CPI tăng 1% tháng đầu năm
So với các tháng cùng kỳ, con số 1% của tháng này cao hơn của năm 2009 nhưng thấp hơn hầu hết các năm khác
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2012 tăng 1% so với tháng trước, theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố.
Xét về mức tăng trong tương quan với các tháng cùng kỳ, con số 1% của tháng này cao hơn của năm 2009 nhưng thấp hơn hầu hết các năm khác. Tuy nhiên, do Tết Nguyên đán năm nay đến sớm hơn thường lệ, áp tính chu kỳ để so sánh thì trong tương quan các tháng giáp Tết, CPI tháng này đang ở mức thấp nhất trong khoảng 10 năm gần đây.
Nhưng sự điều chỉnh tăng lên không lớn về biên độ của CPI tháng đầu năm 2012 có một số điểm đáng chú ý. CPI tháng này chưa phản ánh hết diễn biến giá dịp Tết do còn chia một phần cho tháng tới.
Hơn nữa, thói quen chi tiêu Tết muộn trong mấy năm gần đây, một mặt gắn với nguồn cung luôn dồi dào và ổn định khiến người tiêu dùng yên tâm hơn, nhưng cũng tạo ra nhu cầu tăng đột biến những ngày sát Tết.
Trong khi đó, việc tăng thấp hơn tháng cùng kỳ năm ngoái tạo hiệu ứng làm thay đổi chí số giá tháng này so với tháng 1 năm trước, với CPI hạ thấp xuống mức 17,27%, thay vì 18,13% cách đây 1 tháng.
Nhìn về phía trước, năm 2012 còn có lợi thế trong khoảng 6 tháng tới do giai đoạn từ tháng 1-7 năm ngoái CPI tăng rất cao.
Về mặt vĩ mô, cung tiền tăng khá cao trong giai đoạn ngắn trước Tết đã tạo áp lực lên lạm phát. Nhu cầu tiền mặt tăng, thanh khoản hệ thống ngân hàng năm nay tiếp tục căng thẳng và Ngân hàng Nhà nước lại phải hỗ trợ hệ thống.
Theo nhiều nguồn dữ liệu, trong kỳ tính CPI này, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng qua thị trường mở OMO khoảng 45 nghìn tỷ đồng.
Trong tháng 12/2011 (tính đến ngày 21/12), thông tin chính thức cho biết, tín dụng tăng 0,77% so với tháng trước; tổng phương tiện thanh toán tăng tương ứng 2% và lượng tiền lưu thông ngoài hệ thống tăng tới 5,52%.
Tác động đến thị trường tiêu dùng, các nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu gắn với nhu cầu tăng dịp Tết tiếp tục dẫn đầu về mức tăng. Đáng chú ý là các nhóm hàng ăn uống, thời trang, dịch vụ làm đẹp cá nhân, trang trí nhà cửa, đi lại, giải trí…
Trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, đáng chú ý là CPI lương thực lại giảm 0,14%. Dù là mức giảm không lớn nhưng diễn biến trái chiều này trong tháng giáp Tết là khác biệt so với nhiều năm trước.
Tuy nhiên, CPI thực phẩm vẫn tăng 1,41%, kéo theo ăn uống ngoài gia đình tăng 0,96%. Tính chung lại, CPI hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,01% so với tháng trước, góp vào mức tăng chung khoảng 0,4 điểm phần trăm.
Nhưng tăng cao nhất là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,97% do nhu cầu “trưng diện” ngày Tết tăng cao. Tương tự, CPI đồ uống và thuốc lá tăng 1,17%; và văn hóa, giải trí, du lịch tăng 1,15%, cũng do nhu cầu tăng trong dịp xuân này.
CPI nhà ở và vật liệu xây dựng, tới 1,71%; thiết bị và đồ dùng gia đình cũng tăng 0,96%, có nguyên nhân nhu cầu hoàn thiện nhà cửa dịp cuối năm đã đẩy CPI các nhóm này tăng cao trong tháng giáp Tết Nguyên đán.
Một điểm đáng chú ý khác là chỉ số giá vàng và USD không có biến động lớn trong tháng. Một phần do giá vàng thế giới không có nhiều đột biến, hơn nữa cầu trong nước cũng không biến động mạnh. Trong khi đó, nhập siêu ở mức rất thấp trong tháng 12/2011 hỗ trợ thị trường ngoại hối ổn định trong dịp này.
