Đại biểu Quốc hội tự “chấm điểm” bản thân năm 2013
Các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách đều được yêu cầu tự đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong năm 2013
Dù chưa có tiêu chí cụ thể, nhưng các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách ở cả Trung ương và địa phương đều được yêu cầu tự đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Cách đây ít ngày, Ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đã có công văn đề nghị các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách báo cáo kết quả hoạt động năm 2013.
Theo mẫu phiếu gửi kèm công văn này, nội dung báo cáo gồm những kết quả chính mà đại biểu đã đạt được trong năm qua, những việc chưa làm được trong chương trình công tác đã đề ra. Từng người cũng được đề nghị nêu rõ thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của mình, đồng thời nêu phương hướng, dự kiến chương trình hoạt động trong năm 2014 cùng những sáng kiến, đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Phần tự đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân có bốn mức để đại biểu lựa chọn, gồm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và chưa hoàn thành nhiệm vụ (tương tự bốn mức xếp loại đảng viên hiện nay - PV).
Các vị hoạt động chuyên trách ở cơ quan lập pháp còn được đề nghị thống kê hàng loạt số liệu về số lần tiếp xúc cử tri, tham gia đoàn giám sát, chất vấn văn bản, chất vấn trực tiếp, tham gia phát biểu thảo luận tại tổ, hội trường. Thông tin về số lần tiếp công dân, số đơn thư của công dân đã đôn đốc, giải quyết, việc tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề, sáng kiến pháp luật đã trình, tham gia nghiên cứu khoa học, các hoạt động chính trị, xã hội ở địa phương cũng nằm trong nội dung cần báo cáo.
Để báo cáo có thêm trọng lượng, các vị trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được đề nghị nhận xét phần tự đánh giá của đại biểu chuyên trách địa phương. Đối với trường hợp đại biểu chuyên trách giữ chức trưởng đoàn thì cần có nhận xét, đánh giá của tập thể đoàn đại biểu Quốc hội.
Tương tự, bản tự đánh giá của các đại biểu chuyên trách Trung ương cũng được đề nghị phải có nhận xét của thường trực các cơ quan của Quốc hội, nơi đại biểu đó đang công tác.
Theo tìm hiểu của người viết thì đây là năm thứ hai liên tiếp các vị đại biểu chuyên trách được đề nghị tự “chấm điểm” hoạt động của mình. Tuy nhiên, chỉ đến lần này mới có nội dung xếp loại thực hiện nhiệm vụ theo bốn mức như đã nói trên.
Khẳng định sự cần thiết đánh giá hiệu quả hoạt động của đại biểu dân cử, song một số vị đại biểu đang công tác ở cả Trung ương và địa phương cho rằng cách đánh giá này vẫn thiên về định tính nhiều hơn là định lượng.
Bởi, cho đến lúc này vẫn chưa có bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội nói chung và đại biểu chuyên trách nói riêng.
Vào tháng 8/2013, Báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của đại biểu và các đoàn đại biểu Quốc hội 6 tháng đầu năm 2013, Ban Công tác đại biểu cũng đã phản ánh kiến nghị của chính các vị đại biểu Quốc hội về sớm chỉ đạo xây dựng và ban hành bộ tiêu chí làm cơ sở để nhận xét, đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu chuyên trách.
Đến nay, vì kiến nghị này vẫn chưa thành hiện thực nên một số vị đại biểu khi trao đổi với VnEconomy đều cho biết rất băn khoăn khi nhận được yêu cầu tự xếp loại.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, bà Trương Thị Huệ cho rằng, nếu có tiêu chí kèm theo số điểm cụ thể và quy định số điểm tương ứng với mức hoàn thành nhiệm vụ thì cho dù không hoàn toàn chính xác cũng đỡ “làm khó” cho đại biểu hơn. Bởi khối lượng công việc của đại biểu chuyên trách là rất đồ sộ, ngoài các kỳ họp của Quốc hội, hội đồng dân tộc và các ủy ban còn tham gia giám sát, tiếp dân, đôn đốc giải quyết kiến nghị của cử tri…
Bên cạnh đó, quy định trường hợp đại biểu chuyên trách giữ chức trưởng đoàn thì cần có nhận xét, đánh giá của tập thể đoàn đại biểu Quốc hội, với thời hạn 15/1 phải gửi lại phiếu đánh giá cho Ban Công tác đại biểu, theo bà Huệ cũng khó khả thi. Vì mỗi đoàn đại biểu Quốc hội đều có cơ cấu một số đại biểu ở Trung ương hoạt động kiêm nhiệm nên lấy ý kiến của tập thể là không hề đơn giản.
