Đại biểu Quốc hội góp ý văn kiện Đại hội: Đôi khi “ý dân lòng Đảng”
Nhiều vị đại biểu Quốc hội đã thể hiện sự băn khoăn trước không ít vấn đề được cho là “chưa đủ thuyết phục”
Góp ý dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XI của Đảng tại phiên họp tổ sáng nay (28/10), nhiều vị đại biểu Quốc hội đã thể hiện sự băn khoăn trước không ít vấn đề được cho là “chưa đủ thuyết phục”, hoặc “chưa đủ gần dân”.
Ý Đảng lòng dân và “ý dân lòng Đảng”
Với tư cách là người ngoài Đảng, đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu: khi nhấn mạnh vai trò Đảng lãnh đạo tuyệt đối, thì đồng thời Đảng cũng phải chịu trách nhiệm tuyệt đối, hai điều này phải đi đôi với nhau, chứ không thể chỉ nghĩ một chiều.
“Tất cả những gì diễn ra trong đời sống hiện nay Đảng phải coi đó là thành tựu của mình hoặc là thất bại của mình. Tôi cảm thấy điều đó chưa thể hiện được ở văn kiện này, Chúng ta chỉ nói nhiều đến thành tựu, mà thành tựu có thực, nhưng chưa nói đến trách nhiệm của Đảng với sai sót”, đại biểu Quốc nói.
Dẫn câu chuyện về phòng chống tham nhũng, đại biểu Quốc cho rằng, về lý thuyết thì chống tham nhũng ở Việt Nam là dễ nhất thế giới, vì tham nhũng gắn liền với quyền lực. Mà trong cơ chế hiện nay hầu như cứ có chút quyền đều phải là Đảng viên, vì thế chỉ cần nêu cao tính gương mẫu của Đảng viên là chống được tham nhũng. Vậy nên nếu nói “tham nhũng còn thế này thế kia” thì trách nhiệm cao nhất thuộc về Đảng chứ không thể đổ lỗi cho xã hội được.
“Phải thấy trách nhiệm tuyệt đối của đảng về tất cả những thành tựu và không thành công, kể cả những tiêu cực xã hội”, đại biểu Quốc tiếp tục khẳng định quan điểm. Theo vị đại biểu này, Quốc hội với 92% đại biểu là đảng viên, thì tất cả những gì giám sát sai, không chuẩn thì cũng phải thấy trách nhiệm của mình.
Một điều nữa, theo nhà sử học Dương Trung Quốc thì “rất đáng bàn” chính là nghệ thuật lãnh đạo. "Nếu không nâng cao nghệ thuật lãnh đạo thì sẽ rất dễ đi đến chỗ duy ý chí, xa rời quần chúng". Nhà sử học này cho rằng, nhiều đảng viên bây giờ là người có quyền lực trong tay, nếu sử dụng quyền lực đúng thì mang lại niềm tin cho dân, còn không đúng thì mất niềm tin của dân.
Lâu nay vẫn nói “lòng dân ý Đảng”, nhưng đôi khi cũng phải là "ý dân lòng Đảng" chứ, vì có rất nhiều sáng tạo của quần chúng, từ quần chúng mà ra, đại biểu Quốc góp ý.
Nhiều nội dung chưa rõ ràng
Một số vị đại biểu cho rằng, tại dự thảo văn kiện, nhiều lý luận chưa rõ ràng. Ví dụ đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp thì nội hàm là thế nào cũng chưa rõ, chỉ có vài tỷ lệ về lý thuyết mà thực ra đã lỗi thời.
Đại biểu Nguyễn Hữu Hùng bày tỏ băn khoăn về “nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì cần đạt được chỉ tiêu gì, mục tiêu của nền công nghiệp hiện đại sẽ đạt được đến đâu?
Cũng liên quan đến nội dung này, đại biểu Phạm Quốc Anh lo lắng, không biết làm thế nào để “cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại trong tình trạng thế này”.
Đề cập từ khía cạnh khác, cho rằng con số mà nông dân lãi (30%) nhờ trồng lúa Chính phủ nói không chính xác vì còn phải trừ rất nhiều chi phí vật tư nông nghiệp, đại biểu Lê Dũng nhấn mạnh: đời sống nông dân và người trồng lúa chưa được cải thiện nhiều, trong khi Việt Nam đã là nước xuất khẩu gạo có thứ hạng cao trên thế giới.
Và ông đề nghị, nên điều chỉnh chiến lược nông nghiệp, chỉ giữ diện tích trồng lúa đủ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chuyển sang trồng cây gì lợi ích cao hơn trồng lúa, có chính sách ưu tiên đầu tư cho vùng trồng lúa.
Cũng theo đại biểu Dũng, văn kiện xác định phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, qua mỗi lần Đại hội đều nói vấn đề này, nào là quốc nạn, giặc nội xâm… nhưng tại sao tham nhũng không giảm, mất ngày càng nhiều hơn: mất tiền của, mất cán bộ, mất niềm tin.
