ tác động mạnh mẽ lên CPI cả năm 2016.
Dựa trên kế hoạch tăng giá của các mặt hàng như trên, nhiều chuyên gia được VnEconomy tham vấn đều nhận định lạm phát năm 2016 có thể cao gấp 10 lần lạm phát năm 2015; hoặc có thể cao gấp 5 lần lạm phát năm 2015 nếu Chính phủ đổi thước đo lạm phát sang CPI bình quân năm 2016 so với bình quân năm 2015.
Nhận định này càng được củng cố chắc chắn bởi sau 6 tháng, lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2015 đã tăng 1,8% - tức yếu tố tăng giá do các tác động tiền tệ mang tính ổn định, lâu dài đang chi phối lạm phát năm nay.
Trở lại với diễn biến giá cả trong tháng, có tới 10/11 nhóm hàng chính tăng giá trong tháng trong đó tăng cao nhất là nhóm giao thông với mức tăng 2,99% so với tháng trước. Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 6 tăng chủ yếu do tác động của giá dầu thô liên tục tăng trong thời gian qua khiến giá các mặt hàng xăng dầu bán lẻ trong nước cũng phải điều chỉnh theo.
Giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng vào ngày 20/5/2016 và ngày 4/6/2016 dẫn tới chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 6,46% so với tháng trước. Ngoài ra, vé tàu hỏa, giá vé ôtô khách cũng tăng đáng kể so với tháng trước do nhu cầu đi lại của người dân tăng.
Cũng do tác động của giá dầu thô thế giới khiến nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao thứ 2 với mức tăng 0,55%. Chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng này tăng chủ yếu do các mặt hàng dầu hỏa và giá gas bán lẻ trong nước tăng liên tục trong thời gian qua trong khi giá các mặt hàng vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép ổn định.
Một mức tăng đáng chú ý là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng 0,21% so với tháng trước trong đó lương thực giảm 0,24% nhưng thực phẩm vẫn tăng 0,36% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,05% so với tháng trước.
Giá lương thực đã giảm nhẹ sau 6 tháng tăng liên tục còn giá thực phẩm tiếp tục đà tăng tương đương mức tăng của tháng trước. Theo dự báo, giá các mặt hàng lương thực thực phẩm còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Ở chiều ngược lại, duy nhất nhóm bưu chính viễn thông giảm giá so với tháng trước với mức giảm 0,06%. Với vai trò “bình ổn giá”, sau 6 tháng, chỉ số giá của nhóm hàng này đã giảm 0,35%.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ tiếp tục diễn biến trái chiều khi vàng giảm 0,01% và đô la Mỹ tăng 0,09% so với tháng trước.
Có thể thấy việc CPI 6 tháng đầu năm 2016 có mức tăng gấp gần 5 lần so với năm 2015 chủ yếu do tác động của các quyết định hành chính về các mặt hàng do Nhà nước quản lý.
Sau 6 tháng đầu năm, chỉ số giá các nhóm dịch vụ y tế tăng 34,02%, dịch vụ giáo dục tăng 2,61% trong khi các chỉ số này 6 tháng đầu năm 2015 chỉ là 0,98% và 0,13%.
Theo kế hoạch của Chính phủ, các nhóm mặt hàng còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, chắc chắn sẽ tiếp tục tác động mạnh lên CPI năm nay.
Ngoài ra, chỉ số giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm 6 tháng đầu năm nay cũng đã tăng khá mạnh so với mức tăng của năm 2015. Với những diễn biến phức tạp của thời tiết năm nay, giá của các mặt hàng này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2016. Với quyền số lớn, mức tăng này sẽ tác động mạnh mẽ lên CPI cả năm 2016.
Dựa trên kế hoạch tăng giá của các mặt hàng như trên, nhiều chuyên gia được VnEconomy tham vấn đều nhận định lạm phát năm 2016 có thể cao gấp 10 lần lạm phát năm 2015; hoặc có thể cao gấp 5 lần lạm phát năm 2015 nếu Chính phủ đổi thước đo lạm phát sang CPI bình quân năm 2016 so với bình quân năm 2015.
Nhận định này càng được củng cố chắc chắn bởi sau 6 tháng, lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2015 đã tăng 1,8% - tức yếu tố tăng giá do các tác động tiền tệ mang tính ổn định, lâu dài đang chi phối lạm phát năm nay.
Trở lại với diễn biến giá cả trong tháng, có tới 10/11 nhóm hàng chính tăng giá trong tháng trong đó tăng cao nhất là nhóm giao thông với mức tăng 2,99% so với tháng trước. Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 6 tăng chủ yếu do tác động của giá dầu thô liên tục tăng trong thời gian qua khiến giá các mặt hàng xăng dầu bán lẻ trong nước cũng phải điều chỉnh theo.
Giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng vào ngày 20/5/2016 và ngày 4/6/2016 dẫn tới chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 6,46% so với tháng trước. Ngoài ra, vé tàu hỏa, giá vé ôtô khách cũng tăng đáng kể so với tháng trước do nhu cầu đi lại của người dân tăng.
Cũng do tác động của giá dầu thô thế giới khiến nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao thứ 2 với mức tăng 0,55%. Chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng này tăng chủ yếu do các mặt hàng dầu hỏa và giá gas bán lẻ trong nước tăng liên tục trong thời gian qua trong khi giá các mặt hàng vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép ổn định.
Một mức tăng đáng chú ý là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng 0,21% so với tháng trước trong đó lương thực giảm 0,24% nhưng thực phẩm vẫn tăng 0,36% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,05% so với tháng trước.
Giá lương thực đã giảm nhẹ sau 6 tháng tăng liên tục còn giá thực phẩm tiếp tục đà tăng tương đương mức tăng của tháng trước. Theo dự báo, giá các mặt hàng lương thực thực phẩm còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Ở chiều ngược lại, duy nhất nhóm bưu chính viễn thông giảm giá so với tháng trước với mức giảm 0,06%. Với vai trò “bình ổn giá”, sau 6 tháng, chỉ số giá của nhóm hàng này đã giảm 0,35%.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ tiếp tục diễn biến trái chiều khi vàng giảm 0,01% và đô la Mỹ tăng 0,09% so với tháng trước.