“Đà Nẵng quá vất vả vì câu chuyện Sơn Trà”
Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng cho phép thành phố tổ chức rà soát và làm việc với các nhà đầu tư trong 20 ngày tới
UBND thành phố Đà Nẵng vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến quy hoạch tổng thể phát triển khu Du lịch quốc gia Sơn Trà đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Điều đáng nói, tại cuộc họp với các sở ngành ngày 1/6, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã phải than thở rằng: Trong những ngày qua, Đà Nẵng đã quá “vất vả” với truyền thông, dư luận về câu chuyện quy hoạch bán đảo Sơn Trà, trong đó nổi lên là việc xây dựng các dự án.
Chủ tịch Đà Nẵng cho hay, hiện nơi đây có 25 dự án, trong đó có 18 dự án đầu tư phát triển du lịch có lưu trú cho nhà đầu tư trong nước được thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư từ trước năm 2012.
Tính đến nay, có 11/18 dự án du lịch đã ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích khoảng 344 ha. Có 3 dự án đã đầu tư hoặc đầu tư hoàn chỉnh một phần và đưa vào hoạt động với tổng số phòng là 253 phòng; 1 dự án đang triển khai và chưa hoàn thành là dự án khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa; 3 dự án đã triển khai một phần, đang tạm dừng; 11 dự án chưa triển khai.
Việc tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ ảnh hưởng đến các dự án tại khu vực bán đảo Sơn Trà, do vậy, Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng cho phép thành phố tổ chức rà soát và làm việc với các nhà đầu tư trong 20 ngày tới.
Trong khi đó, tại báo cáo Thủ tướng, UBND thành phố cho biết, bán đảo Sơn Trà có tầm quan trọng đặc biệt với thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung về an ninh, quốc phòng. Với diện tích tự nhiên 4.439 ha, độ cao trung bình 350 m, đỉnh cao nhất gần 700 m, Sơn Trà là tổng hòa của hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền biển. Sơn Trà có một hệ sinh thái đa dạng, với gần 1.000 loài thực vật và hàng trăm loài động vật có xương sống ở trên cạn, trong đó có hàng chục loài quý hiếm, nguy cấp thuộc Sách Đỏ, nổi bật nhất là voọc chà vá chân nâu.
Về kinh tế, khu vực bán đảo Sơn Trà có vai trò quan trọng là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông - Tây với cảng Tiên Sa (cảng loại 1). Sau khi cảng Liên Chiểu hoàn thành, cảng Tiên Sa có khả năng sẽ được chuyển công năng sang cảng phục vụ du lịch.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng các dự án bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định, đặc biệt về an ninh, quốc phòng với công trình xây dựng ở độ cao dưới 200m so với mặt nước biển và không có nhà đầu tư nước ngoài. Các dự án này được khống chế mật độ xây dựng không quá 10%, tương ứng diện tích khoảng 122,2ha, chỉ chiếm khoảng 2,75% diện tích bán đảo Sơn Trà.
Lãnh đạo Đà Nẵng yêu cầu trong vòng một tháng, các sở, ban, ngành phải sớm hoàn thành rà soát và làm việc với các nhà đầu tư tại Sơn Trà để báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.
Về những kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Đà Nẵng có quan điểm:
Với kiến nghị “giữ nguyên hiện trạng, không xây mới các cơ sở lưu trú ở Sơn Trà, bởi công suất buồng phòng các khách sạn hiện nay mới chỉ đạt khoảng 50%”, UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng, để đón được 15 triệu lượt khách lưu trú một năm đến năm 2030 theo công suất buồng thực tế thì TP Đà Nẵng cần có gần 58.000 buồng phòng. Đến nay, tại bán đảo Sơn Trà đã có 253 buồng phòng của một số dự án đưa vào hoạt động, một số dự án đang xây dựng, do đó việc kiến nghị giữ nguyên hiện trạng là chưa phù hợp.
Về ý kiến chỉ quy hoạch Sơn Trà thành nơi tham quan giải trí để bảo tồn cảnh quan tự nhiên với sự đòi hỏi nghiêm ngặt về quy chế ứng xử của du khách, hạn chế tối đa việc sử dụng phương tiện cơ giới lưu thông gây tiếng ồn và ô nhiễm, UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng, quy hoạch khu du lịch quốc gia Sơn Trà với nhiều chức năng: tham quan, vui chơi, giải trí, lưu trú, ngắm cảnh, nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên... tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn mà vẫn bảo đảm yếu tố bảo tồn thiên nhiên nếu có các giải pháp tốt về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và quy chế quản lý chặt chẽ. Việc hạn chế phương tiện cơ giới lưu thông gây tiếng ồn và ô nhiễm có thực hiện được bằng nhiều giải pháp tổ chức quản lý.
Với kiến nghị hạn chế triển khai các dự án ở thềm bờ biển tiếp giáp với núi Sơn Trà làm tăng nguy cơ phá hủy rặng san hô ven bờ, làm thay đổi dòng hải lưu, phá hủy bờ biển, ảnh hưởng kinh tế xã hội của dân cư, UBND thành phố Đà Nẵng ghi nhận ý kiến này. Trong quá trình triển khai quy hoạch chung xây dựng khu vực bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng sẽ nghiên cứu lồng ghép một cách phù hợp.
Về kiến nghị hợp nhất khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà và vùng biển xung quanh đến Nam Hải Vân để hình thành khu dự trữ sinh quyển quốc tế như mô hình khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm của Hội An nhằm mục đích bảo tồn cả hệ sinh thái trên cạn lẫn dưới nước, UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng, vấn đề này cần phải được xem xét, nghiên cứu một cách khoa học. Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học có liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 30/8 tới.
