Đánh giá tín nhiệm nợ: Tin hay không tin?
Các tổ chức đánh giá tín nhiệm như Fitch, Moody’s và Standard&Poor’s không phải lúc nào cũng được cho là đúng
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings ngày 29/7 đã cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam từ hạng BB- xuống B+. Về lý thuyết, thông tin này được xem là có thể gây ra những tác động bất lợi tới khả năng huy động vốn của Chính phủ Việt Nam từ thị trường trái phiếu.
Trên thực tế, trong mấy tháng gần đây khi khủng hoảng nợ công tấn công vào khu vực châu Âu, mỗi khi một quốc gia nào đó trong khối Eurozone bị đánh tụt điểm tín nhiệm nợ, thị trường tài chính lại chao đảo, và lợi suất trái phiếu của quốc gia bị giảm điểm tín nhiệm lại tăng mạnh.
Mấy tháng qua, một số quốc gia nặng nợ và có thâm hụt ngân sách cao của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland… đã lần lượt bị ba tổ chức định mức tín nhiệm hàng đầu là Fitch Ratings, Moody’s Investors Services và Standard&Poor’s cắt giảm điểm tín nhiệm.
Định mức tín nhiệm nợ là gì?
Theo định nghĩa trên bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, định mức tín nhiệm (credit rating) là điểm đánh giá mức độ xứng đáng được vay vốn của một cá nhân, doanh nghiệp, và cao hơn là một quốc gia. Đây cũng là cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia đi vay nợ. Định mức tín nhiệm nợ được tính toán dựa trên lịch sử về tài chính, cộng thêm các tài sản và tình hình nợ nần hiện tại của đối tượng được đánh giá.
Đối với quốc gia, định mức tín nhiệm nợ được dựa trên các yếu tố như triển vọng tăng trưởng, chính sách vĩ mô, thâm hụt ngân sách, nợ công, thâm hụt cán cân vãng lai, sức khỏe hệ thống ngân hàng…
Dựa trên định mức tín nhiệm nợ, các chủ nợ hoặc nhà đầu tư có thể đánh giá được mức độ rủi ro khi cho vay hoặc mua nợ của các nhân hay tổ chức phát hành. Một quốc gia có điểm tín nhiệm nợ càng cao thì càng có khả năng phát hành trái phiếu với lãi suất thấp, và ngược lại. Mỹ hiện là nước có điểm tín nhiệm nợ cao nhất, trái phiếu của nước này được cho điểm ở mức AAA.
Hôm 15/6 vừa qua, quốc gia khủng hoảng nợ Hy Lạp đã bị Moody’s cắt giảm 4 bậc điểm tín nhiệm nợ xuống Ba1 từ A3, khiến Hy Lạp trở thành quốc gia Eurozone đầu tiên có trái phiếu bị đánh giá là dưới hạng đầu tư (investment grade). Lợi suất trái phiếu (lợi tức/thị giá trái phiếu) do Athens phát hành đã tăng lên mức kỷ lục vì động thái này của Moody’s.
Tổ chức đánh giá tín nhiệm nợ (credit rating agency) là một công ty đưa ra định mức tín nhiệm nợ đối với các các nhân hoặc nợ của tổ chức, quốc gia phát hành. Về bản chất, đây là những công ty dịch vụ tài chính cung cấp các phân tích về rủi ro, đánh giá về khả năng trả nợ của các con nợ, qua đó phục vụ cho lợi ích các nhà đầu tư và thậm chí cả đơn vị phát hành. Trên thế giới, hiện có 3 tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn là Fitch Ratings, Moody’s Investors Services và Standard&Poor’s, đều có trụ sở đặt tại New York, Mỹ.
Cách đánh giá của ba tổ chức này nhìn chung giống nhau và họ chỉ khác nhau về ký hiệu điểm số. Chẳng hạn, Fitch và Standard&Poor’s sử dụng các ký hiệu điểm điểm từ AAA, AA+, AA, AA-, A+, A, A-, BBB+, BBB, BBB-… còn Moody’s sử dụng các ký hiệu điểm Aaa, Aa1, Aa2, Aa3, A1, A2, A3, Baa1, Baa2, Baa3, Ba1, Ba2, Ba3…
Trong đó, các hạng điểm từ AAA đến BBB- và từ Aaa đến Baa3 là hạng đầu tư, được tổ chức đánh giá tín nhiệm nợ khuyến nghị nên rót vốn. Trái phiếu do các quốc gia có điểm tín nhiệm ở các mức này thường được đánh giá là an toàn và có sức hút lớn hơn đối với nợ của các nước có điểm tín nhiệm thấp hơn.
