“Cực chẳng đã” mới phải sửa chính sách thuế
Một số đề xuất ưu đãi thuế của Chính phủ chưa nhận được sự đồng thuận của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội
Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế đã chính thức được rút ra khỏi chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 12.
Đây là một dự án luật mới, bao gồm một số bổ sung ưu đãi về thuế , mà theo Chính phủ là để “giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn”.
Theo chương trình làm việc đã được Quốc hội biểu quyết thông qua đầu kỳ họp, thì Quốc hội sẽ dành thời gian một buổi thảo luận tại tổ và một buổi thảo luận tại hội trường về dự luật này.
Việc dừng xem xét, theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu là do “cần phải nghiên cứu thêm” vì luật thuế chưa sửa được bao lâu. Hơn nữa, nếu sửa theo hướng đề xuất của Chính phủ thì có thể sẽ tạo ra sự không công bằng giữa các doanh nghiệp.
Ông Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án luật - đã lý giải cụ thể hơn với VnEconomy về những nguyên nhân phải lùi thời hạn xem xét dự án “dùng một luật sửa ba luật” này. Ông cho rằng, trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, việc sửa luật để tạo sự linh hoạt trong điều hành là rất cần thiết. Song cũng cần cân nhắc thật kỹ, “cực chẳng đã” mới phải sửa chính sách.
Các “quả đấm thép” không thể chậm quyết toán thuế
Thưa ông, trong dự án luật sửa đổi bổ sung ba luật thuế, Chính phủ đề xuất nâng thời hạn quyết toán thuế lên 180 ngày đối với tập đoàn, tổng công ty lớn hạch toán tập trung nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp…
Đa số ý kiến trong ủy ban thấy rằng đề xuất này chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là yêu cầu về quản lý, về nguồn thu.
Việc quyết toán thuế chậm sẽ ảnh hưởng đến cân đối ngân sách Nhà nước. Vì theo yêu cầu của luật, chậm nhất là hết quý 1 năm sau doanh nghiệp phải quyết toán thì Chính phủ mới đánh giá lại được toàn bộ nguồn thu của ngân sách năm trước gắn với cân đối chi để phục vụ xây dựng dự toán năm sau, vào cuối tháng 5 hàng năm.
Các tập đoàn được coi là “quả đấm thép” trong thu ngân sách Nhà nước, nên rất cần phải quyết toán đúng thời hạn. Không thể vì 7, 8 tập đoàn lớn mà làm ảnh hưởng đến tình hình quản lý ngân sách của Nhà nước được.
Hơn nữa, nếu chấp nhận kéo dài gấp đôi thời gian nghĩa là Quốc hội chấp nhận sự thụt lùi trong quản lý, nhất là yêu cầu áp dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp hiện đại. Đó là yêu cầu rất quan trọng.
Trên thực tế, quyết toán ngân sách Nhà nước được làm rất nhanh, đằng này một tập đoàn lớn mà không thể quyết toán thuế được trong vòng 3 tháng thì rõ ràng đi ngược lại với yêu cầu quản lý Nhà nước và cải cách hành chính hiện nay. Vì thế nhiều đại biểu cho rằng không những không tăng lên 180 ngày mà nên rút lại 60 ngày thì tốt hơn.
Vậy phải có cách nào để giúp các doanh nghiệp “tháo gỡ khó khăn” đó chứ, vì hiện nay theo thông tin từ Bộ Tài chính thì có doanh nghiệp số tiền phạt lớn hơn số tiền thuế phải nộp?
Đúng là sau một năm thực hiện thì hầu hết các tập đoàn đều bị phạt do chậm quyết toán, anh nào cao cũng trên 20 tỷ, còn bình quân từ 15 đến 20 tỷ đồng.
Trước đây, nếu chậm quyết toán thì chỉ bị phạt hành chính thôi, một tập đoàn mà phạt hai ba triệu thì chả là cái gì cả. Nay thì bị phạt tiền tỷ. Nhưng không thể chỉ nhìn thấy cái thiệt hại đó mà đề xuất sửa luật. Ủng hộ doanh nghiệp là đúng, nhưng vấn đề cần quan tâm là vì sao doanh nghiệp lại không làm được đúng tiến độ và cần phải cải tiến cái gì, để cùng tháo gỡ khó khăn. Cái này thì các cơ quan Nhà nước chưa thấy thể hiện rõ.
Vậy theo ông "khó khăn" này có thể tháo gỡ mà không cần sửa luật?
Lâu nay thời hạn 90 ngày là đủ để quyết toán thuế. Khi làm Luật Quản lý thuế thì chả thấy có ý kiến nào nói là quy định 90 ngày thì doanh nghiệp không thực hiện được. Vấn đề là các doanh nghiệp chưa cải cách quản lý nội bộ của mình và hiện đại hóa công tác hạch toán kế toán để đáp ứng yêu cầu đó.
Tôi đã kiến nghị nếu thực sự doanh nghiệp có khó khăn thì các cơ quan quản lý tài chính có thể giúp họ, từng bước hiện đại hóa và cải tiến quy trình hạch toán kế toán chứ không nên để doanh nghiệp ỷ lại.
