Cử tri hoan nghênh Bộ Chính trị nghiêm túc tự phê bình
Cử tri kỳ vọng “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” sẽ được chỉnh đốn
Cụ thể hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, xử lý nghiêm cán bộ biến chất... gửi gắm của cử tri về vấn đề xây dựng Đảng và Nhà nước hiện nay đã được phản ánh khá đậm nét tại báo cáo tổng hợp 1.396 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ tư.
Như thường lệ, đây là báo cáo được trình bày ngay tại phiên khai mạc của kỳ họp, vào sáng nay (22/10).
Ở những vấn đề còn khiến cử tri lo lắng, bên cạnh lạm phát, giá điện, xăng dầu, nợ xấu trong ngân hàng và hàng tồn kho trong doanh nghiệp, tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi còn có vấn đề lợi ích nhóm, tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, ngân hàng và những tiêu cực phát sinh trong việc quản lý đất đai, tài sản công chưa được giải quyết kịp thời, triệt để…
Cụ thể hóa vai trò lãnh đạo của Đảng
Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam cho biết, qua theo dõi kết quả hội nghị Trung ương 6, cử tri và nhân dân cả nước hoan nghênh Bộ Chính trị nghiêm túc tự phê bình, thành thật nhận lỗi trước Ban chấp hành Trung ương Đảng và Tổng bí thư thay mặt Ban chấp hành Trung ương nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân về những yếu kém, khuyết điểm trong lãnh đạo xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Tuy nhiên, cử tri và nhân dân cả nước cho rằng đây mới chỉ là kết quả bước đầu và kỳ vọng “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” sẽ được chấn chỉnh tới nơi tới chốn.
Những cán bộ thoái hóa, biến chất, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, thiếu trách nhiệm… gây thiệt hại cho đất nước và nhân dân, làm tổn hại đến uy tín, thanh danh của Đảng, giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước sẽ bị xử lý thật nghiêm.
Cử tri kiến nghị Bộ Chính trị sớm ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; chỉ đạo triển khai trên phạm vi toàn quốc Quy chế Mặt trận Tổ quốc giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư qua đó góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Báo cáo nêu rõ, “cử tri và nhân dân kiến nghị Nhà nước đổi mới phương thức điều hành, quản lý xã hội để phát huy dân chủ, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; huy động mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ đất nước. Kiến nghị Quốc hội khi xem xét sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cần tiếp tục khẳng định, đồng thời bổ sung, cụ thể hóa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội; sớm ban hành và thực thi có hiệu quả việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn”.
Quan ngại “nhóm lợi ích”
Lĩnh vực đất đai phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều yếu kém, có biểu hiện của “nhóm lợi ích” cấu kết, trục lợi từ đất đai diễn ra ở nhiều nơi với tính chất, qui mô khác nhau, báo cáo tiếp tục nêu quan ngại của cử tri cả nước.
Kiến nghị ở lĩnh vực này là Quốc hội khi xem xét sửa đổi Luật Đất đai cần tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu của toàn dân. Đồng thời có những quy định cụ thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất; kiến nghị thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân cần dài hạn hơn hiện nay để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Việc thu hồi đất cần phải đảm bảo về lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.
Như nhiều kỳ họp khác, bức xúc của cử tri vẫn đến từ tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, trên nhiều lĩnh vực. Kiểm toán, thanh tra, thông báo nhiều vụ việc vi phạm, lãng phí nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm và chưa thông báo công khai kết quả xử lý.
Cử tri và nhân dân kiến nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và các cơ quan thuộc Chính phủ đối với các sai phạm của tập đoàn Vinashin, Vinalines, lĩnh vực tài chính - ngân hàng…
Liên quan đến lĩnh vực kinh tế, cũng như nhiều chuyên gia và đại biểu Quốc hội, cử tri rất lo lắng trước tình hình nợ xấu của ngân hàng hiện nay, trong đó có phần nợ xấu thuộc về các doanh nhiệp nhà nước đang tiềm ẩn nguy cơ không chỉ đối với hệ thống ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của đất nước.
Như thường lệ, đây là báo cáo được trình bày ngay tại phiên khai mạc của kỳ họp, vào sáng nay (22/10).
Ở những vấn đề còn khiến cử tri lo lắng, bên cạnh lạm phát, giá điện, xăng dầu, nợ xấu trong ngân hàng và hàng tồn kho trong doanh nghiệp, tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi còn có vấn đề lợi ích nhóm, tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, ngân hàng và những tiêu cực phát sinh trong việc quản lý đất đai, tài sản công chưa được giải quyết kịp thời, triệt để…
Cụ thể hóa vai trò lãnh đạo của Đảng
Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam cho biết, qua theo dõi kết quả hội nghị Trung ương 6, cử tri và nhân dân cả nước hoan nghênh Bộ Chính trị nghiêm túc tự phê bình, thành thật nhận lỗi trước Ban chấp hành Trung ương Đảng và Tổng bí thư thay mặt Ban chấp hành Trung ương nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân về những yếu kém, khuyết điểm trong lãnh đạo xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Tuy nhiên, cử tri và nhân dân cả nước cho rằng đây mới chỉ là kết quả bước đầu và kỳ vọng “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” sẽ được chấn chỉnh tới nơi tới chốn.
Những cán bộ thoái hóa, biến chất, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, thiếu trách nhiệm… gây thiệt hại cho đất nước và nhân dân, làm tổn hại đến uy tín, thanh danh của Đảng, giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước sẽ bị xử lý thật nghiêm.
Cử tri kiến nghị Bộ Chính trị sớm ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; chỉ đạo triển khai trên phạm vi toàn quốc Quy chế Mặt trận Tổ quốc giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư qua đó góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Báo cáo nêu rõ, “cử tri và nhân dân kiến nghị Nhà nước đổi mới phương thức điều hành, quản lý xã hội để phát huy dân chủ, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; huy động mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ đất nước. Kiến nghị Quốc hội khi xem xét sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cần tiếp tục khẳng định, đồng thời bổ sung, cụ thể hóa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội; sớm ban hành và thực thi có hiệu quả việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn”.
Quan ngại “nhóm lợi ích”
Lĩnh vực đất đai phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều yếu kém, có biểu hiện của “nhóm lợi ích” cấu kết, trục lợi từ đất đai diễn ra ở nhiều nơi với tính chất, qui mô khác nhau, báo cáo tiếp tục nêu quan ngại của cử tri cả nước.
Kiến nghị ở lĩnh vực này là Quốc hội khi xem xét sửa đổi Luật Đất đai cần tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu của toàn dân. Đồng thời có những quy định cụ thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất; kiến nghị thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân cần dài hạn hơn hiện nay để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Việc thu hồi đất cần phải đảm bảo về lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.
Như nhiều kỳ họp khác, bức xúc của cử tri vẫn đến từ tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, trên nhiều lĩnh vực. Kiểm toán, thanh tra, thông báo nhiều vụ việc vi phạm, lãng phí nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm và chưa thông báo công khai kết quả xử lý.
Cử tri và nhân dân kiến nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và các cơ quan thuộc Chính phủ đối với các sai phạm của tập đoàn Vinashin, Vinalines, lĩnh vực tài chính - ngân hàng…
Liên quan đến lĩnh vực kinh tế, cũng như nhiều chuyên gia và đại biểu Quốc hội, cử tri rất lo lắng trước tình hình nợ xấu của ngân hàng hiện nay, trong đó có phần nợ xấu thuộc về các doanh nhiệp nhà nước đang tiềm ẩn nguy cơ không chỉ đối với hệ thống ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của đất nước.