Hạng mức tín nhiệm B+ mà Fitch dành cho nợ ngoại tệ dài hạn của Việt Nam hiện thấp hơn bốn bậc so với hạng đầu tư. Xếp hạng của Moody’s và Standard&Poor’s dành cho Việt Nam cũng không nằm trong hạng đầu tư, hiện tại lần lượt là các mức Ba3 và BB.
Đi kèm với hạng mức tín nhiệm luôn là triển vọng (outlook) của hạng mức đó. Nếu triển vọng là tích cực (positive) thì quốc gia phát hành có khả năng được nâng hạng tín nhiệm trong tương lai, nếu là ổn định (stable) thì định mức tín nhiệm hiện tại có khả năng được duy trì, còn nếu là tiêu cực (negative) thì quốc gia phát hành đang có nguy cơ bị giảm điểm tín nhiệm.
Vào thời điểm hiện tại, triển vọng của xếp hạng B+ mà Fitch dành cho Việt Nam là ổn định, của mức Ba3 mà Moody’s dành cho Việt Nam là tiêu cực, của mức BB mà Standard&Poor’s dành cho Việt Nam cũng là tiêu cực.
“Ma cà rồng”
Một câu hỏi nữa đặt ra lúc này: liệu các tổ chức tín nhiệm và đánh giá của họ có thực sự đáng tin cậy? Trước đây, Standard&Poor’s, Moody’s và Fitch vẫn luôn được xem là những “tòa tháp ngà” của Phố Wall, đánh giá của các tổ chức này vẫn được giới đầu tư xem là những thông tin xác đáng.
Tuy nhiên, kể từ sau khi khủng hoảng tài chính 2007-2009 nổ ra, nhiều ý kiến đã thể hiện thái độ nghi ngờ sâu sắc đối với đánh giá của các tổ chức đánh giá tín nhiệm, ít nhất là ở góc độ đối với các loại chứng khoán phát hành dựa trên nợ dưới chuẩn có gốc gác ở Mỹ.
Tờ New York Times hồi tháng 7/2008 có đăng một bài báo nói về độ tin cậy của các tổ chức đánh giá tín nhiệm, với nhiều thông tin trích dẫn từ một báo cáo dài 37 trang của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Báo cáo nói trên là kết quả của một cuộc điều tra kéo dài 10 tháng đối với các hoạt động của Fitch, Moody’s và Standard & Poor’s.
Theo bài báo, báo cáo của SEC đã khẳng định, các tổ chức trên đã coi thường các quy tắc về xung đột lợi ích và chỉ chú ý đến lợi nhuận khi xếp hạng các loại chứng khoán. SEC cho biết, các ngân hàng đầu tư và các tổ chức tài chính có thể trả tiền cho các tổ chức xếp hạng để được xếp hạng những tài sản mà họ sẽ bán sau đó. Điều này đi ngược với quy tắc mà chính các hãng tín nhiệm đặt ra là: các nhà phân tích thực hiện xếp hạng tín nhiệm không được quan tâm tới bất kỳ lợi ích kinh doanh nào có liên quan đến các loại tài sản mà họ đang “cân đong” mức độ an toàn.
Ngoài ra, bài báo cũng cho hay, theo SEC, các tổ chức xếp hạng cũng xem xét việc thay đổi các tiêu chuẩn xếp hạng để cạnh tranh với các đối thủ khác. Không chỉ có vậy, khối lượng và mức độ phức tạp tăng cao của các loại chứng khoán mà các tổ chức định mức tín nhiệm được yêu cầu đánh giá cũng khiến các nhà phân tích bị “quá tải” và khó đưa ra đánh giá chính xác.
Khi điều tra về cuộc khủng hoảng nợ ở Phố Wall, các tổ chức đánh giá tín nhiệm là một trong những đối tượng bị Chính phủ Mỹ “soi” nhiều nhất, bên cạnh các tập đoàn tài chính khổng lồ, bởi lẽ, chính đánh giá của các tổ chức này là cơ sở cho các nhà đầu tư rót hàng tỷ USD vào các loại chứng khoán thực tế đầy rủi ro nhưng được gắn mác định mức tín nhiệm cao.