Tại sao tập trung như vậy, quan tâm như vậy mà hiệu quả chưa đạt được như mong muốn, từ đó đặt ra chiến lược phòng chống tham nhũng thế nào? Nhiệm kỳ tới phải có giải pháp phù hợp, quyết liệt hơn, đại biểu Dũng đề nghị.
Ý Đảng lòng dân và “ý dân lòng Đảng”
Với tư cách là người ngoài Đảng, đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu: khi nhấn mạnh vai trò Đảng lãnh đạo tuyệt đối, thì đồng thời Đảng cũng phải chịu trách nhiệm tuyệt đối, hai điều này phải đi đôi với nhau, chứ không thể chỉ nghĩ một chiều.
“Tất cả những gì diễn ra trong đời sống hiện nay Đảng phải coi đó là thành tựu của mình hoặc là thất bại của mình. Tôi cảm thấy điều đó chưa thể hiện được ở văn kiện này, Chúng ta chỉ nói nhiều đến thành tựu, mà thành tựu có thực, nhưng chưa nói đến trách nhiệm của Đảng với sai sót”, đại biểu Quốc nói.
Dẫn câu chuyện về phòng chống tham nhũng, đại biểu Quốc cho rằng, về lý thuyết thì chống tham nhũng ở Việt Nam là dễ nhất thế giới, vì tham nhũng gắn liền với quyền lực. Mà trong cơ chế hiện nay hầu như cứ có chút quyền đều phải là Đảng viên, vì thế chỉ cần nêu cao tính gương mẫu của Đảng viên là chống được tham nhũng. Vậy nên nếu nói “tham nhũng còn thế này thế kia” thì trách nhiệm cao nhất thuộc về Đảng chứ không thể đổ lỗi cho xã hội được.
“Phải thấy trách nhiệm tuyệt đối của đảng về tất cả những thành tựu và không thành công, kể cả những tiêu cực xã hội”, đại biểu Quốc tiếp tục khẳng định quan điểm. Theo vị đại biểu này, Quốc hội với 92% đại biểu là đảng viên, thì tất cả những gì giám sát sai, không chuẩn thì cũng phải thấy trách nhiệm của mình.
Một điều nữa, theo nhà sử học Dương Trung Quốc thì “rất đáng bàn” chính là nghệ thuật lãnh đạo. "Nếu không nâng cao nghệ thuật lãnh đạo thì sẽ rất dễ đi đến chỗ duy ý chí, xa rời quần chúng". Nhà sử học này cho rằng, nhiều đảng viên bây giờ là người có quyền lực trong tay, nếu sử dụng quyền lực đúng thì mang lại niềm tin cho dân, còn không đúng thì mất niềm tin của dân.
Lâu nay vẫn nói “lòng dân ý Đảng”, nhưng đôi khi cũng phải là "ý dân lòng Đảng" chứ, vì có rất nhiều sáng tạo của quần chúng, từ quần chúng mà ra, đại biểu Quốc góp ý.
Nhiều nội dung chưa rõ ràng
Một số vị đại biểu cho rằng, tại dự thảo văn kiện, nhiều lý luận chưa rõ ràng. Ví dụ đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp thì nội hàm là thế nào cũng chưa rõ, chỉ có vài tỷ lệ về lý thuyết mà thực ra đã lỗi thời.
Đại biểu Nguyễn Hữu Hùng bày tỏ băn khoăn về “nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì cần đạt được chỉ tiêu gì, mục tiêu của nền công nghiệp hiện đại sẽ đạt được đến đâu?
Cũng liên quan đến nội dung này, đại biểu Phạm Quốc Anh lo lắng, không biết làm thế nào để “cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại trong tình trạng thế này”.
Đề cập từ khía cạnh khác, cho rằng con số mà nông dân lãi (30%) nhờ trồng lúa Chính phủ nói không chính xác vì còn phải trừ rất nhiều chi phí vật tư nông nghiệp, đại biểu Lê Dũng nhấn mạnh: đời sống nông dân và người trồng lúa chưa được cải thiện nhiều, trong khi Việt Nam đã là nước xuất khẩu gạo có thứ hạng cao trên thế giới.
Và ông đề nghị, nên điều chỉnh chiến lược nông nghiệp, chỉ giữ diện tích trồng lúa đủ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chuyển sang trồng cây gì lợi ích cao hơn trồng lúa, có chính sách ưu tiên đầu tư cho vùng trồng lúa.
Cũng theo đại biểu Dũng, văn kiện xác định phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, qua mỗi lần Đại hội đều nói vấn đề này, nào là quốc nạn, giặc nội xâm… nhưng tại sao tham nhũng không giảm, mất ngày càng nhiều hơn: mất tiền của, mất cán bộ, mất niềm tin.
Tại sao tập trung như vậy, quan tâm như vậy mà hiệu quả chưa đạt được như mong muốn, từ đó đặt ra chiến lược phòng chống tham nhũng thế nào? Nhiệm kỳ tới phải có giải pháp phù hợp, quyết liệt hơn, đại biểu Dũng đề nghị.