Đan Mạch hủy ba dự án viện trợ cho Việt Nam vì nghi án “gian lận”
Báo chí Đan Mạch vừa đưa tin Bộ Phát triển của nước này đã có thông báo về việc ngừng ba dự án viện trợ cho Việt Nam
Báo chí Đan Mạch vừa đưa tin Bộ Phát triển của nước này đã có thông báo về việc ngừng ba dự án viện trợ cho Việt Nam, do nghi ngờ có gian lận, giữa lúc hội nghị tư vấn giữa kỳ các nhà tài trợ cho Việt Nam đang nhóm họp tại Quảng Trị.
Theo tờ The Copenhagen Post, Bộ trưởng Bộ Phát triển Đan Mạch Christian Friis Bach đã quyết định ngừng các dự án này vì thông tin về việc các dự án này có "gian lận", được thực hiện bởi tổ chức đánh giá độc lập Price Waterhouse Coopers, đã được phổ biến rộng rãi trong đó nói rằng đã phát hiện nhiều dấu hiệu "bất thường".
Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ xem xét kỹ hơn các dự án khác có sử dụng nguồn tài trợ từ Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (Danida)
“Việc quan trọng cần làm là xử lý những tổ chức và cá nhân sử dụng sai mục đích nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch để làm rõ hậu quả”, Bộ trưởng Christian Friis Bach viết trên website của Bộ Phát triển Đan Mạch, “Những hành vi gian dối này cần phải được chặn đứng và trừng phạt”.
Những dự án trong diện nghi vấn có liên quan tới hoạt động nghiên cứu về biến đổi khí hậu do Danida tài trợ. Việc sử dụng sai nguồn vốn bao gồm chi vượt mức thực tế cho các dịch vụ tại chỗ, các hợp đồng dịch vụ đáng nghi vấn, chênh lệch giữa sổ sách của dự án và mức chi được ủy quyền.
Lượng vốn bị sử dụng sai mục đích vẫn đang được điều tra, nhưng có thể lên tới 3,3 triệu Kroner (tương đương 550 nghìn USD). Bộ trưởng Friis đã yêu cầu Chính phủ Việt Nam hỗ trợ việc điều tra và ông cũng cho biết có thể xem xét kỹ lưỡng hơn các dự án Danida tương tự ở hai nước Ghana và Tanzania.
“Không thể để những hành vi gian lận và khả nghi làm phương hại tới nhiều dự án quan trọng mà chúng ta tham gia vào”, ông Friis cho biết thêm và khẳng định tất cả các báo cáo có liên quan tới việc gian lận hoặc sử dụng sai mục đích vốn tài trợ của Đan Mạch nên được đưa lên website của tổ chức này.
Bên cạnh vụ việc mới ở Việt Nam, còn có một cuộc điều tra về biển thủ ngân quỹ đang diễn ra về sự biến mất của 700.000 Kroner khỏi tài khoản của tổ chức International Work Group for Indigenous Affairs (IWGIA), một tổ chức phi chính phủ có sự hỗ trợ của Danida. Số tiền này được cho là đã bị biển thủ bởi một cá nhân nào đó thuộc văn phòng của IWGIA ở Copenhagen, thủ đô Đan Mạch.
Tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) hàng năm, các nhà tài trợ thường bày tỏ sự quan ngại về vấn đề tham nhũng trong quản lý ODA tại Việt Nam, mặc dù luôn nhấn mạnh rằng Việt Nam là một điển hình tốt của thế giới trong việc sử dụng ODA.
Cuộc chiến chống tham nhũng trong các dự án ODA đã được phát động từ lâu và đặc biệt được đẩy mạnh kể từ khi xảy ra vụ bê bối liên quan đến dự án đại lộ Đông Tây tại Tp.HCM.
Tháng 9/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý đề nghị của Nhật Bản thành lập ủy ban hỗn hợp về phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật tại Việt Nam.
Thủ tướng giao Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh làm trưởng ban đại diện phía Việt Nam. Còn phía Nhật Bản, một vụ trưởng Bộ Ngoại giao làm đại diện. Ủy ban hỗn hợp này có nhiệm vụ rà soát toàn bộ quy định của pháp luật Nhật Bản và Việt Nam trong việc cấp, quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, từ đó phát hiện, đề xuất xử lý các khe hở trong quy định về đấu thầu
Đến năm 2009, trong một nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu các dự án có vốn ODA của Nhật Bản, Bộ Kế hoạch Đầu tư yêu cầu các chủ dự án đảm bảo có sự tham gia của bên thứ ba độc lập và công bằng trong tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu tư vấn và gói thầu xây lắp thuộc các dự án.