Trong bài báo đăng ngày 13/5 vừa qua trên tạp chí Economist, các hãng định mức tín nhiệm thậm chí còn bị gọi là “những con ma cà rồng” (bài viết tựa đề: “The other vampires”). Theo bài viết này, một quỹ lương hưu có tên CalPERS đã nhận được sự ủng hộ của tòa án để tiến hành một vụ kiện gian lận nhằm vào bộ ba Standard&Poor’s, Moody’s và Fitch. Các tổ chức này bị CalPERS cáo buộc là đã cung cấp những đánh giá sai lệch, khiến họ chịu thua lỗ. Trước đó, hàng chục vụ kiện nhằm vào Standard&Poor’s đã bị chặn lại.
Trong dự luật cải tổ ngành tài chính Mỹ mà Tổng thống Barack Obama ký thành luật hôm 21/7 vừa qua, việc tăng cường giám sát các hãng định mức tín nhiệm là một nội dung quan trọng. Trong phần các điều khoản có hiệu lực ngay lập tức, đạo luật dài 2.300 trang này quy định, các nhà đầu tư được phép kiện các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Standard&Poor’s, Moody’s và Fitch nếu như các tổ chức này bất cẩn trong việc kiểm soát các thông tin khi đưa ra một xếp hạng tín nhiệm nào đó.
Cuộc khủng hoảng nợ công nổ ra ở châu Âu cũng khiến các nhà chức trách của châu lục này mất niềm tin vào các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Trên thực tế, trái phiếu của Hy Lạp từ lâu luôn trong hạng đầu tư, dù nợ công của Athens chất cao như núi và thâm hụt ngân sách ở mức khổng lồ. Sau đó, khi khủng hoảng nổ ra, định mức tín nhiệm nợ của Hy Lạp lại đánh tụt rất nhanh, khiến giới đầu tư hoảng hồn, bán ồ ạt số trái phiếu đã mua trước đó và dè dặt với những đợt phát hành sau của Athens.
Điều này đã khiến các nhà chức trách châu Âu cảm thấy bất bình. Theo hãng tin BBC, dự kiến, từ tháng 12 năm nay, Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ áp dụng quy định mới yêu cầu “bộ ba” xếp hạng của Mỹ phải đưa ra cơ sở chi tiết cho việc xếp hạng và lý giải vì sao họ nâng hay hạ bậc tín nhiệm trái phiếu của một quốc gia. Đầu tháng 6 vừa qua, EC đã thông báo việc thành lập một tổ chức mới mang tên Cơ quan Chứng khoán và thị trường châu Âu (ESMA) nhằm giám sát các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
Hai luồng ý kiến
Trở lại với việc Fitch giảm điểm tín nhiệm của Việt Nam hôm 29/7. Động thái này của Fitch đã nhận được sự đánh giá rất khác nhau từ nhiều phía.
Một mặt, nhiều chuyên gia cho rằng, cách đánh giá của Fitch đối với tình hình tài chính của Việt Nam là quá bi quan. “Chúng tôi ngạc nhiên với quyết định của Fitch. Chúng tôi nhận thấy, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian gần đây rất tích cực”, Giám đốc ADB tại Việt Nam, ông Ayumi Konishi, nói với Reuters.
Cùng quan điểm này, chuyên gia kinh tế của Standard Chartered tại Singapore, ông Tai Hui, cho rằng: "Dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam trên thực tế đã cải thiện đáng kể trong 6 tháng đầu năm. Tình trạng thâm hụt thương mại cũng đang được kiểm soát. Do vậy, tôi cho là không nên quan ngại về dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam và càng không lo ngại về tình trạng nợ nước ngoài của Việt Nam".
Trong khi đó, theo ông Matt Hildebrandt, một chuyên gia kinh tế của JP Morgan Chase ở Singapore, cách đánh giá của Fitch đối với Việt Nam là xác đáng. Reuters cho biết, theo các chuyên gia kinh tế, với việc Fitch giảm điểm tín nhiệm của Việt Nam, các hãng xếp hạng tín nhiệm khác sắp tới cũng sẽ có động thái tương tự.
