“Dân đã quyết thì không cơ quan nào có quyền thay đổi”
Căng thẳng đến tận phút cuối của phiên thảo luận là quy định về kết quả trưng cầu ý dân
Những vấn đề nào cần trưng cầu ý dân, giá trị pháp lý của kết quả trưng cầu như thế nào, ai có quyền đề nghị và điều kiện ra sao…, hàng loạt câu hỏi vẫn rối bời khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Trưng cầu ý dân.
Đây là dự án do Hội Luật gia Việt Nam trình, và hồ sơ còn thiếu ý kiến của Chính phủ.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu rõ: “Trưng cầu ý dân tuy đã được ghi nhận trong Hiến pháp từ năm 1946, nhưng ở nước ta hình thức này chưa được thực hiện trên thực tế.”
Căng thẳng đến tận phút cuối phiên thảo luận là quy định về kết quả trưng cầu ý dân.
Dự thảo luật trình hai phương án về vấn đề này. Theo phương án một thì cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá nửa tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu. Phương án trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành.
Với phương án hai, ngoài các điều kiện như phương án một, phương án này bổ sung quy định đối với trưng cầu ý dân về Hiến pháp thì cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá 2/3 tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu và phương án được quá 2/3 số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành
Và Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố kết quả trưng cầu ý dân chậm nhất mười lăm ngày kể từ ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến cho rằng để bảo đảm tính pháp lý của kết quả trưng cầu ý dân, đề nghị Quốc hội phải ra nghị quyết xác nhận kết quả trưng cầu ý dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố.
Tuy nhiên, ý kiến khác lại cho rằng, Hiến pháp đã giao thẩm quyền tổ chức trưng cầu ý dân cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nên khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố kết quả trưng cầu ý dân tức là đã bảo đảm tính khách quan, hợp pháp của hoạt động này.
Mặt khác, vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân đã được người dân lựa chọn, quyết định theo ý chí của họ nên cơ quan nhà nước phải tôn trọng và thực hiện. Do vậy, Quốc hội không cần thiết phải ra nghị quyết xác nhận kết quả trưng cầu ý dân.
Không đồng ý với quy định tại dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải báo cáo với Quốc hội tại kỳ hop gần nhất để Quốc hội xem xét thảo luận và ra nghị quyết công nhận kết quả trưng cầu ý dân và có hiệu lực từ ngày nào sẽ thể hiện ở nghị quyết của Quốc hội.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu không chỉ tóm lại các ý chính mà còn thể hiện chính kiến cá nhân.
Theo ông, giá trị pháp lý của việc lấy ý kiến nhân dân và trưng cầu ý dân là khác nhau.
Trưng cầu dân ý quyền dân chủ trực tiếp, chủ quyền của nhân dân, khi nhân dân đã biểu quyết đa số rồi thì đó là quyết định không có cơ quan nào có quyền phủ quyết, còn giám sát để xem cuộc trưng cầu ý dân đó có hợp Hiến hợp pháp hay không là việc khác.
Khi cuộc trưng cầu đó tiến hành đúng pháp luật, đã hợp pháp hợp hiến rồi thì người dân là người quyết định cuối cùng, không có cơ quan nào có quyền thay đổi quyết định đó, ông Lưu nhấn mạnh.
“Điều 120 của Hiến pháp 2013 nói là Hiến pháp được 2/3 đại biểu Quốc hội thông qua thì có hiệu lực, nhưng trong trường hợp phải trưng cầu ý dân thì do Quốc hội quyết định việc có đưa Hiến pháp đó ra trưng cầu ý dân hay không, và khi đã đưa ra trưng cầu ý dân thì dân biểu quyết đa số thì coi như đó là quyết định chứ không phải đưa trở lại Quốc hội nữa, các nước trưng cầu ý dân đều làm như thế”, ông Lưu nói thêm.
Lên tiếng tranh luận ngay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Như vậy thì phải sửa Hiến pháp. Hiến pháp được thông qua do 2/3 đại biểu Quốc hội quyết định, còn trưng cầu ý dân hay không là do Quốc hội quyết định, có thể có hoặc không trưng cầu. Về nguyên tắc, tôi đồng ý với anh Lưu là khi mà trưng cầu ý dân mà đa số nhân dân bác dự thảo của Quốc hội, thì Quốc hội sẽ không dám thông qua và không thông qua. Hiến pháp 1946 nói là để dân phúc quyết, Hiến pháp 2013 khác”.
“Theo cách hiểu của tôi và theo tinh thần của điều 120 của Hiến pháp, trong điều kiện của Việt Nam thì về nguyên tắc 2/3 đại biểu biểu quyết thì Hiến pháp có hiệu lực. Việc có trưng cầu ý dân hay không là do Quốc hội quyết định, còn đã đưa ra dân thì dân là người cao nhất để quyết định giá trị pháp lý của bản Hiến pháp”, ông Lưu tiếp tục lên tiếng.
Giá trị pháp lý của trưng cầu ý dân là quyền dân chủ, quyền của dân và để tôn trọng thì những người quyết định việc trưng cầu ấy phải theo, nhưng không được viết vào trong này là cấm người ta không theo, phải viết cho mềm mại, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.
“Ý của Chủ tịch các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, còn ý kiến của tôi là như tôi đã nói”, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu bảo lưu quan điểm.