CPI vàng thậm chí giảm mạnh 3,62%; chỉ số giá USD tăng 0,05%
Xét về mức tăng trong tương quan với các tháng cùng kỳ, con số 1% của tháng này cao hơn của năm 2009 nhưng thấp hơn hầu hết các năm khác. Tuy nhiên, do Tết Nguyên đán năm nay đến sớm hơn thường lệ, áp tính chu kỳ để so sánh thì trong tương quan các tháng giáp Tết, CPI tháng này đang ở mức thấp nhất trong khoảng 10 năm gần đây.
Nhưng sự điều chỉnh tăng lên không lớn về biên độ của CPI tháng đầu năm 2012 có một số điểm đáng chú ý. CPI tháng này chưa phản ánh hết diễn biến giá dịp Tết do còn chia một phần cho tháng tới.
Hơn nữa, thói quen chi tiêu Tết muộn trong mấy năm gần đây, một mặt gắn với nguồn cung luôn dồi dào và ổn định khiến người tiêu dùng yên tâm hơn, nhưng cũng tạo ra nhu cầu tăng đột biến những ngày sát Tết.
Trong khi đó, việc tăng thấp hơn tháng cùng kỳ năm ngoái tạo hiệu ứng làm thay đổi chí số giá tháng này so với tháng 1 năm trước, với CPI hạ thấp xuống mức 17,27%, thay vì 18,13% cách đây 1 tháng.
Nhìn về phía trước, năm 2012 còn có lợi thế trong khoảng 6 tháng tới do giai đoạn từ tháng 1-7 năm ngoái CPI tăng rất cao.
Về mặt vĩ mô, cung tiền tăng khá cao trong giai đoạn ngắn trước Tết đã tạo áp lực lên lạm phát. Nhu cầu tiền mặt tăng, thanh khoản hệ thống ngân hàng năm nay tiếp tục căng thẳng và Ngân hàng Nhà nước lại phải hỗ trợ hệ thống.
Theo nhiều nguồn dữ liệu, trong kỳ tính CPI này, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng qua thị trường mở OMO khoảng 45 nghìn tỷ đồng.
Trong tháng 12/2011 (tính đến ngày 21/12), thông tin chính thức cho biết, tín dụng tăng 0,77% so với tháng trước; tổng phương tiện thanh toán tăng tương ứng 2% và lượng tiền lưu thông ngoài hệ thống tăng tới 5,52%.
Tác động đến thị trường tiêu dùng, các nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu gắn với nhu cầu tăng dịp Tết tiếp tục dẫn đầu về mức tăng. Đáng chú ý là các nhóm hàng ăn uống, thời trang, dịch vụ làm đẹp cá nhân, trang trí nhà cửa, đi lại, giải trí…
Trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, đáng chú ý là CPI lương thực lại giảm 0,14%. Dù là mức giảm không lớn nhưng diễn biến trái chiều này trong tháng giáp Tết là khác biệt so với nhiều năm trước.
Tuy nhiên, CPI thực phẩm vẫn tăng 1,41%, kéo theo ăn uống ngoài gia đình tăng 0,96%. Tính chung lại, CPI hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,01% so với tháng trước, góp vào mức tăng chung khoảng 0,4 điểm phần trăm.
Nhưng tăng cao nhất là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,97% do nhu cầu “trưng diện” ngày Tết tăng cao. Tương tự, CPI đồ uống và thuốc lá tăng 1,17%; và văn hóa, giải trí, du lịch tăng 1,15%, cũng do nhu cầu tăng trong dịp xuân này.
CPI nhà ở và vật liệu xây dựng, tới 1,71%; thiết bị và đồ dùng gia đình cũng tăng 0,96%, có nguyên nhân nhu cầu hoàn thiện nhà cửa dịp cuối năm đã đẩy CPI các nhóm này tăng cao trong tháng giáp Tết Nguyên đán.
Một điểm đáng chú ý khác là chỉ số giá vàng và USD không có biến động lớn trong tháng. Một phần do giá vàng thế giới không có nhiều đột biến, hơn nữa cầu trong nước cũng không biến động mạnh. Trong khi đó, nhập siêu ở mức rất thấp trong tháng 12/2011 hỗ trợ thị trường ngoại hối ổn định trong dịp này.
CPI vàng thậm chí giảm mạnh 3,62%; chỉ số giá USD tăng 0,05%