Đà Nẵng sẽ cấm xe cá nhân trên nhiều tuyến đường trung tâm
Đà Nẵng sẽ xây dựng các tuyến phố đi bộ, cấm phương tiện cá nhân đi vào một số tuyến đường trung tâm
Chiều 7/7, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng chính thức biểu quyết thông qua đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông, kiểm soát và điều tiết hợp lý các phương tiện vận tải vào trung tâm thành phố”.
Theo đề án này, Đà Nẵng sẽ xây dựng các tuyến phố đi bộ, cấm phương tiện cá nhân đi vào khu vực hai bên sông Hàn, đoạn từ cầu Rồng đến cầu sông Hàn vào ban đêm.
Đồng thời, Thành phố sẽ mở rộng nhiều tuyến phố đi bộ trên các đoạn đường nằm trong khu vực trung tâm như chợ Cồn, chợ Hàn, các đường Hùng Vương, Phan Chu Trinh, Triệu Nữ Vương, Lê Độ….
Đối với một số trục đường giao thông mà vận tải hành khách công cộng đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân, Đà Nẵng sẽ cấm phương tiện cơ giới cá nhân, cấm một số loại ôtô hoặc tất cả các loại ôtô (trừ xe buýt) hoạt động trên một làn đường nhất định để hỗ trợ cho việc vận hành của xe buýt được thuận lợi.
Cùng với đó, thành phố tiếp tục mở rộng mạng lưới vận tải hành hành khách công cộng bằng xe buýt để đảm bảo tính bao phủ, hiệu quả hệ thống, trên nguyên tắc đảm bảo trong phạm vi 500 m người dân có thể đi bộ tiếp cận sử dụng xe buýt.
Đề án này cũng nêu rõ, Đà Nẵng không xây mới các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề, không mở rộng quy mô các bệnh viện, trường học hiện có ở trung tâm thành phố; di dời các công trình tập trung đông người, kho hàng hóa ra khỏi trung tâm...nhằm hạn chế phương tiện giao thông đi vào khu vực trung tâm thành phố.
Ngoài ra, thành phố sẽ giới hạn số lượng đăng ký mới ôtô, xe máy hàng năm trên địa bàn các quận, huyện và không vượt quá một tỷ lệ nhất định so với năm trước. Sau đó, tổ chức vận động người dân giao nộp các phương tiện xe máy, môtô không đảm bảo chất lượng yêu cầu kỹ thuật; lựa chọn thời điểm thích hợp để đề xuất ngừng hẳn việc đăng ký xe máy từ năm 2028 - 2030.
Lộ trình thực hiện các giải pháp trên gồm 3 giai đoạn: Từ nay đến 2020, giai đoạn 2020 - 2025 và sau năm 2025.
Tổng nguồn vốn đầu tư là 135.823 tỷ đồng, chưa bao gồm đầu tư vào hệ thống giao thông tĩnh và cảng hàng không. Trong đó, nguồn vốn thực hiện được tổng hợp từ các nguồn vốn vay ODA, vốn ngân sách, vay vốn thương mại, các hình thức BOT và các nguồn xã hội hóa khác.
Theo đề án này, Đà Nẵng sẽ xây dựng các tuyến phố đi bộ, cấm phương tiện cá nhân đi vào khu vực hai bên sông Hàn, đoạn từ cầu Rồng đến cầu sông Hàn vào ban đêm.
Đồng thời, Thành phố sẽ mở rộng nhiều tuyến phố đi bộ trên các đoạn đường nằm trong khu vực trung tâm như chợ Cồn, chợ Hàn, các đường Hùng Vương, Phan Chu Trinh, Triệu Nữ Vương, Lê Độ….
Đối với một số trục đường giao thông mà vận tải hành khách công cộng đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân, Đà Nẵng sẽ cấm phương tiện cơ giới cá nhân, cấm một số loại ôtô hoặc tất cả các loại ôtô (trừ xe buýt) hoạt động trên một làn đường nhất định để hỗ trợ cho việc vận hành của xe buýt được thuận lợi.
Cùng với đó, thành phố tiếp tục mở rộng mạng lưới vận tải hành hành khách công cộng bằng xe buýt để đảm bảo tính bao phủ, hiệu quả hệ thống, trên nguyên tắc đảm bảo trong phạm vi 500 m người dân có thể đi bộ tiếp cận sử dụng xe buýt.
Đề án này cũng nêu rõ, Đà Nẵng không xây mới các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề, không mở rộng quy mô các bệnh viện, trường học hiện có ở trung tâm thành phố; di dời các công trình tập trung đông người, kho hàng hóa ra khỏi trung tâm...nhằm hạn chế phương tiện giao thông đi vào khu vực trung tâm thành phố.
Ngoài ra, thành phố sẽ giới hạn số lượng đăng ký mới ôtô, xe máy hàng năm trên địa bàn các quận, huyện và không vượt quá một tỷ lệ nhất định so với năm trước. Sau đó, tổ chức vận động người dân giao nộp các phương tiện xe máy, môtô không đảm bảo chất lượng yêu cầu kỹ thuật; lựa chọn thời điểm thích hợp để đề xuất ngừng hẳn việc đăng ký xe máy từ năm 2028 - 2030.
Lộ trình thực hiện các giải pháp trên gồm 3 giai đoạn: Từ nay đến 2020, giai đoạn 2020 - 2025 và sau năm 2025.
Tổng nguồn vốn đầu tư là 135.823 tỷ đồng, chưa bao gồm đầu tư vào hệ thống giao thông tĩnh và cảng hàng không. Trong đó, nguồn vốn thực hiện được tổng hợp từ các nguồn vốn vay ODA, vốn ngân sách, vay vốn thương mại, các hình thức BOT và các nguồn xã hội hóa khác.