“Cứ qua cửa khẩu là được mua nhà thì lạ quá!”
Quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là nội dung còn nhiều loại ý kiến
Đồng ý nới quy định cho nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam, nhưng vẫn phải chặt chẽ, đừng để bị lợi dụng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý như vậy tại phiên thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 12/8.
Đã qua rất nhiều tranh luận, song quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là nội dung còn nhiều loại ý kiến.
Dự thảo luật mới nhất quy định: người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép nhập cảnh vào Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ mà không bị hạn chế về số lượng và loại nhà ở được sở hữu.
Trình bày quan điểm của Thường trực Ủy ban Pháp luật - cơ quan thẩm tra dự án luật - sau khi đã tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho biết việc mở rộng đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài không chỉ nhằm thu hút vốn của nước ngoài vào Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản trong nước phát triển, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặt khác, với quy định chặt chẽ về điều kiện được mua nhà ở, là chỉ áp dụng cho các đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam, chỉ cho phép mua nhà ở thương mại trong các dự án phát triển nhà ở tại khu vực không cấm người nước ngoài cư trú, đi lại, chỉ được mua loại nhà ở có giá bán cao hơn mức giá do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ… thì sẽ không làm ảnh hưởng đến chính sách về nhà ở trong nước, đặc biệt là không ảnh hưởng đến các đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở.
Đồng thời, với các quy định chặt chẽ như vậy thì vấn đề quốc phòng, an ninh vẫn được bảo đảm và cũng không nên quy định thêm về điều kiện cư trú, ông Lý nhấn mạnh.
Thường trực cơ quan thẩm tra cũng đề nghị bổ sung quy định việc thanh toán tiền mua nhà ở phải được thực hiện thông qua các ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, người nước ngoài về Việt Nam mua nhà để ở, để làm ăn, học tập hay về hẳn Việt Nam tái định cư thì, hoan nghênh, “còn ông vào hai ngày mua cái nhà rồi ông đi thì không có được”.
Ngạc nhiên bởi “quy định cứ qua cửa khẩu vào Việt Nam là mua được nhà thì lạ quá!”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra suy nghĩ xem việc này có tác hại gì không.
Nhất trí với nhiều quy định về nới điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, song Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa cũng cho rằng cần xem xét lại quy định cá nhân được phép nhập cảnh vào Việt Nam là được sở hữu nhà. Đối tượng như thế thì quá rộng, cần phải rõ đối tượng nào xem thời hạn cư trú bao nhiêu, ông Khoa góp ý.
Bên cạnh nội dung nói trên, một số ý kiến tại phiên thảo luận cũng bày tỏ băn khoăn về quy định liên quan đến nhà công vụ tại dự luật.
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì hiện các cơ quan của Chính phủ vẫn còn hàng trăm cán bộ ở khách sạn mà tiền thuê thì các cơ quan của Đảng, Chính phủ phải trả hết. Bởi vậy quy định về nhà công vụ không thể chỉ dừng như luật hiện hành, theo quan điểm của cơ quan thẩm tra.
Đã qua rất nhiều tranh luận, song quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là nội dung còn nhiều loại ý kiến.
Dự thảo luật mới nhất quy định: người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép nhập cảnh vào Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ mà không bị hạn chế về số lượng và loại nhà ở được sở hữu.
Trình bày quan điểm của Thường trực Ủy ban Pháp luật - cơ quan thẩm tra dự án luật - sau khi đã tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho biết việc mở rộng đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài không chỉ nhằm thu hút vốn của nước ngoài vào Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản trong nước phát triển, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặt khác, với quy định chặt chẽ về điều kiện được mua nhà ở, là chỉ áp dụng cho các đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam, chỉ cho phép mua nhà ở thương mại trong các dự án phát triển nhà ở tại khu vực không cấm người nước ngoài cư trú, đi lại, chỉ được mua loại nhà ở có giá bán cao hơn mức giá do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ… thì sẽ không làm ảnh hưởng đến chính sách về nhà ở trong nước, đặc biệt là không ảnh hưởng đến các đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở.
Đồng thời, với các quy định chặt chẽ như vậy thì vấn đề quốc phòng, an ninh vẫn được bảo đảm và cũng không nên quy định thêm về điều kiện cư trú, ông Lý nhấn mạnh.
Thường trực cơ quan thẩm tra cũng đề nghị bổ sung quy định việc thanh toán tiền mua nhà ở phải được thực hiện thông qua các ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, người nước ngoài về Việt Nam mua nhà để ở, để làm ăn, học tập hay về hẳn Việt Nam tái định cư thì, hoan nghênh, “còn ông vào hai ngày mua cái nhà rồi ông đi thì không có được”.
Ngạc nhiên bởi “quy định cứ qua cửa khẩu vào Việt Nam là mua được nhà thì lạ quá!”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra suy nghĩ xem việc này có tác hại gì không.
Nhất trí với nhiều quy định về nới điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, song Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa cũng cho rằng cần xem xét lại quy định cá nhân được phép nhập cảnh vào Việt Nam là được sở hữu nhà. Đối tượng như thế thì quá rộng, cần phải rõ đối tượng nào xem thời hạn cư trú bao nhiêu, ông Khoa góp ý.
Bên cạnh nội dung nói trên, một số ý kiến tại phiên thảo luận cũng bày tỏ băn khoăn về quy định liên quan đến nhà công vụ tại dự luật.
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì hiện các cơ quan của Chính phủ vẫn còn hàng trăm cán bộ ở khách sạn mà tiền thuê thì các cơ quan của Đảng, Chính phủ phải trả hết. Bởi vậy quy định về nhà công vụ không thể chỉ dừng như luật hiện hành, theo quan điểm của cơ quan thẩm tra.