Heineken không dễ thâu tóm hãng sản xuất bia Tiger
Theo giới phân tích, mức giá chào mua mà Heineken đưa ra để thâu tóm nhãn hiệu bia Tiger chưa đủ thuyết phục
Heineken dự định trả 4,1 tỷ USD cho Tập đoàn chế biến thực phẩm và đồ uống Fraser and Neave (F&N) của Singapore để thâu tóm toàn bộ Công ty bia Châu Á - Thái Bình Dương (APB - đơn vị sở hữu thương hiệu bia Tiger). Tuy nhiên, thương vụ này có vẻ không dễ thực hiện.
Hãng bia Hà Lan hiện nắm giữ 42% cổ phần của APB, trong khi F&N sở hữu 40% cổ phần. Đây sẽ là thương vụ lớn nhất của Heineken kể từ khi hãng này chào mua bộ phận sản xuất bia của Fomento Economico Mexicano (Femsa), công ty đóng chai cho hãng đồ uống Coca-Cola, với giá 7,4 tỷ USD vào năm 2010.
Theo hãng tin Bloomberg, tuy là công ty sản xuất bia lớn thứ ba thế giới (8,8% thị phần toàn cầu), song sự hiện diện của Heineken tại các thị trường mới nổi khá thấp. Nếu kế hoạch thu mua APB thành công, hãng sẽ thuận lợi trong việc mở rộng đầu tư và tiến tới chiếm lĩnh được toàn bộ thị trường bia khu vực châu Á.
Số liệu thống kê của Euromonitor International cho thấy, trong năm 2011, doanh số 615,8 tỷ USD của thị trường bia toàn cầu chủ yếu đến từ thị trường châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tại một số quốc gia châu Á như Malaysia và Indonesia, để nhận được giấy phép sản xuất bia là một vấn đề vô cùng nan giải.
Vì thế, việc thu mua lại doanh nghiệp địa phương là cách dễ dàng nhất có thể giúp hãng bia Hà Lan thực hiện được giấc mơ mở rộng đầu tư và bước chân vào các thị trường khó tính này. Việc sáp nhập không chỉ tạo ra mạng lưới phân phối rộng lớn, mà còn mang lại cho các hãng này một lợi thế lớn khi mua nguyên liệu.
Chính vì thế, Heineken đã không ngần ngại đưa ra lời chào mua cổ phiếu APB ở mức 50 Đôla Singapore/cổ phiếu và duy trì lời chào mua này cho tới ngày hôm nay. Tuy nhiên, theo giới phân tích, để có thể thâu tóm được APB, mức 50 Đôla Singapore vẫn chưa đủ để thuyết phục được F&N "nhả" ra số cổ phần của họ.
Goh Han Peng, một chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán DMG & Partners cho rằng, Heineken có thể phải nâng mức giá chào mua lên 60 Đôla Singapore/cổ phiếu, tức là cao hơn 20% so với giá giao dịch gần nhất của APB, thì mới có thể chuyển tình hình hiện nay theo hướng có lợi cho hãng bia Hà Lan.
Các chuyên gia nhận định, APB có tầm quan trọng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của F&N. Trong khi đó, Thai Beverage của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi cũng đang nuôi tham vọng gia tăng ảnh hưởng ở châu Á. Ngoài ra, Kirin Holdings với 15% cổ phần F&N cũng là trở ngại rất lớn của Heineken.
Theo giới quan sát quốc tế, cả hai đối thủ Thai Beverage và Kirin Holdings đều không muốn Heineken kiểm soát được APB. Thị phần của thương hiệu bia Tiger thuộc APB tại châu Á hiện rất lớn, trải dài từ Mông Cổ đến New Zealand. Và đó là một lợi thế lớn để F&N có thể mặc cả nâng cao giá đề nghị với Heineken.
Cũng chính bởi lý do này, Tập đoàn chế biến thực phẩm và đồ uống Fraser and Neave đã tìm cách trì hoãn thương vụ thâu tóm của Heineken, khi hoãn công bố quyết định xem xét lời đề nghị của người khổng lồ Hà Lan. Theo Reuters, Chủ tịch F&N Lee Hsien Yang đang thúc ép Heineken ra giá chào mua cao hơn.