Theo thông tin trên website của Standard&Poor’s, kể từ ngày 7/9/2006 tới nay, hãng định mức tín nhiệm này vẫn chưa thay đổi xếp hạng tín nhiệm nợ ngoại tệ dài hạn BB của Việt Nam. Trong khi đó, lần gần đây nhất Moody's điều chỉnh điểm tín nhiệm của Việt Nam là vào tháng 1/2010.
Trên thực tế, trong mấy tháng gần đây khi khủng hoảng nợ công tấn công vào khu vực châu Âu, mỗi khi một quốc gia nào đó trong khối Eurozone bị đánh tụt điểm tín nhiệm nợ, thị trường tài chính lại chao đảo, và lợi suất trái phiếu của quốc gia bị giảm điểm tín nhiệm lại tăng mạnh.
Mấy tháng qua, một số quốc gia nặng nợ và có thâm hụt ngân sách cao của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland… đã lần lượt bị ba tổ chức định mức tín nhiệm hàng đầu là Fitch Ratings, Moody’s Investors Services và Standard&Poor’s cắt giảm điểm tín nhiệm.
Định mức tín nhiệm nợ là gì?
Theo định nghĩa trên bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, định mức tín nhiệm (credit rating) là điểm đánh giá mức độ xứng đáng được vay vốn của một cá nhân, doanh nghiệp, và cao hơn là một quốc gia. Đây cũng là cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia đi vay nợ. Định mức tín nhiệm nợ được tính toán dựa trên lịch sử về tài chính, cộng thêm các tài sản và tình hình nợ nần hiện tại của đối tượng được đánh giá.
Đối với quốc gia, định mức tín nhiệm nợ được dựa trên các yếu tố như triển vọng tăng trưởng, chính sách vĩ mô, thâm hụt ngân sách, nợ công, thâm hụt cán cân vãng lai, sức khỏe hệ thống ngân hàng…
Dựa trên định mức tín nhiệm nợ, các chủ nợ hoặc nhà đầu tư có thể đánh giá được mức độ rủi ro khi cho vay hoặc mua nợ của các nhân hay tổ chức phát hành. Một quốc gia có điểm tín nhiệm nợ càng cao thì càng có khả năng phát hành trái phiếu với lãi suất thấp, và ngược lại. Mỹ hiện là nước có điểm tín nhiệm nợ cao nhất, trái phiếu của nước này được cho điểm ở mức AAA.
Hôm 15/6 vừa qua, quốc gia khủng hoảng nợ Hy Lạp đã bị Moody’s cắt giảm 4 bậc điểm tín nhiệm nợ xuống Ba1 từ A3, khiến Hy Lạp trở thành quốc gia Eurozone đầu tiên có trái phiếu bị đánh giá là dưới hạng đầu tư (investment grade). Lợi suất trái phiếu (lợi tức/thị giá trái phiếu) do Athens phát hành đã tăng lên mức kỷ lục vì động thái này của Moody’s.
Tổ chức đánh giá tín nhiệm nợ (credit rating agency) là một công ty đưa ra định mức tín nhiệm nợ đối với các các nhân hoặc nợ của tổ chức, quốc gia phát hành. Về bản chất, đây là những công ty dịch vụ tài chính cung cấp các phân tích về rủi ro, đánh giá về khả năng trả nợ của các con nợ, qua đó phục vụ cho lợi ích các nhà đầu tư và thậm chí cả đơn vị phát hành. Trên thế giới, hiện có 3 tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn là Fitch Ratings, Moody’s Investors Services và Standard&Poor’s, đều có trụ sở đặt tại New York, Mỹ.
Cách đánh giá của ba tổ chức này nhìn chung giống nhau và họ chỉ khác nhau về ký hiệu điểm số. Chẳng hạn, Fitch và Standard&Poor’s sử dụng các ký hiệu điểm điểm từ AAA, AA+, AA, AA-, A+, A, A-, BBB+, BBB, BBB-… còn Moody’s sử dụng các ký hiệu điểm Aaa, Aa1, Aa2, Aa3, A1, A2, A3, Baa1, Baa2, Baa3, Ba1, Ba2, Ba3…
Trong đó, các hạng điểm từ AAA đến BBB- và từ Aaa đến Baa3 là hạng đầu tư, được tổ chức đánh giá tín nhiệm nợ khuyến nghị nên rót vốn. Trái phiếu do các quốc gia có điểm tín nhiệm ở các mức này thường được đánh giá là an toàn và có sức hút lớn hơn đối với nợ của các nước có điểm tín nhiệm thấp hơn.
