Cuba cảnh báo Mỹ chớ “can thiệp công việc nội bộ”
Chủ tịch Raul Castro cam kết duy trì đàm phán với Mỹ, bất chấp lo ngại về việc Washington có thể đang tìm cách xúi giục đối đầu nội bộ ở Cuba
Theo tin từ Reuters, Chủ tịch Cuba Raul Castro hôm qua (28/1) tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào của Mỹ vào công việc nội bộ của Havana. Ông Castro cảnh báo, hành động can thiệp như vậy sẽ khiến việc hai nước xích lại gần nhau trở nên “vô nghĩa”.
Những tuyên bố trên của nhà lãnh đạo Cuba được đưa ra sau khi trợ lý ngoại trưởng Mỹ Roberta Jacobson - vị quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Cuba sau gần 40 năm - có cuộc gặp gỡ với những người Cuba bất đồng quan điểm với chính quyền nước này.
Cuộc gặp này diễn ra vào tuần trước, một ngày sau khi ông Jacobson đàm phán với các quan chức Chính phủ Cuba về vấn đề nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
“Có vẻ như, mọi thứ cho thấy rằng, mục đích ở đây là nhằm kích động sự đối đầu chính trị thông qua các công cụ kinh tế, chính trị và truyền thông”, Chủ tịch Castro phát biểu tại một cuộc gặp thượng đỉnh ở Costa Rica. “Nếu những vấn đề này không được giải quyết, thì sự xích lại gần nhau về ngoại giao giữa Cuba và Mỹ sẽ trở nên vô nghĩa”.
Tuy vậy, ông Castro nói rõ rằng, ông cam kết duy trì đàm phán với Mỹ, bất chấp lo ngại về việc Washington có thể đang tìm cách xúi giục đối đầu nội bộ ở Cuba thông qua khả năng tiếp cận các phương truyền thông và Internet được mở rộng hơn.
Nhà lãnh đạo Cuba cũng hối thúc Tổng thống Mỹ Barack Obama sử dụng quyền điều hành để nới lỏng lệnh cấm vận đã kéo dài nhiều thập kỷ chống Cuba. Ông Castro nói, Washington có thể mở rộng các biện pháp nới lỏng cấm vận như đã áp dụng đối với lĩnh vực viễn thông sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế Cuba.
Chính sách mới của chính quyền Obama đã đưa viễn thông trở thành lĩnh vực duy nhất hiện nay mà các công ty Mỹ được phép đầu tư vào Cuba. Về phần mình, Havana tuyên bố sẵn sàng mở cửa thị trường viễn thông cho các công ty Mỹ.
Chủ tịch Castro nhắc lại rằng, ông không có ý định thay đổi hệ thống chính trị 1 đảng của Cuba. Tuy vậy, các nhà quan sát cho rằng, điều này không loại trừ khả năng các chính trị gia độc lập của Cuba có thể được phép tranh cử trong tương lai.
Ông Castro nói, quyết định của Tổng thống Obama về tổ chức tranh luận trong Quốc hội Mỹ về dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba là một quyết định “quan trọng”, nhưng ông hiểu rằng, việc Washington tiến tới bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Havana “sẽ là một chặng đường dài và khó khăn”.
Tuần trước, Mỹ và Cuba đã có cuộc đàm phán cấp cao mang tính lịch sử tại Havana. Cuộc đàm phán được kỳ vọng sẽ dẫn tới việc hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao bị Washington cắt đứt vào năm 1961.
Để Mỹ bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Cuba, Tổng thống Obama cần có được sự thông qua của Quốc hội đang nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng hòa ở cả lưỡng viện. Một số nghị sỹ Cộng hòa đến nay vẫn phản đối việc Mỹ nối lại quan hệ ngoại giao với Cuba chừng nào Havana còn duy trì hệ thống chính trị 1 đảng và kiểm soát truyền thông.
Những tuyên bố trên của nhà lãnh đạo Cuba được đưa ra sau khi trợ lý ngoại trưởng Mỹ Roberta Jacobson - vị quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Cuba sau gần 40 năm - có cuộc gặp gỡ với những người Cuba bất đồng quan điểm với chính quyền nước này.
Cuộc gặp này diễn ra vào tuần trước, một ngày sau khi ông Jacobson đàm phán với các quan chức Chính phủ Cuba về vấn đề nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
“Có vẻ như, mọi thứ cho thấy rằng, mục đích ở đây là nhằm kích động sự đối đầu chính trị thông qua các công cụ kinh tế, chính trị và truyền thông”, Chủ tịch Castro phát biểu tại một cuộc gặp thượng đỉnh ở Costa Rica. “Nếu những vấn đề này không được giải quyết, thì sự xích lại gần nhau về ngoại giao giữa Cuba và Mỹ sẽ trở nên vô nghĩa”.
Tuy vậy, ông Castro nói rõ rằng, ông cam kết duy trì đàm phán với Mỹ, bất chấp lo ngại về việc Washington có thể đang tìm cách xúi giục đối đầu nội bộ ở Cuba thông qua khả năng tiếp cận các phương truyền thông và Internet được mở rộng hơn.
Nhà lãnh đạo Cuba cũng hối thúc Tổng thống Mỹ Barack Obama sử dụng quyền điều hành để nới lỏng lệnh cấm vận đã kéo dài nhiều thập kỷ chống Cuba. Ông Castro nói, Washington có thể mở rộng các biện pháp nới lỏng cấm vận như đã áp dụng đối với lĩnh vực viễn thông sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế Cuba.
Chính sách mới của chính quyền Obama đã đưa viễn thông trở thành lĩnh vực duy nhất hiện nay mà các công ty Mỹ được phép đầu tư vào Cuba. Về phần mình, Havana tuyên bố sẵn sàng mở cửa thị trường viễn thông cho các công ty Mỹ.
Chủ tịch Castro nhắc lại rằng, ông không có ý định thay đổi hệ thống chính trị 1 đảng của Cuba. Tuy vậy, các nhà quan sát cho rằng, điều này không loại trừ khả năng các chính trị gia độc lập của Cuba có thể được phép tranh cử trong tương lai.
Ông Castro nói, quyết định của Tổng thống Obama về tổ chức tranh luận trong Quốc hội Mỹ về dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba là một quyết định “quan trọng”, nhưng ông hiểu rằng, việc Washington tiến tới bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Havana “sẽ là một chặng đường dài và khó khăn”.
Tuần trước, Mỹ và Cuba đã có cuộc đàm phán cấp cao mang tính lịch sử tại Havana. Cuộc đàm phán được kỳ vọng sẽ dẫn tới việc hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao bị Washington cắt đứt vào năm 1961.
Để Mỹ bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Cuba, Tổng thống Obama cần có được sự thông qua của Quốc hội đang nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng hòa ở cả lưỡng viện. Một số nghị sỹ Cộng hòa đến nay vẫn phản đối việc Mỹ nối lại quan hệ ngoại giao với Cuba chừng nào Havana còn duy trì hệ thống chính trị 1 đảng và kiểm soát truyền thông.