Cục Quản lý giá: Giá rau quả tươi tăng cao nhất
Thị trường nửa đầu tháng 7 qua “lăng kính” của Cục Quản lý giá có những đột biến tăng so với cùng kỳ tháng 6
Sau đợt sóng giá cả hồi đầu tháng này, thị trường nửa đầu tháng 7 qua “lăng kính” của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) có những đột biến tăng so với cùng kỳ tháng 6, nhưng chủ yếu ở nhóm thực phẩm, đặc biệt là giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống như các loại thịt, thủy sản, rau củ quả.
Cụ thể, giá thịt lợn hơi tại miền Bắc tăng rất mạnh, phổ biến khoảng 65-68 nghìn đồng/kg, tăng 16-18 nghìn đồng/kg, tương ứng tăng 23-28%; tại miền Nam giá cả tăng thấp hơn, phổ biến khoảng 58-63 nghìn đồng/kg, tăng 7-8 nghìn đồng/kg, tăng tương ứng 11-14%.
Tương tự, thịt lợn mông sấn ở miền Bắc giá phổ biến khoảng 110-115 nghìn đồng/kg, tăng 20-25 nghìn đồng/kg, miền Nam giá phổ biến khoảng 90-95 nghìn đồng/kg, tăng 5-7 nghìn đồng/kg. Thịt gà ta làm sẵn có kiểm dịch ở miền Bắc giá phổ biến khoảng 130-140 nghìn đồng/kg, tăng 5 nghìn đồng/kg, miền Nam giá phổ biến khoảng 113-125 nghìn đồng/kg, tăng 8 nghìn đồng/kg.
Giá một số mặt hàng thuỷ hải sản như cá chép, tôm sú, cá quả….cũng tăng so với nửa đầu tháng 6/2011 nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn các mặt hàng kể trên. Giá tôm sú phổ biến 190-200 nghìn đồng/kg, tăng 10 nghìn đồng/kg; cá chép 58-75 nghìn đồng/kg, tăng 8-10 nghìn đồng/kg …
Đặc biệt là giá một số loại rau củ quả tươi tăng rất cao như bắp cải 5-8 nghìn đồng/kg, tăng 2-4 nghìn đồng/kg, khoai tây 15-17 nghìn đồng/kg, tăng 7 nghìn đồng/kg, cà chua 8-10 nghìn đồng/kg, tăng 2-3 nghìn đồng/kg… Nếu so về tỷ trọng, đây là nhóm hàng có mức tăng giá cao nhất.
Ngược lại, giá các mặt hàng thiết yếu như đường, xi măng, sắt thép, xăng dầu ổn định; giá khí hóa lỏng LPG giảm; giá thóc gạo miền Bắc ổn định, tại miền Nam giá lúa giảm, giá gạo thành phẩm xuất khẩu chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ tháng 6/2011.
Với quyền số lớn, các mặt hàng thực phẩm chắc chắn sẽ tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng này. Thông tin từ một số tỉnh công bố CPI sớm đều cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng xấp xỉ 1% hoặc cao hơn mức tăng CPI chung cả nước tháng trước.
Thông tin liên quan, theo tổng hợp số liệu được công bố, trong khoảng thời gian từ 16/6 đến 15/7, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng qua thị trường mở OMO khoảng 30 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/2 so với chu kỳ tháng từ 16/5-15/6.
Cụ thể, giá thịt lợn hơi tại miền Bắc tăng rất mạnh, phổ biến khoảng 65-68 nghìn đồng/kg, tăng 16-18 nghìn đồng/kg, tương ứng tăng 23-28%; tại miền Nam giá cả tăng thấp hơn, phổ biến khoảng 58-63 nghìn đồng/kg, tăng 7-8 nghìn đồng/kg, tăng tương ứng 11-14%.
Tương tự, thịt lợn mông sấn ở miền Bắc giá phổ biến khoảng 110-115 nghìn đồng/kg, tăng 20-25 nghìn đồng/kg, miền Nam giá phổ biến khoảng 90-95 nghìn đồng/kg, tăng 5-7 nghìn đồng/kg. Thịt gà ta làm sẵn có kiểm dịch ở miền Bắc giá phổ biến khoảng 130-140 nghìn đồng/kg, tăng 5 nghìn đồng/kg, miền Nam giá phổ biến khoảng 113-125 nghìn đồng/kg, tăng 8 nghìn đồng/kg.
Giá một số mặt hàng thuỷ hải sản như cá chép, tôm sú, cá quả….cũng tăng so với nửa đầu tháng 6/2011 nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn các mặt hàng kể trên. Giá tôm sú phổ biến 190-200 nghìn đồng/kg, tăng 10 nghìn đồng/kg; cá chép 58-75 nghìn đồng/kg, tăng 8-10 nghìn đồng/kg …
Đặc biệt là giá một số loại rau củ quả tươi tăng rất cao như bắp cải 5-8 nghìn đồng/kg, tăng 2-4 nghìn đồng/kg, khoai tây 15-17 nghìn đồng/kg, tăng 7 nghìn đồng/kg, cà chua 8-10 nghìn đồng/kg, tăng 2-3 nghìn đồng/kg… Nếu so về tỷ trọng, đây là nhóm hàng có mức tăng giá cao nhất.
Ngược lại, giá các mặt hàng thiết yếu như đường, xi măng, sắt thép, xăng dầu ổn định; giá khí hóa lỏng LPG giảm; giá thóc gạo miền Bắc ổn định, tại miền Nam giá lúa giảm, giá gạo thành phẩm xuất khẩu chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ tháng 6/2011.
Với quyền số lớn, các mặt hàng thực phẩm chắc chắn sẽ tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng này. Thông tin từ một số tỉnh công bố CPI sớm đều cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng xấp xỉ 1% hoặc cao hơn mức tăng CPI chung cả nước tháng trước.
Thông tin liên quan, theo tổng hợp số liệu được công bố, trong khoảng thời gian từ 16/6 đến 15/7, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng qua thị trường mở OMO khoảng 30 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/2 so với chu kỳ tháng từ 16/5-15/6.