Được hỏi ý kiến về bốn mức xếp loại, bà Huệ cho rằng số đại biểu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, theo quan điểm cá nhân bà là rất ít,có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi. Bởi bên cạnh nhiều ý kiến được tiếp thu vào các dự án luật, các vấn đề được bản thảo tại mỗi kỳ họp, thì đại biểu đó phải dũng cảm dấn thân vào các vấn đề khó, nhạy cảm, không chỉ thể hiện chính kiến của mình mà còn phải thuyết phục được nhiều đại biểu khác nữa.
Còn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, theo đại biểu Huệ cũng là rất khó, bởi không ít vị đại biểu thậm chí chưa từng một lần phát biểu từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Và như thế, khó có thể nói là hoàn thành tốt nhiệm vụ của người đại diện cho dân được.
Với phân tích tham gia thảo luận chỉ là một phần công việc của đại biểu, song Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng để “đo” hiệu quả hoạt động của đại biểu chuyên trách là không hề đơn giản. Bởi, công việc của đại biểu rất đặc thù.
Theo đại biểu Hùng, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi vị đại biểu chuyên trách là rất cần thiết, nhưng cần có bộ tiêu chí đặc thù, và trước khi ban hành cần lấy ý kiến của cử tri. Bởi cử tri chính là người bầu, giám sát và đánh giá hoạt động của mỗi vị đại diện cho mình.
Kết quả xếp loại, theo đại biểu Hùng và một số ý kiến khác thì cũng nên được công khai, có thể ban đầu là ở nội bộ Quốc hội, khi đã có bộ tiêu chí đánh giá hoàn thiện thì nên công bố rộng rãi cho cử tri biết.
Có thể, các vị đại biểu được cử tri đánh giá cao nhất lại không hoạt động chuyên trách. Dừng ở các vị chuyên trách thì việc đánh giá nếu chính xác cũng chỉ phản ánh hoạt động của khoảng một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đương nhiệm. Nhưng không khó để nhận thấy, ngay trong số các vị chuyên trách này một số cái tên cũng rất hiếm và có thể chưa một lần xuất hiện tại bảng đăng ký phát biểu, chất vấn, hay thậm chí là chất vấn bằng văn bản.
Mà, nói như một vị đại biểu đương nhiệm thì “nếu 60% đại biểu Quốc hội hoàn thành tốt nhiệm vụ thì tình hình đất nước sẽ khác”. Vậy nên, dù còn bất cập, việc đánh giá hiệu quả hoạt động vẫn rất nên làm?
Cách đây ít ngày, Ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đã có công văn đề nghị các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách báo cáo kết quả hoạt động năm 2013.
Theo mẫu phiếu gửi kèm công văn này, nội dung báo cáo gồm những kết quả chính mà đại biểu đã đạt được trong năm qua, những việc chưa làm được trong chương trình công tác đã đề ra. Từng người cũng được đề nghị nêu rõ thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của mình, đồng thời nêu phương hướng, dự kiến chương trình hoạt động trong năm 2014 cùng những sáng kiến, đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Phần tự đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân có bốn mức để đại biểu lựa chọn, gồm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và chưa hoàn thành nhiệm vụ (tương tự bốn mức xếp loại đảng viên hiện nay - PV).
Các vị hoạt động chuyên trách ở cơ quan lập pháp còn được đề nghị thống kê hàng loạt số liệu về số lần tiếp xúc cử tri, tham gia đoàn giám sát, chất vấn văn bản, chất vấn trực tiếp, tham gia phát biểu thảo luận tại tổ, hội trường. Thông tin về số lần tiếp công dân, số đơn thư của công dân đã đôn đốc, giải quyết, việc tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề, sáng kiến pháp luật đã trình, tham gia nghiên cứu khoa học, các hoạt động chính trị, xã hội ở địa phương cũng nằm trong nội dung cần báo cáo.
Để báo cáo có thêm trọng lượng, các vị trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được đề nghị nhận xét phần tự đánh giá của đại biểu chuyên trách địa phương. Đối với trường hợp đại biểu chuyên trách giữ chức trưởng đoàn thì cần có nhận xét, đánh giá của tập thể đoàn đại biểu Quốc hội.
Tương tự, bản tự đánh giá của các đại biểu chuyên trách Trung ương cũng được đề nghị phải có nhận xét của thường trực các cơ quan của Quốc hội, nơi đại biểu đó đang công tác.
Theo tìm hiểu của người viết thì đây là năm thứ hai liên tiếp các vị đại biểu chuyên trách được đề nghị tự “chấm điểm” hoạt động của mình. Tuy nhiên, chỉ đến lần này mới có nội dung xếp loại thực hiện nhiệm vụ theo bốn mức như đã nói trên.