Trước đó, trong tuyên bố đưa ra hôm 27/7, F&N cho biết, họ đã “đạt được thỏa thuận với Heineken dời thời hạn chót chấp thuận đề nghị của Heineken thêm một tuần kể từ ngày này và vào thời điểm tuyên bố được đưa ra, hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận về các điều khoản trong đề nghị của Heineken”.
Hãng bia Hà Lan hiện nắm giữ 42% cổ phần của APB, trong khi F&N sở hữu 40% cổ phần. Đây sẽ là thương vụ lớn nhất của Heineken kể từ khi hãng này chào mua bộ phận sản xuất bia của Fomento Economico Mexicano (Femsa), công ty đóng chai cho hãng đồ uống Coca-Cola, với giá 7,4 tỷ USD vào năm 2010.
Theo hãng tin Bloomberg, tuy là công ty sản xuất bia lớn thứ ba thế giới (8,8% thị phần toàn cầu), song sự hiện diện của Heineken tại các thị trường mới nổi khá thấp. Nếu kế hoạch thu mua APB thành công, hãng sẽ thuận lợi trong việc mở rộng đầu tư và tiến tới chiếm lĩnh được toàn bộ thị trường bia khu vực châu Á.
Số liệu thống kê của Euromonitor International cho thấy, trong năm 2011, doanh số 615,8 tỷ USD của thị trường bia toàn cầu chủ yếu đến từ thị trường châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tại một số quốc gia châu Á như Malaysia và Indonesia, để nhận được giấy phép sản xuất bia là một vấn đề vô cùng nan giải.
Vì thế, việc thu mua lại doanh nghiệp địa phương là cách dễ dàng nhất có thể giúp hãng bia Hà Lan thực hiện được giấc mơ mở rộng đầu tư và bước chân vào các thị trường khó tính này. Việc sáp nhập không chỉ tạo ra mạng lưới phân phối rộng lớn, mà còn mang lại cho các hãng này một lợi thế lớn khi mua nguyên liệu.
Chính vì thế, Heineken đã không ngần ngại đưa ra lời chào mua cổ phiếu APB ở mức 50 Đôla Singapore/cổ phiếu và duy trì lời chào mua này cho tới ngày hôm nay. Tuy nhiên, theo giới phân tích, để có thể thâu tóm được APB, mức 50 Đôla Singapore vẫn chưa đủ để thuyết phục được F&N "nhả" ra số cổ phần của họ.
Goh Han Peng, một chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán DMG & Partners cho rằng, Heineken có thể phải nâng mức giá chào mua lên 60 Đôla Singapore/cổ phiếu, tức là cao hơn 20% so với giá giao dịch gần nhất của APB, thì mới có thể chuyển tình hình hiện nay theo hướng có lợi cho hãng bia Hà Lan.
Các chuyên gia nhận định, APB có tầm quan trọng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của F&N. Trong khi đó, Thai Beverage của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi cũng đang nuôi tham vọng gia tăng ảnh hưởng ở châu Á. Ngoài ra, Kirin Holdings với 15% cổ phần F&N cũng là trở ngại rất lớn của Heineken.
Theo giới quan sát quốc tế, cả hai đối thủ Thai Beverage và Kirin Holdings đều không muốn Heineken kiểm soát được APB. Thị phần của thương hiệu bia Tiger thuộc APB tại châu Á hiện rất lớn, trải dài từ Mông Cổ đến New Zealand. Và đó là một lợi thế lớn để F&N có thể mặc cả nâng cao giá đề nghị với Heineken.
Cũng chính bởi lý do này, Tập đoàn chế biến thực phẩm và đồ uống Fraser and Neave đã tìm cách trì hoãn thương vụ thâu tóm của Heineken, khi hoãn công bố quyết định xem xét lời đề nghị của người khổng lồ Hà Lan. Theo Reuters, Chủ tịch F&N Lee Hsien Yang đang thúc ép Heineken ra giá chào mua cao hơn.
Trước đó, trong tuyên bố đưa ra hôm 27/7, F&N cho biết, họ đã “đạt được thỏa thuận với Heineken dời thời hạn chót chấp thuận đề nghị của Heineken thêm một tuần kể từ ngày này và vào thời điểm tuyên bố được đưa ra, hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận về các điều khoản trong đề nghị của Heineken”.