Hạng mức tín nhiệm B+ mà Fitch dành cho nợ ngoại tệ dài hạn của Việt Nam hiện thấp hơn bốn bậc so với hạng đầu tư. Xếp hạng của Moody’s và Standard&Poor’s dành cho Việt Nam cũng không nằm trong hạng đầu tư, hiện tại lần lượt là các mức Ba3 và BB.
Đi kèm với hạng mức tín nhiệm luôn là triển vọng (outlook) của hạng mức đó. Nếu triển vọng là tích cực (positive) thì quốc gia phát hành có khả năng được nâng hạng tín nhiệm trong tương lai, nếu là ổn định (stable) thì định mức tín nhiệm hiện tại có khả năng được duy trì, còn nếu là tiêu cực (negative) thì quốc gia phát hành đang có nguy cơ bị giảm điểm tín nhiệm.
Vào thời điểm hiện tại, triển vọng của xếp hạng B+ mà Fitch dành cho Việt Nam là ổn định, của mức Ba3 mà Moody’s dành cho Việt Nam là tiêu cực, của mức BB mà Standard&Poor’s dành cho Việt Nam cũng là tiêu cực.
“Ma cà rồng”
Một câu hỏi nữa đặt ra lúc này: liệu các tổ chức tín nhiệm và đánh giá của họ có thực sự đáng tin cậy? Trước đây, Standard&Poor’s, Moody’s và Fitch vẫn luôn được xem là những “tòa tháp ngà” của Phố Wall, đánh giá của các tổ chức này vẫn được giới đầu tư xem là những thông tin xác đáng.
Tuy nhiên, kể từ sau khi khủng hoảng tài chính 2007-2009 nổ ra, nhiều ý kiến đã thể hiện thái độ nghi ngờ sâu sắc đối với đánh giá của các tổ chức đánh giá tín nhiệm, ít nhất là ở góc độ đối với các loại chứng khoán phát hành dựa trên nợ dưới chuẩn có gốc gác ở Mỹ.
Tờ New York Times hồi tháng 7/2008 có đăng một bài báo nói về độ tin cậy của các tổ chức đánh giá tín nhiệm, với nhiều thông tin trích dẫn từ một báo cáo dài 37 trang của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Báo cáo nói trên là kết quả của một cuộc điều tra kéo dài 10 tháng đối với các hoạt động của Fitch, Moody’s và Standard & Poor’s.
Theo bài báo, báo cáo của SEC đã khẳng định, các tổ chức trên đã coi thường các quy tắc về xung đột lợi ích và chỉ chú ý đến lợi nhuận khi xếp hạng các loại chứng khoán. SEC cho biết, các ngân hàng đầu tư và các tổ chức tài chính có thể trả tiền cho các tổ chức xếp hạng để được xếp hạng những tài sản mà họ sẽ bán sau đó. Điều này đi ngược với quy tắc mà chính các hãng tín nhiệm đặt ra là: các nhà phân tích thực hiện xếp hạng tín nhiệm không được quan tâm tới bất kỳ lợi ích kinh doanh nào có liên quan đến các loại tài sản mà họ đang “cân đong” mức độ an toàn.
Ngoài ra, bài báo cũng cho hay, theo SEC, các tổ chức xếp hạng cũng xem xét việc thay đổi các tiêu chuẩn xếp hạng để cạnh tranh với các đối thủ khác. Không chỉ có vậy, khối lượng và mức độ phức tạp tăng cao của các loại chứng khoán mà các tổ chức định mức tín nhiệm được yêu cầu đánh giá cũng khiến các nhà phân tích bị “quá tải” và khó đưa ra đánh giá chính xác.
Khi điều tra về cuộc khủng hoảng nợ ở Phố Wall, các tổ chức đánh giá tín nhiệm là một trong những đối tượng bị Chính phủ Mỹ “soi” nhiều nhất, bên cạnh các tập đoàn tài chính khổng lồ, bởi lẽ, chính đánh giá của các tổ chức này là cơ sở cho các nhà đầu tư rót hàng tỷ USD vào các loại chứng khoán thực tế đầy rủi ro nhưng được gắn mác định mức tín nhiệm cao.