Khẳng định sự cần thiết đánh giá hiệu quả hoạt động của đại biểu dân cử, song một số vị đại biểu đang công tác ở cả Trung ương và địa phương cho rằng cách đánh giá này vẫn thiên về định tính nhiều hơn là định lượng.
Bởi, cho đến lúc này vẫn chưa có bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội nói chung và đại biểu chuyên trách nói riêng.
Vào tháng 8/2013, Báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của đại biểu và các đoàn đại biểu Quốc hội 6 tháng đầu năm 2013, Ban Công tác đại biểu cũng đã phản ánh kiến nghị của chính các vị đại biểu Quốc hội về sớm chỉ đạo xây dựng và ban hành bộ tiêu chí làm cơ sở để nhận xét, đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu chuyên trách.
Đến nay, vì kiến nghị này vẫn chưa thành hiện thực nên một số vị đại biểu khi trao đổi với VnEconomy đều cho biết rất băn khoăn khi nhận được yêu cầu tự xếp loại.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, bà Trương Thị Huệ cho rằng, nếu có tiêu chí kèm theo số điểm cụ thể và quy định số điểm tương ứng với mức hoàn thành nhiệm vụ thì cho dù không hoàn toàn chính xác cũng đỡ “làm khó” cho đại biểu hơn. Bởi khối lượng công việc của đại biểu chuyên trách là rất đồ sộ, ngoài các kỳ họp của Quốc hội, hội đồng dân tộc và các ủy ban còn tham gia giám sát, tiếp dân, đôn đốc giải quyết kiến nghị của cử tri…
Bên cạnh đó, quy định trường hợp đại biểu chuyên trách giữ chức trưởng đoàn thì cần có nhận xét, đánh giá của tập thể đoàn đại biểu Quốc hội, với thời hạn 15/1 phải gửi lại phiếu đánh giá cho Ban Công tác đại biểu, theo bà Huệ cũng khó khả thi. Vì mỗi đoàn đại biểu Quốc hội đều có cơ cấu một số đại biểu ở Trung ương hoạt động kiêm nhiệm nên lấy ý kiến của tập thể là không hề đơn giản.
Được hỏi ý kiến về bốn mức xếp loại, bà Huệ cho rằng số đại biểu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, theo quan điểm cá nhân bà là rất ít,có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi. Bởi bên cạnh nhiều ý kiến được tiếp thu vào các dự án luật, các vấn đề được bản thảo tại mỗi kỳ họp, thì đại biểu đó phải dũng cảm dấn thân vào các vấn đề khó, nhạy cảm, không chỉ thể hiện chính kiến của mình mà còn phải thuyết phục được nhiều đại biểu khác nữa.
Còn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, theo đại biểu Huệ cũng là rất khó, bởi không ít vị đại biểu thậm chí chưa từng một lần phát biểu từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Và như thế, khó có thể nói là hoàn thành tốt nhiệm vụ của người đại diện cho dân được.
Với phân tích tham gia thảo luận chỉ là một phần công việc của đại biểu, song Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng để “đo” hiệu quả hoạt động của đại biểu chuyên trách là không hề đơn giản. Bởi, công việc của đại biểu rất đặc thù.
Theo đại biểu Hùng, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi vị đại biểu chuyên trách là rất cần thiết, nhưng cần có bộ tiêu chí đặc thù, và trước khi ban hành cần lấy ý kiến của cử tri. Bởi cử tri chính là người bầu, giám sát và đánh giá hoạt động của mỗi vị đại diện cho mình.
Kết quả xếp loại, theo đại biểu Hùng và một số ý kiến khác thì cũng nên được công khai, có thể ban đầu là ở nội bộ Quốc hội, khi đã có bộ tiêu chí đánh giá hoàn thiện thì nên công bố rộng rãi cho cử tri biết.
Có thể, các vị đại biểu được cử tri đánh giá cao nhất lại không hoạt động chuyên trách. Dừng ở các vị chuyên trách thì việc đánh giá nếu chính xác cũng chỉ phản ánh hoạt động của khoảng một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đương nhiệm. Nhưng không khó để nhận thấy, ngay trong số các vị chuyên trách này một số cái tên cũng rất hiếm và có thể chưa một lần xuất hiện tại bảng đăng ký phát biểu, chất vấn, hay thậm chí là chất vấn bằng văn bản.
Mà, nói như một vị đại biểu đương nhiệm thì “nếu 60% đại biểu Quốc hội hoàn thành tốt nhiệm vụ thì tình hình đất nước sẽ khác”. Vậy nên, dù còn bất cập, việc đánh giá hiệu quả hoạt động vẫn rất nên làm?