Ưu đãi nhưng phải quản lý được
Trong dự án luật, Chính phủ cũng đã đề xuất xếp các dịch vụ cho sinh viên, người lao động trong khu công nghiệp thuê, nhà ở bán cho người có thu nhập thấp vào nhóm thuế suất thuế giá trị gia tăng mức thấp nhất là 5%. Ủy ban cũng không đồng tình?
Về hạ thuế suất từ 10% xuống 5% cho nhóm này thì đại đa số ý kiến cho rằng hiện nay Chính phủ đang áp dụng nhiều ưu đãi từ thuê đất, lãi suất… Nếu giảm thuế thì cũng có thể tạo ra hệ thống chính sách đồng bộ để đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này.
Nhưng, rất băn khoăn là ai quản lý, Nhà nước có quản được không? Vì ưu đãi là mất tiền của ngân sách Nhà nước, như vậy thì Nhà nước phải định giá cho thuê. Nhưng thực tế lâu nay ta không có cơ chế quản lý được, nên ưu đãi nhiều thế mà người tiêu dùng có thể vẫn không được lợi nên cần phải nghiên cứu kỹ hơn.
Thế còn đề xuất ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư mở rộng dưới hình thức miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng thì sao, thưa ông?
Vẫn là vấn đề quản lý thôi. Chính phủ đề xuất mức ưu đãi miễn giảm thuế bằng với thời gian miễn giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp mới trên cùng địa bàn. Nếu Nhà nước quản lý được thì tạo đà rất quan trọng để hỗ trợ sản xuất nhất là chúng ta đang kích cầu.
Nhựng hiện ta không quản lý được, anh có đầu tư mở rộng dự án thật sự không, hay anh chỉ làm một tí rồi hưởng ưu đãi làm mất nguồn ngân sách nhà nước. Nếu có thể quản lý được thì cũng chấp nhận được đề xuất này.
Như vậy là chỉ lùi thời hạn xem xét dự án luật này?
Kỳ họp này sẽ không xem xét, có thể là lùi đến kỳ họp cuối năm, nếu chuẩn bị tốt. Còn không thì cứ thực hiện như quy định hiện hành thôi.
Trong tình hình nhiều biến động như hiện nay thì cũng không nên cứng nhắc mà không sửa những vấn đề thực sự cần điều chỉnh. Song cái quan trọng là phải đảm bảo sau khi sửa thì sẽ tốt hơn. Thực ra, “cực chẳng đã” thì mới phải sửa chính sách thôi, chứ chính sách ổn định là tốt nhất.
Đây là một dự án luật mới, bao gồm một số bổ sung ưu đãi về thuế , mà theo Chính phủ là để “giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn”.
Theo chương trình làm việc đã được Quốc hội biểu quyết thông qua đầu kỳ họp, thì Quốc hội sẽ dành thời gian một buổi thảo luận tại tổ và một buổi thảo luận tại hội trường về dự luật này.
Việc dừng xem xét, theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu là do “cần phải nghiên cứu thêm” vì luật thuế chưa sửa được bao lâu. Hơn nữa, nếu sửa theo hướng đề xuất của Chính phủ thì có thể sẽ tạo ra sự không công bằng giữa các doanh nghiệp.
Ông Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án luật - đã lý giải cụ thể hơn với VnEconomy về những nguyên nhân phải lùi thời hạn xem xét dự án “dùng một luật sửa ba luật” này. Ông cho rằng, trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, việc sửa luật để tạo sự linh hoạt trong điều hành là rất cần thiết. Song cũng cần cân nhắc thật kỹ, “cực chẳng đã” mới phải sửa chính sách.
Các “quả đấm thép” không thể chậm quyết toán thuế
Thưa ông, trong dự án luật sửa đổi bổ sung ba luật thuế, Chính phủ đề xuất nâng thời hạn quyết toán thuế lên 180 ngày đối với tập đoàn, tổng công ty lớn hạch toán tập trung nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp…
Đa số ý kiến trong ủy ban thấy rằng đề xuất này chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là yêu cầu về quản lý, về nguồn thu.
Việc quyết toán thuế chậm sẽ ảnh hưởng đến cân đối ngân sách Nhà nước. Vì theo yêu cầu của luật, chậm nhất là hết quý 1 năm sau doanh nghiệp phải quyết toán thì Chính phủ mới đánh giá lại được toàn bộ nguồn thu của ngân sách năm trước gắn với cân đối chi để phục vụ xây dựng dự toán năm sau, vào cuối tháng 5 hàng năm.
Các tập đoàn được coi là “quả đấm thép” trong thu ngân sách Nhà nước, nên rất cần phải quyết toán đúng thời hạn. Không thể vì 7, 8 tập đoàn lớn mà làm ảnh hưởng đến tình hình quản lý ngân sách của Nhà nước được.
