Đan Mạch: Lợi ích lớn từ năng lượng bền vững
Từ những năm 1970, Đan Mạch đã có một chương trình dài hạn đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ
Để đối phó với nguy cơ khủng hoảng năng lượng, từ những năm 1970, Đan Mạch đã có một chương trình dài hạn đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Đến nay Đan Mạch đã đạt được những thành tựu thật ngoạn mục.
Một cuộc hội thảo khoa học về năng lượng Đan Mạch tổ chức vào giữa tháng 11/2007 tại Hà Nội. Chúng ta có thể tham khảo những kinh nghiệm rất quý của Đan Mạch.
Một số nét độc đáo
Với một nước dân số ít, tài nguyên năng lượng không thiếu nhưng khác với những nước khác, chiến lược năng lượng toàn diện lại được Đan Mạch đưa ra rất sớm, ngay sau khi xảy ra khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất năm 1970 và đã được chính phủ thực thi một cách nghiêm túc.
Đan Mạch tự đặt nhiệm vụ cho mình là tìm và khai thác các tài nguyên năng lượng ngay tại nước mình, như nắng, gió, thuỷ triều, địa nhiệt, sinh khối; không sử dụng những công nghệ mà nguyên liệu hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Chương trình an ninh năng lượng quốc gia được đặt chung với chương trình bảo vệ môi trường, thành một hệ thống hoàn chỉnh, tương tác đa chiều.
Trong chương trình đó các vấn đề sau đây rất được coi trọng: gia tăng trữ lượng và hệ số thu hồi các tài nguyên truyền thống; sử dụng năng lượng tiết kiệm và theo phương thức có lợi nhất cho nền kinh tế; phát triển năng lượng tái tạo thay thế xăng dầu và điện nhập khẩu, để giành các nguyên liệu này cho công nghiệp hoá chất và cho xuất khẩu; điện được sản xuất bằng công nghệ than sạch, khí đốt, nắng, gió và các nguồn tái tạo khác mà không phát triển điện hạt nhân để tránh rủi ro và không phải nhập uranium từ nước ngoài; nâng cao hiệu quả các nhà máy điện và hệ thống truyền tải.
Mặt khác, chương trình còn nhấn mạnh công tác thu gom CO2, bơm chúng vào các mỏ dầu để tăng cường thu hồi dầu đồng thời để chôn cất chúng trong lòng đất; sáng tạo và xuất khẩu công nghệ năng lượng sạch, tiến bộ ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong tất cả các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong thiết kế, xây dựng các công trình nhà ở; nghiên cứu, phát triển các công nghệ thông minh trong công nghiệp, nhất là sản xuất động cơ và bơm chuyên dụng.
Một số thành tựu nổi bật
Thông qua kết quả thực hiện chương trình nói trên, Đan Mạch hiện nay đã trở thành một trong các quốc gia hàng đầu về sản xuất các turbin gió công suất lớn, riêng Công ty Vestas năm 2005 đã chiếm 40% thị phần thế giới về thiết bị điện gió. Năng lượng điện gió năm 1980 chỉ chiếm 3% tổng lượng điện tiêu thụ của Đan Mạch thì đến năm 2006 đã chiếm đến 15% và dự kiến đến 2009 sẽ là 25%. Năng lượng sinh học kể cả chế biến rác thải thành điện hiện nay cũng đã chiếm 7% lượng điện sản xuất của cả nước.
Năng lượng sóng biển cũng được khai thác phục vụ cho cư dân ven biển,hải đảo.Các máy phát điện bằng sóng biển công suất 6 MW của Công ty Wave Star Energy hoạt động khi có sóng cao từ 10 cm trở lên,thời gian hoạt động 50 năm, rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Doanh thu từ xuất khẩu công nghệ năng lượng tiến bộ, thân thiện với môi trường của Đan Mạch từ 1980 đến 2006 đã tăng đến 2,6 lần,trong thời gian đó các nước EU phát triển khác chỉ tăng được 1,7 lần.
Đan Mạch cũng rất chú ý đầu tư phát triển tế bào nhiên liệu và sử dụng khí hydro làm nhiên liệu cho vận tải. Điều này cho thấy Đan Mạch có chủ trương rất rõ ràng để sớm vươn lên hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tương lai. Nhờ các tiến bộ công nghệ mà tổng năng lượng tiêu thụ qua các năm gần như không đổi nhưng GDP sau 30 năm tăng gấp 2 lần.