Trước đó, tại cuộc họp liên quan đến quy hoạch Sơn Trà, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị trong 3 tháng tới chưa triển khai quy hoạch này để tiếp thu ý kiến hoàn toàn khách quan.
Điều đáng nói, tại cuộc họp với các sở ngành ngày 1/6, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã phải than thở rằng: Trong những ngày qua, Đà Nẵng đã quá “vất vả” với truyền thông, dư luận về câu chuyện quy hoạch bán đảo Sơn Trà, trong đó nổi lên là việc xây dựng các dự án.
Chủ tịch Đà Nẵng cho hay, hiện nơi đây có 25 dự án, trong đó có 18 dự án đầu tư phát triển du lịch có lưu trú cho nhà đầu tư trong nước được thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư từ trước năm 2012.
Tính đến nay, có 11/18 dự án du lịch đã ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích khoảng 344 ha. Có 3 dự án đã đầu tư hoặc đầu tư hoàn chỉnh một phần và đưa vào hoạt động với tổng số phòng là 253 phòng; 1 dự án đang triển khai và chưa hoàn thành là dự án khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa; 3 dự án đã triển khai một phần, đang tạm dừng; 11 dự án chưa triển khai.
Việc tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ ảnh hưởng đến các dự án tại khu vực bán đảo Sơn Trà, do vậy, Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng cho phép thành phố tổ chức rà soát và làm việc với các nhà đầu tư trong 20 ngày tới.
Trong khi đó, tại báo cáo Thủ tướng, UBND thành phố cho biết, bán đảo Sơn Trà có tầm quan trọng đặc biệt với thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung về an ninh, quốc phòng. Với diện tích tự nhiên 4.439 ha, độ cao trung bình 350 m, đỉnh cao nhất gần 700 m, Sơn Trà là tổng hòa của hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền biển. Sơn Trà có một hệ sinh thái đa dạng, với gần 1.000 loài thực vật và hàng trăm loài động vật có xương sống ở trên cạn, trong đó có hàng chục loài quý hiếm, nguy cấp thuộc Sách Đỏ, nổi bật nhất là voọc chà vá chân nâu.
Về kinh tế, khu vực bán đảo Sơn Trà có vai trò quan trọng là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông - Tây với cảng Tiên Sa (cảng loại 1). Sau khi cảng Liên Chiểu hoàn thành, cảng Tiên Sa có khả năng sẽ được chuyển công năng sang cảng phục vụ du lịch.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng các dự án bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định, đặc biệt về an ninh, quốc phòng với công trình xây dựng ở độ cao dưới 200m so với mặt nước biển và không có nhà đầu tư nước ngoài. Các dự án này được khống chế mật độ xây dựng không quá 10%, tương ứng diện tích khoảng 122,2ha, chỉ chiếm khoảng 2,75% diện tích bán đảo Sơn Trà.
Lãnh đạo Đà Nẵng yêu cầu trong vòng một tháng, các sở, ban, ngành phải sớm hoàn thành rà soát và làm việc với các nhà đầu tư tại Sơn Trà để báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.
Về những kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Đà Nẵng có quan điểm:
Với kiến nghị “giữ nguyên hiện trạng, không xây mới các cơ sở lưu trú ở Sơn Trà, bởi công suất buồng phòng các khách sạn hiện nay mới chỉ đạt khoảng 50%”, UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng, để đón được 15 triệu lượt khách lưu trú một năm đến năm 2030 theo công suất buồng thực tế thì TP Đà Nẵng cần có gần 58.000 buồng phòng. Đến nay, tại bán đảo Sơn Trà đã có 253 buồng phòng của một số dự án đưa vào hoạt động, một số dự án đang xây dựng, do đó việc kiến nghị giữ nguyên hiện trạng là chưa phù hợp.
Về ý kiến chỉ quy hoạch Sơn Trà thành nơi tham quan giải trí để bảo tồn cảnh quan tự nhiên với sự đòi hỏi nghiêm ngặt về quy chế ứng xử của du khách, hạn chế tối đa việc sử dụng phương tiện cơ giới lưu thông gây tiếng ồn và ô nhiễm, UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng, quy hoạch khu du lịch quốc gia Sơn Trà với nhiều chức năng: tham quan, vui chơi, giải trí, lưu trú, ngắm cảnh, nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên... tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn mà vẫn bảo đảm yếu tố bảo tồn thiên nhiên nếu có các giải pháp tốt về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và quy chế quản lý chặt chẽ. Việc hạn chế phương tiện cơ giới lưu thông gây tiếng ồn và ô nhiễm có thực hiện được bằng nhiều giải pháp tổ chức quản lý.
Với kiến nghị hạn chế triển khai các dự án ở thềm bờ biển tiếp giáp với núi Sơn Trà làm tăng nguy cơ phá hủy rặng san hô ven bờ, làm thay đổi dòng hải lưu, phá hủy bờ biển, ảnh hưởng kinh tế xã hội của dân cư, UBND thành phố Đà Nẵng ghi nhận ý kiến này. Trong quá trình triển khai quy hoạch chung xây dựng khu vực bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng sẽ nghiên cứu lồng ghép một cách phù hợp.
Về kiến nghị hợp nhất khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà và vùng biển xung quanh đến Nam Hải Vân để hình thành khu dự trữ sinh quyển quốc tế như mô hình khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm của Hội An nhằm mục đích bảo tồn cả hệ sinh thái trên cạn lẫn dưới nước, UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng, vấn đề này cần phải được xem xét, nghiên cứu một cách khoa học. Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học có liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 30/8 tới.
Trước đó, tại cuộc họp liên quan đến quy hoạch Sơn Trà, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị trong 3 tháng tới chưa triển khai quy hoạch này để tiếp thu ý kiến hoàn toàn khách quan.