VnEconomy sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Theo tờ The Copenhagen Post, Bộ trưởng Bộ Phát triển Đan Mạch Christian Friis Bach đã quyết định ngừng các dự án này vì thông tin về việc các dự án này có "gian lận", được thực hiện bởi tổ chức đánh giá độc lập Price Waterhouse Coopers, đã được phổ biến rộng rãi trong đó nói rằng đã phát hiện nhiều dấu hiệu "bất thường".
Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ xem xét kỹ hơn các dự án khác có sử dụng nguồn tài trợ từ Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (Danida)
“Việc quan trọng cần làm là xử lý những tổ chức và cá nhân sử dụng sai mục đích nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch để làm rõ hậu quả”, Bộ trưởng Christian Friis Bach viết trên website của Bộ Phát triển Đan Mạch, “Những hành vi gian dối này cần phải được chặn đứng và trừng phạt”.
Những dự án trong diện nghi vấn có liên quan tới hoạt động nghiên cứu về biến đổi khí hậu do Danida tài trợ. Việc sử dụng sai nguồn vốn bao gồm chi vượt mức thực tế cho các dịch vụ tại chỗ, các hợp đồng dịch vụ đáng nghi vấn, chênh lệch giữa sổ sách của dự án và mức chi được ủy quyền.
Lượng vốn bị sử dụng sai mục đích vẫn đang được điều tra, nhưng có thể lên tới 3,3 triệu Kroner (tương đương 550 nghìn USD). Bộ trưởng Friis đã yêu cầu Chính phủ Việt Nam hỗ trợ việc điều tra và ông cũng cho biết có thể xem xét kỹ lưỡng hơn các dự án Danida tương tự ở hai nước Ghana và Tanzania.
“Không thể để những hành vi gian lận và khả nghi làm phương hại tới nhiều dự án quan trọng mà chúng ta tham gia vào”, ông Friis cho biết thêm và khẳng định tất cả các báo cáo có liên quan tới việc gian lận hoặc sử dụng sai mục đích vốn tài trợ của Đan Mạch nên được đưa lên website của tổ chức này.
Bên cạnh vụ việc mới ở Việt Nam, còn có một cuộc điều tra về biển thủ ngân quỹ đang diễn ra về sự biến mất của 700.000 Kroner khỏi tài khoản của tổ chức International Work Group for Indigenous Affairs (IWGIA), một tổ chức phi chính phủ có sự hỗ trợ của Danida. Số tiền này được cho là đã bị biển thủ bởi một cá nhân nào đó thuộc văn phòng của IWGIA ở Copenhagen, thủ đô Đan Mạch.
Tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) hàng năm, các nhà tài trợ thường bày tỏ sự quan ngại về vấn đề tham nhũng trong quản lý ODA tại Việt Nam, mặc dù luôn nhấn mạnh rằng Việt Nam là một điển hình tốt của thế giới trong việc sử dụng ODA.
Cuộc chiến chống tham nhũng trong các dự án ODA đã được phát động từ lâu và đặc biệt được đẩy mạnh kể từ khi xảy ra vụ bê bối liên quan đến dự án đại lộ Đông Tây tại Tp.HCM.
Tháng 9/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý đề nghị của Nhật Bản thành lập ủy ban hỗn hợp về phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật tại Việt Nam.
Thủ tướng giao Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh làm trưởng ban đại diện phía Việt Nam. Còn phía Nhật Bản, một vụ trưởng Bộ Ngoại giao làm đại diện. Ủy ban hỗn hợp này có nhiệm vụ rà soát toàn bộ quy định của pháp luật Nhật Bản và Việt Nam trong việc cấp, quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, từ đó phát hiện, đề xuất xử lý các khe hở trong quy định về đấu thầu
Đến năm 2009, trong một nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu các dự án có vốn ODA của Nhật Bản, Bộ Kế hoạch Đầu tư yêu cầu các chủ dự án đảm bảo có sự tham gia của bên thứ ba độc lập và công bằng trong tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu tư vấn và gói thầu xây lắp thuộc các dự án.
VnEconomy sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.