Trong bài báo đăng ngày 13/5 vừa qua trên tạp chí Economist, các hãng định mức tín nhiệm thậm chí còn bị gọi là “những con ma cà rồng” (bài viết tựa đề: “The other vampires”). Theo bài viết này, một quỹ lương hưu có tên CalPERS đã nhận được sự ủng hộ của tòa án để tiến hành một vụ kiện gian lận nhằm vào bộ ba Standard&Poor’s, Moody’s và Fitch. Các tổ chức này bị CalPERS cáo buộc là đã cung cấp những đánh giá sai lệch, khiến họ chịu thua lỗ. Trước đó, hàng chục vụ kiện nhằm vào Standard&Poor’s đã bị chặn lại.
Trong dự luật cải tổ ngành tài chính Mỹ mà Tổng thống Barack Obama ký thành luật hôm 21/7 vừa qua, việc tăng cường giám sát các hãng định mức tín nhiệm là một nội dung quan trọng. Trong phần các điều khoản có hiệu lực ngay lập tức, đạo luật dài 2.300 trang này quy định, các nhà đầu tư được phép kiện các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Standard&Poor’s, Moody’s và Fitch nếu như các tổ chức này bất cẩn trong việc kiểm soát các thông tin khi đưa ra một xếp hạng tín nhiệm nào đó.
Cuộc khủng hoảng nợ công nổ ra ở châu Âu cũng khiến các nhà chức trách của châu lục này mất niềm tin vào các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Trên thực tế, trái phiếu của Hy Lạp từ lâu luôn trong hạng đầu tư, dù nợ công của Athens chất cao như núi và thâm hụt ngân sách ở mức khổng lồ. Sau đó, khi khủng hoảng nổ ra, định mức tín nhiệm nợ của Hy Lạp lại đánh tụt rất nhanh, khiến giới đầu tư hoảng hồn, bán ồ ạt số trái phiếu đã mua trước đó và dè dặt với những đợt phát hành sau của Athens.
Điều này đã khiến các nhà chức trách châu Âu cảm thấy bất bình. Theo hãng tin BBC, dự kiến, từ tháng 12 năm nay, Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ áp dụng quy định mới yêu cầu “bộ ba” xếp hạng của Mỹ phải đưa ra cơ sở chi tiết cho việc xếp hạng và lý giải vì sao họ nâng hay hạ bậc tín nhiệm trái phiếu của một quốc gia. Đầu tháng 6 vừa qua, EC đã thông báo việc thành lập một tổ chức mới mang tên Cơ quan Chứng khoán và thị trường châu Âu (ESMA) nhằm giám sát các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
Hai luồng ý kiến
Trở lại với việc Fitch giảm điểm tín nhiệm của Việt Nam hôm 29/7. Động thái này của Fitch đã nhận được sự đánh giá rất khác nhau từ nhiều phía.
Một mặt, nhiều chuyên gia cho rằng, cách đánh giá của Fitch đối với tình hình tài chính của Việt Nam là quá bi quan. “Chúng tôi ngạc nhiên với quyết định của Fitch. Chúng tôi nhận thấy, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian gần đây rất tích cực”, Giám đốc ADB tại Việt Nam, ông Ayumi Konishi, nói với Reuters.
Cùng quan điểm này, chuyên gia kinh tế của Standard Chartered tại Singapore, ông Tai Hui, cho rằng: "Dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam trên thực tế đã cải thiện đáng kể trong 6 tháng đầu năm. Tình trạng thâm hụt thương mại cũng đang được kiểm soát. Do vậy, tôi cho là không nên quan ngại về dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam và càng không lo ngại về tình trạng nợ nước ngoài của Việt Nam".
Trong khi đó, theo ông Matt Hildebrandt, một chuyên gia kinh tế của JP Morgan Chase ở Singapore, cách đánh giá của Fitch đối với Việt Nam là xác đáng. Reuters cho biết, theo các chuyên gia kinh tế, với việc Fitch giảm điểm tín nhiệm của Việt Nam, các hãng xếp hạng tín nhiệm khác sắp tới cũng sẽ có động thái tương tự.
Theo thông tin trên website của Standard&Poor’s, kể từ ngày 7/9/2006 tới nay, hãng định mức tín nhiệm này vẫn chưa thay đổi xếp hạng tín nhiệm nợ ngoại tệ dài hạn BB của Việt Nam. Trong khi đó, lần gần đây nhất Moody's điều chỉnh điểm tín nhiệm của Việt Nam là vào tháng 1/2010.