Một thành tựu rất đáng nêu nữa là trong lĩnh vực xây dựng. Theo Cục năng lượng Đan Mạch thì trong lĩnh vực này hiệu quả năng lượng đã được nâng cao rõ rệt, giảm 20% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp cho sưởi ấm và giảm 40% năng lượng tiêu thụ nói chung cho 1m2 nhà.
Một cuộc hội thảo khoa học về năng lượng Đan Mạch tổ chức vào giữa tháng 11/2007 tại Hà Nội. Chúng ta có thể tham khảo những kinh nghiệm rất quý của Đan Mạch.
Một số nét độc đáo
Với một nước dân số ít, tài nguyên năng lượng không thiếu nhưng khác với những nước khác, chiến lược năng lượng toàn diện lại được Đan Mạch đưa ra rất sớm, ngay sau khi xảy ra khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất năm 1970 và đã được chính phủ thực thi một cách nghiêm túc.
Đan Mạch tự đặt nhiệm vụ cho mình là tìm và khai thác các tài nguyên năng lượng ngay tại nước mình, như nắng, gió, thuỷ triều, địa nhiệt, sinh khối; không sử dụng những công nghệ mà nguyên liệu hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Chương trình an ninh năng lượng quốc gia được đặt chung với chương trình bảo vệ môi trường, thành một hệ thống hoàn chỉnh, tương tác đa chiều.
Trong chương trình đó các vấn đề sau đây rất được coi trọng: gia tăng trữ lượng và hệ số thu hồi các tài nguyên truyền thống; sử dụng năng lượng tiết kiệm và theo phương thức có lợi nhất cho nền kinh tế; phát triển năng lượng tái tạo thay thế xăng dầu và điện nhập khẩu, để giành các nguyên liệu này cho công nghiệp hoá chất và cho xuất khẩu; điện được sản xuất bằng công nghệ than sạch, khí đốt, nắng, gió và các nguồn tái tạo khác mà không phát triển điện hạt nhân để tránh rủi ro và không phải nhập uranium từ nước ngoài; nâng cao hiệu quả các nhà máy điện và hệ thống truyền tải.
Mặt khác, chương trình còn nhấn mạnh công tác thu gom CO2, bơm chúng vào các mỏ dầu để tăng cường thu hồi dầu đồng thời để chôn cất chúng trong lòng đất; sáng tạo và xuất khẩu công nghệ năng lượng sạch, tiến bộ ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong tất cả các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong thiết kế, xây dựng các công trình nhà ở; nghiên cứu, phát triển các công nghệ thông minh trong công nghiệp, nhất là sản xuất động cơ và bơm chuyên dụng.
Một số thành tựu nổi bật
Thông qua kết quả thực hiện chương trình nói trên, Đan Mạch hiện nay đã trở thành một trong các quốc gia hàng đầu về sản xuất các turbin gió công suất lớn, riêng Công ty Vestas năm 2005 đã chiếm 40% thị phần thế giới về thiết bị điện gió. Năng lượng điện gió năm 1980 chỉ chiếm 3% tổng lượng điện tiêu thụ của Đan Mạch thì đến năm 2006 đã chiếm đến 15% và dự kiến đến 2009 sẽ là 25%. Năng lượng sinh học kể cả chế biến rác thải thành điện hiện nay cũng đã chiếm 7% lượng điện sản xuất của cả nước.
Năng lượng sóng biển cũng được khai thác phục vụ cho cư dân ven biển,hải đảo.Các máy phát điện bằng sóng biển công suất 6 MW của Công ty Wave Star Energy hoạt động khi có sóng cao từ 10 cm trở lên,thời gian hoạt động 50 năm, rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Doanh thu từ xuất khẩu công nghệ năng lượng tiến bộ, thân thiện với môi trường của Đan Mạch từ 1980 đến 2006 đã tăng đến 2,6 lần,trong thời gian đó các nước EU phát triển khác chỉ tăng được 1,7 lần.
Đan Mạch cũng rất chú ý đầu tư phát triển tế bào nhiên liệu và sử dụng khí hydro làm nhiên liệu cho vận tải. Điều này cho thấy Đan Mạch có chủ trương rất rõ ràng để sớm vươn lên hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tương lai. Nhờ các tiến bộ công nghệ mà tổng năng lượng tiêu thụ qua các năm gần như không đổi nhưng GDP sau 30 năm tăng gấp 2 lần.
Một thành tựu rất đáng nêu nữa là trong lĩnh vực xây dựng. Theo Cục năng lượng Đan Mạch thì trong lĩnh vực này hiệu quả năng lượng đã được nâng cao rõ rệt, giảm 20% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp cho sưởi ấm và giảm 40% năng lượng tiêu thụ nói chung cho 1m2 nhà.