“Phê” dự thảo luật còn nhiều quy định mơ hồ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, sau phiên họp này, ban soạn thảo cần tiếp thu, chỉnh lý dự án luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét. Và lúc đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới quyết định có trình ra Quốc hội hay không.
Đây là dự án do Hội Luật gia Việt Nam trình, và hồ sơ còn thiếu ý kiến của Chính phủ.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu rõ: “Trưng cầu ý dân tuy đã được ghi nhận trong Hiến pháp từ năm 1946, nhưng ở nước ta hình thức này chưa được thực hiện trên thực tế.”
Căng thẳng đến tận phút cuối phiên thảo luận là quy định về kết quả trưng cầu ý dân.
Dự thảo luật trình hai phương án về vấn đề này. Theo phương án một thì cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá nửa tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu. Phương án trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành.
Với phương án hai, ngoài các điều kiện như phương án một, phương án này bổ sung quy định đối với trưng cầu ý dân về Hiến pháp thì cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá 2/3 tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu và phương án được quá 2/3 số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành
Và Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố kết quả trưng cầu ý dân chậm nhất mười lăm ngày kể từ ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến cho rằng để bảo đảm tính pháp lý của kết quả trưng cầu ý dân, đề nghị Quốc hội phải ra nghị quyết xác nhận kết quả trưng cầu ý dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố.
Tuy nhiên, ý kiến khác lại cho rằng, Hiến pháp đã giao thẩm quyền tổ chức trưng cầu ý dân cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nên khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố kết quả trưng cầu ý dân tức là đã bảo đảm tính khách quan, hợp pháp của hoạt động này.
Mặt khác, vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân đã được người dân lựa chọn, quyết định theo ý chí của họ nên cơ quan nhà nước phải tôn trọng và thực hiện. Do vậy, Quốc hội không cần thiết phải ra nghị quyết xác nhận kết quả trưng cầu ý dân.
Không đồng ý với quy định tại dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải báo cáo với Quốc hội tại kỳ hop gần nhất để Quốc hội xem xét thảo luận và ra nghị quyết công nhận kết quả trưng cầu ý dân và có hiệu lực từ ngày nào sẽ thể hiện ở nghị quyết của Quốc hội.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu không chỉ tóm lại các ý chính mà còn thể hiện chính kiến cá nhân.
Theo ông, giá trị pháp lý của việc lấy ý kiến nhân dân và trưng cầu ý dân là khác nhau.
Trưng cầu dân ý quyền dân chủ trực tiếp, chủ quyền của nhân dân, khi nhân dân đã biểu quyết đa số rồi thì đó là quyết định không có cơ quan nào có quyền phủ quyết, còn giám sát để xem cuộc trưng cầu ý dân đó có hợp Hiến hợp pháp hay không là việc khác.
Khi cuộc trưng cầu đó tiến hành đúng pháp luật, đã hợp pháp hợp hiến rồi thì người dân là người quyết định cuối cùng, không có cơ quan nào có quyền thay đổi quyết định đó, ông Lưu nhấn mạnh.
“Điều 120 của Hiến pháp 2013 nói là Hiến pháp được 2/3 đại biểu Quốc hội thông qua thì có hiệu lực, nhưng trong trường hợp phải trưng cầu ý dân thì do Quốc hội quyết định việc có đưa Hiến pháp đó ra trưng cầu ý dân hay không, và khi đã đưa ra trưng cầu ý dân thì dân biểu quyết đa số thì coi như đó là quyết định chứ không phải đưa trở lại Quốc hội nữa, các nước trưng cầu ý dân đều làm như thế”, ông Lưu nói thêm.
Lên tiếng tranh luận ngay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Như vậy thì phải sửa Hiến pháp. Hiến pháp được thông qua do 2/3 đại biểu Quốc hội quyết định, còn trưng cầu ý dân hay không là do Quốc hội quyết định, có thể có hoặc không trưng cầu. Về nguyên tắc, tôi đồng ý với anh Lưu là khi mà trưng cầu ý dân mà đa số nhân dân bác dự thảo của Quốc hội, thì Quốc hội sẽ không dám thông qua và không thông qua. Hiến pháp 1946 nói là để dân phúc quyết, Hiến pháp 2013 khác”.
“Theo cách hiểu của tôi và theo tinh thần của điều 120 của Hiến pháp, trong điều kiện của Việt Nam thì về nguyên tắc 2/3 đại biểu biểu quyết thì Hiến pháp có hiệu lực. Việc có trưng cầu ý dân hay không là do Quốc hội quyết định, còn đã đưa ra dân thì dân là người cao nhất để quyết định giá trị pháp lý của bản Hiến pháp”, ông Lưu tiếp tục lên tiếng.
Giá trị pháp lý của trưng cầu ý dân là quyền dân chủ, quyền của dân và để tôn trọng thì những người quyết định việc trưng cầu ấy phải theo, nhưng không được viết vào trong này là cấm người ta không theo, phải viết cho mềm mại, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.
“Ý của Chủ tịch các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, còn ý kiến của tôi là như tôi đã nói”, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu bảo lưu quan điểm.
“Phê” dự thảo luật còn nhiều quy định mơ hồ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, sau phiên họp này, ban soạn thảo cần tiếp thu, chỉnh lý dự án luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét. Và lúc đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới quyết định có trình ra Quốc hội hay không.