Hơn nữa, nếu chấp nhận kéo dài gấp đôi thời gian nghĩa là Quốc hội chấp nhận sự thụt lùi trong quản lý, nhất là yêu cầu áp dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp hiện đại. Đó là yêu cầu rất quan trọng.
Trên thực tế, quyết toán ngân sách Nhà nước được làm rất nhanh, đằng này một tập đoàn lớn mà không thể quyết toán thuế được trong vòng 3 tháng thì rõ ràng đi ngược lại với yêu cầu quản lý Nhà nước và cải cách hành chính hiện nay. Vì thế nhiều đại biểu cho rằng không những không tăng lên 180 ngày mà nên rút lại 60 ngày thì tốt hơn.
Vậy phải có cách nào để giúp các doanh nghiệp “tháo gỡ khó khăn” đó chứ, vì hiện nay theo thông tin từ Bộ Tài chính thì có doanh nghiệp số tiền phạt lớn hơn số tiền thuế phải nộp?
Đúng là sau một năm thực hiện thì hầu hết các tập đoàn đều bị phạt do chậm quyết toán, anh nào cao cũng trên 20 tỷ, còn bình quân từ 15 đến 20 tỷ đồng.
Trước đây, nếu chậm quyết toán thì chỉ bị phạt hành chính thôi, một tập đoàn mà phạt hai ba triệu thì chả là cái gì cả. Nay thì bị phạt tiền tỷ. Nhưng không thể chỉ nhìn thấy cái thiệt hại đó mà đề xuất sửa luật. Ủng hộ doanh nghiệp là đúng, nhưng vấn đề cần quan tâm là vì sao doanh nghiệp lại không làm được đúng tiến độ và cần phải cải tiến cái gì, để cùng tháo gỡ khó khăn. Cái này thì các cơ quan Nhà nước chưa thấy thể hiện rõ.
Vậy theo ông "khó khăn" này có thể tháo gỡ mà không cần sửa luật?
Lâu nay thời hạn 90 ngày là đủ để quyết toán thuế. Khi làm Luật Quản lý thuế thì chả thấy có ý kiến nào nói là quy định 90 ngày thì doanh nghiệp không thực hiện được. Vấn đề là các doanh nghiệp chưa cải cách quản lý nội bộ của mình và hiện đại hóa công tác hạch toán kế toán để đáp ứng yêu cầu đó.
Tôi đã kiến nghị nếu thực sự doanh nghiệp có khó khăn thì các cơ quan quản lý tài chính có thể giúp họ, từng bước hiện đại hóa và cải tiến quy trình hạch toán kế toán chứ không nên để doanh nghiệp ỷ lại.
Ưu đãi nhưng phải quản lý được
Trong dự án luật, Chính phủ cũng đã đề xuất xếp các dịch vụ cho sinh viên, người lao động trong khu công nghiệp thuê, nhà ở bán cho người có thu nhập thấp vào nhóm thuế suất thuế giá trị gia tăng mức thấp nhất là 5%. Ủy ban cũng không đồng tình?
Về hạ thuế suất từ 10% xuống 5% cho nhóm này thì đại đa số ý kiến cho rằng hiện nay Chính phủ đang áp dụng nhiều ưu đãi từ thuê đất, lãi suất… Nếu giảm thuế thì cũng có thể tạo ra hệ thống chính sách đồng bộ để đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này.
Nhưng, rất băn khoăn là ai quản lý, Nhà nước có quản được không? Vì ưu đãi là mất tiền của ngân sách Nhà nước, như vậy thì Nhà nước phải định giá cho thuê. Nhưng thực tế lâu nay ta không có cơ chế quản lý được, nên ưu đãi nhiều thế mà người tiêu dùng có thể vẫn không được lợi nên cần phải nghiên cứu kỹ hơn.
Thế còn đề xuất ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư mở rộng dưới hình thức miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng thì sao, thưa ông?
Vẫn là vấn đề quản lý thôi. Chính phủ đề xuất mức ưu đãi miễn giảm thuế bằng với thời gian miễn giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp mới trên cùng địa bàn. Nếu Nhà nước quản lý được thì tạo đà rất quan trọng để hỗ trợ sản xuất nhất là chúng ta đang kích cầu.
Nhựng hiện ta không quản lý được, anh có đầu tư mở rộng dự án thật sự không, hay anh chỉ làm một tí rồi hưởng ưu đãi làm mất nguồn ngân sách nhà nước. Nếu có thể quản lý được thì cũng chấp nhận được đề xuất này.
Như vậy là chỉ lùi thời hạn xem xét dự án luật này?
Kỳ họp này sẽ không xem xét, có thể là lùi đến kỳ họp cuối năm, nếu chuẩn bị tốt. Còn không thì cứ thực hiện như quy định hiện hành thôi.
Trong tình hình nhiều biến động như hiện nay thì cũng không nên cứng nhắc mà không sửa những vấn đề thực sự cần điều chỉnh. Song cái quan trọng là phải đảm bảo sau khi sửa thì sẽ tốt hơn. Thực ra, “cực chẳng đã” thì mới phải sửa chính sách thôi, chứ chính sách ổn định là tốt nhất.