Cuộc chiến giành hãng sản xuất bia Tiger đã kết thúc
Sáng nay, F&N đã đồng ý bán Asia Pacific Breweries, công ty sở hữu thương hiệu bia Tiger, cho hãng Heineken
Các cổ đông của tập đoàn Fraser & Neave (F&N) vừa chấp thuận bán cổ phần của họ trong hãng đồ uống Asia Pacific Breweries, đơn vị sở hữu thương hiệu bia Tiger, cho công ty Hà Lan Heineken.
Theo Businessweek, các cổ đông F&N đã thông qua thỏa thuận mua bán trên trong cuộc gặp diễn ra sáng 28/9 ở Singapore. Với kết quả này, hãng bia Hà Lan đã chính thức giành được quyền kiểm soát thương hiệu bia Tiger sau gần 2 tháng giằng co với tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi.
Thỏa thuận mua lại Asia Pacific Breweries không chỉ giúp Heineken kiểm soát được một trong những nhãn hiệu bia hàng đầu hiện nay là Tiger, mà còn giúp công ty Hà Lan có được "bàn đạp" chắc chắn để tiến quân mạnh hơn vào khu vực các thị trường kinh tế mới nổi đang ngày càng trở nên hấp dẫn.
Tuần trước, hôm 19/9, Heineken đã tiến gần hơn tới việc mua lại Asia Pacific Breweries khi được cả Thai Beverage và TCC Assets, hai thương hiệu nằm dưới sự sở hữu của tỷ phú Charoen, ra thông báo chung nói rằng họ ủng hộ công ty Hà Lan nắm quyền kiểm soát công ty Asia Pacific Breweries.
Đổi lại, Heineken đã cam kết sẽ không thực hiện việc chào giá mới với công ty "mẹ" của Asia Pacific Breweries là tập đoàn F&N. Trước đó, tỷ phú người Thái Lan Charoen đã chào mua toàn bộ F&N với giá 7,3 tỷ USD hòng “phá bĩnh” vụ Heineken thâu tóm toàn bộ công ty Asia Pacific Breweries.
Asia Pacific Breweries được xem là "viên ngọc sáng nhất" của F&N, đã cho ra đời nhiều thương hiệu đồ uống được ưa chuộng ở châu Á, trong đó có Tiger. Heineken nỗ lực kiểm soát Asia Pacific Breweries là nhằm vượt qua các đối thủ tại ASEAN, nơi có 600 triệu người tiêu thụ bia, và Trung Quốc.
Ngoài bia Tiger, thương hiệu có tiếng của tỷ phú Charoen là Chang Beer, thương hiệu San Miguel ở Philippines và Bintang ở Indonesia, cũng thuộc sở hữu của Asia Pacific Breweries, đang cạnh tranh một cách quyết liệt với Heineken và thương hiệu Carlsberg của Đan Mạch ở những thị trường mới nổi.
Theo Businessweek, các cổ đông F&N đã thông qua thỏa thuận mua bán trên trong cuộc gặp diễn ra sáng 28/9 ở Singapore. Với kết quả này, hãng bia Hà Lan đã chính thức giành được quyền kiểm soát thương hiệu bia Tiger sau gần 2 tháng giằng co với tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi.
Thỏa thuận mua lại Asia Pacific Breweries không chỉ giúp Heineken kiểm soát được một trong những nhãn hiệu bia hàng đầu hiện nay là Tiger, mà còn giúp công ty Hà Lan có được "bàn đạp" chắc chắn để tiến quân mạnh hơn vào khu vực các thị trường kinh tế mới nổi đang ngày càng trở nên hấp dẫn.
Tuần trước, hôm 19/9, Heineken đã tiến gần hơn tới việc mua lại Asia Pacific Breweries khi được cả Thai Beverage và TCC Assets, hai thương hiệu nằm dưới sự sở hữu của tỷ phú Charoen, ra thông báo chung nói rằng họ ủng hộ công ty Hà Lan nắm quyền kiểm soát công ty Asia Pacific Breweries.
Đổi lại, Heineken đã cam kết sẽ không thực hiện việc chào giá mới với công ty "mẹ" của Asia Pacific Breweries là tập đoàn F&N. Trước đó, tỷ phú người Thái Lan Charoen đã chào mua toàn bộ F&N với giá 7,3 tỷ USD hòng “phá bĩnh” vụ Heineken thâu tóm toàn bộ công ty Asia Pacific Breweries.
Asia Pacific Breweries được xem là "viên ngọc sáng nhất" của F&N, đã cho ra đời nhiều thương hiệu đồ uống được ưa chuộng ở châu Á, trong đó có Tiger. Heineken nỗ lực kiểm soát Asia Pacific Breweries là nhằm vượt qua các đối thủ tại ASEAN, nơi có 600 triệu người tiêu thụ bia, và Trung Quốc.
Ngoài bia Tiger, thương hiệu có tiếng của tỷ phú Charoen là Chang Beer, thương hiệu San Miguel ở Philippines và Bintang ở Indonesia, cũng thuộc sở hữu của Asia Pacific Breweries, đang cạnh tranh một cách quyết liệt với Heineken và thương hiệu Carlsberg của Đan Mạch ở những thị trường mới nổi.